Prolactin máu thấp cảnh báo điều gì?

Prolactin được biết đến là hormon giúp kích thích tuyến vú tiết sữa sau khi sinh ở người phụ nữ. Tuy nhiên, hormon này có ở cả nam và nữ, nồng độ prolactin thấp có thể là biểu hiện của suy tuyến yên.

1. Prolactin là gì?

Prolactin là hormon được sản xuất tại thuỳ trước tuyến yên, tại đây prolactin được lưu trữ và sau đó được giải phóng vào máu. Prolactin cũng được sản xuất trong tử cung, tế bào miễn dịch, não, vú, tuyến tiền liệt, da và mô mỡ. Tên gọi của hormon này bắt nguồn từ thuật ngữ “lactation” có nghĩa là sản xuất sữa. Cơ quan đích của prolactin là tuyến vú có vai trò thúc đẩy sự phát triển, biệt hóa tuyến vú và kích thích tuyến vú tiết sữa sau khi sinh.

Một trong những chất điều hòa chính của việc sản xuất prolactin từ tuyến yên là hormone gọi là dopamine, được sản xuất bởi vùng dưới đồi. Dopamine hạn chế sản xuất prolactin, do đó càng có nhiều dopamine, prolactin càng ít được giải phóng. Estrogen là một chất điều hòa chính khác của prolactin và đã được chứng minh là làm tăng sản xuất và bài tiết prolactin từ tuyến yên. Ngoài dopamine và estrogen, toàn bộ các loại hormone khác có thể làm tăng và giảm lượng prolactin được giải phóng trong cơ thể, ví dụ như hormone giải phóng thyrotropin, oxytocin và hormone chống lợi tiểu.

Đối với hầu hết đàn ông và phụ nữ không mang thai hoặc cho con bú, chỉ có mức độ prolactin thấp trong cơ thể. Các bác sĩ đo nồng độ hormon tính bằng nanogam trên mililit (ng / mL).

Mức bình thường là:

  • Nữ: dưới 25 ng / mL.
  • Nam: dưới 17 ng / mL.

Nồng độ prolactin trong máu tăng lên trong một số tình trạng sinh lý bình thường như: Sau bữa ăn nhiều thịt, sau giao hợp, kích thích núm vú, sau tập thể dục hoặc khi bị căng thẳng (stress), ở phụ nữ mang thai và cho con bú.

2. Prolactin máu thấp cảnh báo điều gì?

Nồng độ prolactin bị rối loạn có thể gặp trong các trường hợp phụ nữ gặp vấn đề ở buồng trứng, hội chứng trao đổi chất, lo âu cũng như rối loạn chức năng cương dương, xuất tinh sớm, ít tinh bào (oligozoospermia), suy nhược tinh trùng (asthenospermia), giảm chức năng túi tinh và suy giảm ở nam giới. Các bác sĩ ngành xét nghiệm y học cho biết rằng các đặc điểm tinh trùng thường có thể được phục hồi khi nồng độ prolactin được điều trị trở về giá trị bình thường ở nam giới bị giảm prolactin máu.

  • Lượng prolactin trong máu thấp hơn bình thường có thể là biểu hiện của suy tuyến yên.

Lượng prolactin trong máu thấp hơn bình thường có thể là biểu hiện của suy tuyến yên
Lượng prolactin trong máu thấp hơn bình thường có thể là biểu hiện của suy tuyến yên

  • Một số loại thuốc cũng có thể gây ra sự giảm mức độ prolactin trong máu như dopamine, levodopa hoặc các dẫn xuất alkaloid nấm cựa gà (ergot).

3. Xét nghiệm prolactin

Xét nghiệm prolactin là kỹ thuật đơn giản, giúp đo lượng hormone prolactin trong máu để kiểm tra xem mức độ prolactin quá thấp hay quá cao.

Một bác sĩ có thể đề nghị kiểm tra mức độ prolactin nếu ai đó:

  • Biểu hiện triệu chứng của khối u sản xuất thừa prolactin
  • Xét nghiệm prolactin được chỉ định cùng với các xét nghiệm hormone khác như hormone tăng trưởng: loại trừ các bệnh lý tuyến yên hoặc vùng dưới đồi
  • Theo dõi bệnh nhân đang điều trị với một số thuốc có thể ảnh hưởng đến sự sản xuất dopamine - một hormon ức chế sự bài tiết prolactin
  • Ở nam giới để kiểm tra rối loạn chức năng tinh hoàn, có mức testosterone thấp, rối loạn chức năng cương dương
  • Ở phụ nữ có vấn đề về vô sinh, chu kỳ kinh nguyệt không đều và suy giáp, tăng tiết sữa khi không mang thai hoặc cho con bú

Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec là một trong những bệnh viện không những đảm bảo chất lượng chuyên môn với đội ngũ y bác sĩ, hệ thống trang thiết bị công nghệ hiện đại mà còn nổi bật với dịch vụ khám, tư vấn và chữa bệnh toàn diện, chuyên nghiệp; không gian khám chữa bệnh văn minh, lịch sự, an toàn và tiệt trùng tối đa. Khách hàng khi chọn thực hiện các xét nghiệm tại đây có thể hoàn toàn yên tâm về độ chính xác của kết quả xét nghiệm.

Khách hàng có thể trực tiếp đến hệ thống Y tế Vinmec trên toàn quốc để thăm khám hoặc liên hệ hotline tại đây để được hỗ trợ.

XEM THÊM:

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe