Phòng tránh cảm cúm trong suốt thai kỳ

Cảm cúm luôn khiến cho người bệnh cảm thấy khó chịu và ảnh hưởng khá nhiều tới công việc, sinh hoạt. Bệnh có thể có diễn tiến nặng hơn đối với những phụ nữ mang thai, dẫn đến các biến chứng như viêm phổi và tăng nguy cơ sinh non.

1. Một số biện pháp phòng ngừa bệnh cúm

Bạn nên tiêm phòng cúm

Mùa cúm có thể bắt đầu sớm nhất là vào tháng 10 và kéo dài vào cuối tháng 5. Tháng 10 hoặc tháng 11 là thời điểm tốt nhất để tiêm chủng ngừa cúm. Tiêm vắc xin sẽ bảo vệ cả bạn và em bé khỏi bị cúm trong 6 tháng khi bạn sinh con. Điều này đặc biệt quan trọng vì mũi tiêm phòng cúm không an toàn cho trẻ nhỏ dưới 6 tháng tuổi.

Nếu mẹ bầu tiếp xúc với người bị cúm thì có thể dùng thuốc kháng virus như biện pháp để phòng ngừa cúm. Hiện nay chưa có thuốc chủng ngừa cho bệnh cảm cúm thông thường. Cách ngăn ngừa cúm là tiêm phòng cúm. Việc chủng ngừa bệnh cúm là an toàn trong bất kỳ giai đoạn mang thai nào từ vài tuần đầu tiên cho đến ngày dự sinh.

Không tiếp xúc với nguy cơ lây nhiễm cúm

Các virus gây cảm cúm có thể lây lan qua không khí khi một ai đó bị bệnh ho, hắt hơi hoặc nói chuyện. Ngoài ra nó cũng lây lan bằng tay khi sử dụng chung đồ dùng với người bị nhiễm bệnh, sau đó mẹ chạm vào mũi, miệng hoặc mắt của mình.

Vì cảm cúm lan truyền dễ dàng, việc ngăn ngừa tốt nhất là tránh xa bất cứ ai có triệu chứng cảm cúm. Để tránh bị nhiễm virus gây cảm cúm khi mang thai, bạn nên rửa tay thường xuyên bằng xà phòng và nước ấm, hoặc sử dụng chất rửa tay có chất cồn, tránh chạm mũi, mắt và miệng.

Điều quan trọng nhất để ngăn ngừa virus gây cúm là áp dụng thói quen lành mạnh đảm bảo ngủ đủ giấc, ăn nhiều trái cây và rau củ quả, thường xuyên luyện tập thể dục thể thao để nâng cao thể trạng và sức đề kháng.

2. Thuốc ngừa cảm cúm có an toàn cho mẹ bầu không?


Thuốc ngừa cảm cúm có an toàn cho mẹ bầu không?
Thuốc ngừa cảm cúm có an toàn cho mẹ bầu không?

Bạn có thể sẽ cảm thấy mệt mỏi và đau cơ sau khi tiêm chủng ngừa cúm vì hệ thống miễn dịch của cơ thể bạn đang phản ứng với vắc xin. Trong thời gian cho con bú, bạn vẫn có thể tiêm phòng cúm. Điều này sẽ không gây bất cứ tác động nào tới bạn hay em bé.

Phụ nữ mang thai không nên sử dụng vắc xin phòng cúm dạng xịt chẳng hạn như vắc xin Mist bởi theo các cuộc nghiên cứu gần đây cho thấy vắc xin này không hiệu quả và không có sự đảm bảo an toàn trong thai kỳ.

Bác sĩ sẽ kê cho bạn một số loại thuốc để điều trị cảm cúm như:

  • Khi bị sốt và đau có thể sử dụng Acetaminophen
  • Sử dụng xịt nước muối hoặc rửa mũi
  • Sử dụng thuốc thông mũi Pseudoephedrine, lưu ý nên tránh sử dụng trong ba tháng đầu của thai kỳ hoặc nếu bạn bị huyết áp cao

Bác sĩ sẽ kê cho bạn các loại thuốc theo toa mà bạn có thể sử dụng: baloxavir marboxil ( Xofluza), oseltamivir (tamiflu), peramivir (Rapivab) hoặc zanamivir ( Relenza) đối với những phụ nữ mang thai nghi ngờ bị cúm. Những loại thuốc này đã được kiểm chứng. Xofluza và oseltamivir có thể uống trực tiếp vì tính an toàn và hiệu quả của chúng cao.

3. Một số phương pháp điều trị cảm cúm tại nhà dành cho phụ nữ mang thai

Mẹ bầu có thể tự thực hiện một số biện pháp sau nhằm điều trị các triệu chứng do cúm gây ra như:

  • Sử dụng viên ngậm có đường hoặc mật ong để giảm đau họng và ho
  • Nên dành nhiều thời gian để nghỉ ngơi
  • Uống nhiều nước như nước lọc, nước trái cây, trà, không uống những thức uống có chứa caffeine
  • Đặt máy làm ẩm không khí trong phòng của bạn để cấp thêm độ ẩm trong phòng

4. Làm thế nào để ngăn ngừa cảm cúm?


Mẹ bầu nên thường xuyên rửa tay để ngăn ngừa cảm cúm
Mẹ bầu nên thường xuyên rửa tay để ngăn ngừa cảm cúm

Để tránh mắc bệnh cảm cúm khi mang thai, bạn nên:

  • Thường xuyên rửa tay
  • Tránh tiếp xúc nơi đông người
  • Tránh những người bị cảm cúm
  • Không nên chạm tay vào mắt, mũi, hoặc miệng của bạn vì virus thường lây lan khi bạn chạm vào bề mặt bị ô nhiễm, chúng sẽ xâm nhập vào cơ thể bạn và gây bệnh.

Bạn nên đến ngay cơ sở y tế để được điều trị nếu các triệu chứng của bệnh cảm cúm trở nặng như:

  • Bạn thấy khó thở
  • Các triệu chứng của cúm không được cải thiện hoặc có thể trở nên tồi tệ hơn sau 3 -4 ngày
  • Sau khi cảm thấy đỡ hơn, bạn có thể bắt đầu xuất hiện một số dấu hiệu nghiêm trọng hơn như đau bụng, nôn mửa, sốt cao, ớn lạnh, đau ngực hoặc ho kèm theo chất nhầy đặc màu vàng xanh.

Bệnh cúm thường là bệnh lành tính, nhưng cũng có thể xuất hiện biến chứng nặng nề và nguy hiểm, đặc biệt là đối với những thai phụ có bệnh lý mãn tính về tim mạch và hô hấp. Vì thế, mẹ bầu cần phải chú ý chăm sóc sức khỏe, đặc biệt là nên tiêm vắc xin phòng cúm để có một thai kỳ khỏe mạnh.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Nguồn tham khảo: Webmd.com

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe