Probiotic có tốt cho não của bạn?

Cơ thể là nơi cư trú khoảng 40 nghìn tỷ vi khuẩn, hầu hết trong số đó ở ruột và không gây bất kỳ vấn đề sức khỏe nào. Trên thực tế, các nhà khoa học đã bắt đầu nhận ra rằng một số vi khuẩn này rất cần thiết cho sức khỏe thể chất. Hơn nữa, các nghiên cứu gần đây đã phát hiện thấy những vi khuẩn này còn có thể có lợi cho não và sức khỏe tinh thần.

1. Probiotic là gì?

Probiotic là các sinh vật sống, thường là vi khuẩn. Khi tiêu thụ đủ chúng, thì chúng sẽ mang lại lợi ích sức khỏe. Probiotic là các sinh vật có nguồn gốc từ “Cuộc sống tiến hoá”, từ “probiotic-chế phẩm sinh học” có nguồn từ các từ “pro” trong tiếng Latin có nghĩa là thúc đẩy và “biotic”: có nghĩa là sự sống.

Điều quan trọng là đối với một loài vi khuẩn được gọi là “Chế phẩm sinh học” thì nó phải có nhiều bằng chứng khoa học đằng sau nó để có thể chứng minh được một số lợi ích về sức khoẻ của nó.

Các công ty dược phẩm và thực phẩm bắt đầu gọi một vài vi khuẩn là “probiotic” ngay cả khi chúng không bằng chứng khoa học là có lợi ích cho sức khỏe. Điều này khiến Cơ quan An toàn Thực phẩm Châu Âu (ESA) cấm từ “probiotic” đối với tất cả các loại thực phẩm trong Liên minh Châu Âu.

Tuy nhiên, có rất nhiều bằng chứng khoa học mới cho thấy một số loài vi khuẩn có lợi ích thực sự cho sức khỏe. Nghiên cứu gần đây cho thấy rằng probiotic có thể mang lại lợi ích cho người mắc một số bệnh nhất định, bao gồm bệnh chàm, viêm da, hội chứng ruột kích thích (IBS), tăng mức cholesterolbệnh gan.

Hầu hết các chế phẩm sinh học - probiotic đều thuộc về một trong hai loại vi khuẩn là LactobacillusBifidobacteria. Có nhiều loài và chủng vi khuẩn khác nhau trong các nhóm này. Và chúng có thể có tác dụng khác nhau trên cơ thể.

2. Sự liên kết giữa ruột và não

Ruột và não được kết nối vật lý và hoá học. Những thay đổi trong ruột có thể ảnh hưởng đến não. Dây thần kinh phế vị - là một dây thần kinh lớn trong hệ thống thần kinh trung ương sẽ gửi tín hiệu giữa ruột và não. Não và ruột cũng được truyền thông tin qua các vi khuẩn đường ruột, nơi tạo ra các phân tử mang thông tin đến não.

Ước tính có khoảng 30 nghìn tỷ tế bào người và 40 nghìn tỷ tế bào vi khuẩn. Điều này có nghĩa là, theo số lượng tế bạn thì cơ thể sẽ có nhiều vi khuẩn hơn. Phần lớn các vi khuẩn này cư trú trong ruột. Chính vì thế chúng sẽ tiếp xúc trực tiếp với các tế bào lót ruột và có thể đi vào trong cơ thể.

Nhiều vi khuẩn khác sống cùng với vi khuẩn đường ruột bao gồm cả nấm men và nấm. Các vi khuẩn này được gọi là microbiota ruột hoặc microbiome ruột. Mỗi vi khuẩn này có thể tạo ra các chất khác nhau gây tác động đến não. Vi khuẩn bao gồm acid béo chuỗi ngắn, chất dẫn truyền thần kinh và acid amin.

Vi khuẩn đường ruột cũng có thể tác động đến não và hệ thần kinh trung ương bằng cách kiểm soát tình trạng viêm và sản xuất hormone.


Vi khuẩn đường ruột cũng có thể tác động đến não và hệ thần kinh trung ương
Vi khuẩn đường ruột cũng có thể tác động đến não và hệ thần kinh trung ương

3. Sự thay đổi hệ vi sinh vật đường ruột và một số bệnh liên quan

Rối loạn chức năng đường ruột để chỉ khi ruột và vi khuẩn đường ruột ở trong trình trạng bị bệnh. Điều này có thể là do sự hiện diện của vi khuẩn gây bệnh đồng thời có thể dẫn đến viêm mãn tính.

Các nhà nghiên cứu đã xác định chứng rối loạn chức năng đường ruột ở những người mắc bệnh như: béo phì, bệnh tim, đái tháo đường type 2, ... Một nghiên cứu gần đây nhất cho thấy rằng một số chế phẩm sinh học-probiotic có thể khôi phục microbiota trở về trạng thái khỏe mạnh và giảm các triệu chứng của bệnh với các tình trạng sức khoẻ khác nhau.

Không những thế các nghiên cứu cũng đã chỉ ra rằng những người có tình trạng sức khỏe về tâm thần cũng có một hệ vi sinh vật thay đổi. Tuy nhiên, nó vẫn chưa được nghiên cứu rõ ràng về các điều kiện gây ra tình trạng này hoặc nếu có thì có thể là do ảnh hưởng của các yếu tố như chế độ ăn uống và lối sống.

Ruột và não được kết nối và vi khuẩn đường ruột sẽ tạo ra các chất có thể tác động đến bão, nên men vi sinh vật có thể có lợi cho não và sức khỏe tinh thần. Probiotic có lợi cho sức khỏe tâm thần đã được gọi là psycho-biotics.

Một số nghiên cứu gần đây đã tiến hành điều tra về mối quan hệ này và chủ yếu tiến hành trên động vật. Tuy nhiên, một số ít đã cho thấy kết quả khá thú vị ở người.

4. Probiotic có thể cải thiện sức khỏe tâm thần

Căng thẳng và lo lắng ngày càng phổ biến và trầm cảm là một trong những vấn đề sức khỏe tâm thần chính trên toàn cầu. Một số các rối loạn về sức khỏe tâm thần đặc biệt là căng thẳng và lo âu có liên quan đến nồng độ cortisol trong máu cao - là hormone gây căng thẳng.

Một số nghiên cứu đã xem xét xem làm thế nào mà men vi sinh ảnh hưởng đến những người bị trầm cảm được chẩn đoán lâm sàng. Nghiên cứu đã cho thấy khi sử dụng hỗn hợp ba chủng của LactobacillusBifidobacteria trong 8 tuần có thể giúp giảm đáng kể các triệu chứng trầm cảm đồng thời còn giúp giảm mức độ viêm.

Một số nghiên cứu khác đã tiến hành kiểm tra xem chế phẩm sinh học tác động như thế nào đến các triệu chứng trầm cảm ở những người không được chẩn đoán lâm sàng, bao gồm triệu chứng lo âu, triệu chứng trầm cảm, tâm lý đau khổ, học tập căng thẳng...


Một nghiên cứu đã cho thấy khi sử dụng hỗn hợp ba chủng của Lactobacillus và Bifidobacteria trong 8 tuần có thể giúp giảm đáng kể các triệu chứng trầm cảm
Một nghiên cứu đã cho thấy khi sử dụng hỗn hợp ba chủng của Lactobacillus và Bifidobacteria trong 8 tuần có thể giúp giảm đáng kể các triệu chứng trầm cảm

5. Probiotic có thể làm giảm hội chứng ruột kích thích

Hội chứng ruột kích thích (IBS) có liên quan trực tiếp đến chức năng của đại tràng, nhưng một số nhà nghiên cứu tin rằng đó là một rối loạn tâm lý. Lo lắng và trầm cảm là tình trạng phổ biến ở những người bị hội chứng ruột kích thích. Đồng thời, những người có hội chứng ruột kích thích cũng có xu hướng thay đổi microbiota.

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng một số chế phẩm sinh học - probiotic nhất định có thể có tác dụng làm giảm các triệu chứng của hội chứng ruột kích thích, bao gồm đau và đầy hơi. Do đó, những nghiên cứu này cho thấy chế phẩm sinh học có liên quan đến sức khỏe tiêu hóa.

6. Probiotic có thể giúp tăng cường tâm trạng

Ở những người có hoặc không có tình trạng sức khỏe tâm thần thì một số chế phẩm sinh học có thể giúp cải thiện tâm trạng. Một nghiên cứu được thực hiện bằng cách cho tất cả những người tham gia sử dụng một hỗn hợp men vi sinh chứa tám chủng của LactobacillusBifidobacteria khác nhau mỗi ngày và kéo dài trong 4 tuần.

Kết quả nghiên cứu cho thấy việc bổ sung các probiotic này có tác dụng làm giảm suy nghĩ tiêu cực của người tham gia liên quan đến tâm trạng buồn bã.

Một nghiên cứu khác cũng báo cáo rằng việc tiêu thụ một số loại sữa có chứa vi khuẩn có tên là Lactobacillus casei trong 3 tuần đã cho kết quả cải thiện tâm trạng ở những người có tâm trạng xấu nhất trước khi điều trị.

Một điều khá thú vị là các nghiên cứu này cũng cho thấy rằng những người tham gia bài kiểm tra trí nhớ sau khi uống chế phẩm sinh học - probiotic có điểm thấp hơn. Do đó, cần nhiều nghiên cứu cụ thể hơn trong tương lai để có bằng chứng khoa học xác nhận những kết quả này.


việc bổ sung các probiotic này có tác dụng làm giảm suy nghĩ tiêu cực
việc bổ sung các probiotic này có tác dụng làm giảm suy nghĩ tiêu cực

7. Probiotic có thể giúp cải thiện sau chấn thương sọ não

Khi bị chấn thương sọ não, người bệnh có thể cần phải ở trong một đơn vị chăm sóc tích cực. Tại đây, các bác sĩ có thể giúp họ ăn và thở qua ống. Điều này có thể dẫn đến tình trạng làm tăng nguy cơ nhiễm trùng. Hơn nữa, nhiễm trùng ở những người bị chấn thương sọ não có thể dẫn đến các biến chứng nặng hơn.

Một vài nghiên cứu gần đây đã phát hiện ra rằng việc bổ sung một số chế phẩm sinh học nhất định vào thực phẩm được sử dụng cho bệnh nhân ăn qua sonde có thể làm giảm số ca nhiễm trùng và rút ngắn thời gian điều trị của người bệnh ở phòng chăm sóc đặc biệt. Probiotic có thể có những tác dụng này do lợi ích của chúng đối với hệ thống miễn dịch.

8. Những lợi ích khác của men vi sinh đối với não

Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng chế phẩm sinh học có thể có những lợi ích khác đối với não.

Minh chứng cụ thể là nghiên cứu tiến hành sử dụng hỗn hợp Bifidobacteria, Streptococcus, Lactobacillus và Lactococcus cho những đối tượng nghiên cứu thuộc về giống cái khỏe mạnh đã uống hỗn hợp này hai lần mỗi ngày và kéo dài trong 4 tuần. Kết quả nghiên cứu cho thấy chúng đã ảnh hưởng đến các vùng não kiểm soát cảm xúc và cảm giác.

Các nghiên cứu khác đã chỉ ra rằng chế phẩm sinh học - probiotic cụ thể có thể làm giảm một số triệu chứng của bệnh đa xơ cứngtâm thần phân liệt, nhưng cần nhiều nghiên cứu chuyên sâu hơn để làm rõ những vấn đề này.


Một số nghiên cứu chỉ ra rằng, probiotic có thể làm giảm một số triệu chứng của tâm thần phân liệt
Một số nghiên cứu chỉ ra rằng, probiotic có thể làm giảm một số triệu chứng của tâm thần phân liệt

9. Sử dụng probiotic cho não

Hiện tại, vẫn chưa có đủ bằng chứng cho thấy rằng chế phẩm sinh học - probiotic chắc chắn có lợi cho não. Điều này có nghĩa là các bác sĩ không thể coi men vi sinh là phương pháp điều trị tốt nhất cho bất kỳ rối loạn nào liên quan đến não.

Hiện tại, mới chỉ có những bằng chứng tốt cho thấy probiotic có lợi cho sức khỏe ở các tình trạng khác bao gồm sức khỏe tim mạch, rối loạn tiêu hóa, bệnh chàm và bệnh viêm da.

Còn với não thì mới chỉ có bằng chứng khoa học chỉ ra mối liên quan rõ ràng giữa ruột và nào. Nhưng vẫn cần thêm nhiều nghiên cứu nữa để làm sáng tỏ mối quan hệ này. Đây chính là một lĩnh vực nghiên cứu công đồng khác thú vị đang phát triển nhanh chóng.

Hầu hết mọi người để có thể có được một hệ vi sinh vật đường ruột khỏe mạnh bằng cách tuân theo chế độ ăn uống và lối sống lành mạnh. Một số thực phẩm có thể chứa vi khuẩn có lợi, bao gồm: sữa chua chứa men vi sinh, dưa cải bắp chưa tiệt trùng, rượu kefir, kim chi,...

Trong trường hợp cần thiết, có thể bổ sung men vi sinh có thể giúp cơ thể tăng các loại vi khuẩn có lợi trong ruột. Nói chung, uống men vi sinh khá an toàn và gây ít tác dụng phụ.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết tham khảo nguồn: healthline.com

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe