Phẫu thuật tạo van chống trào ngược dạ dày – thực quản qua nội soi

Trào ngược dạ dày-thực quản là vấn đề sức khoẻ được chú ý trong cộng đồng. Nếu điều trị bệnh bằng thuốc thì chi phí cao và thời gian có thể kéo dài. Hiện nay, bệnh có thể điều trị bằng phẫu thuật đặc biệt là phẫu thuật nội soi mang lại hiệu quả cao. Đồng thời, người bệnh sau cuộc phẫu thuật nhanh chóng hồi phục và các chức năng của cơ thể hoạt động bình thường trở lại.

1. Trào ngược dạ dày-thực quản

Bệnh trào ngược dạ dày-thực quản (GERD) xảy ra khi acid dạ dày thường xuyên chảy ngược vào ống nối miệng và dạ dày (thực quản). Dung dịch acid này có thể gây kích ứng niêm mạc thực quản.Trào ngược dạ dày-thực quản xảy ra ít nhất hai lần một tuần hoặc nếu bệnh từ trung bình đến nặng có thể xảy ra ít nhất một lần một tuần. Bệnh xảy ra trong quá trình nuốt, một dải cơ tròn quanh đáy thực quản (cơ thắt thực quản) thư giãn để cho thức ăn và chất lỏng vào dạ dày. Sau đó cơ thắt và đóng lại. Nếu cơ thắt thư giãn bất thường hoặc hoạt động yếu, acid dạ dày có thể chảy ngược vào thực quản. Dung dịch acid này chảy ngược liên tục sẽ gây kích ứng niêm mạc thực quản và gây ra tình trạng viêm.


Trào ngược dạ dày - thực quản xảy ra do acid dạ dày chảy ngược vào ống nối miệng và thực quản
Trào ngược dạ dày - thực quản xảy ra do acid dạ dày chảy ngược vào ống nối miệng và thực quản

Bệnh trào ngược dạ dày-thực quản thường có các dấu hiệu phổ biến như:

  • Cảm giác nóng rát ở ngực (ợ nóng), thường xảy ra sau khi ăn, thậm chí tình trạng này còn trở nên tồi tệ hơn vào ban đêm.
  • Tức ngực
  • Khó nuốt
  • Không tiêu hoá được các thực phẩm chua
  • Cảm giác có một khối u trong cổ họng

Nếu bị tình trạng trào ngược dạ dày-thực quản vào ban đêm có thể sẽ gặp các triệu chứng như: ho mãn tính, viêm thanh quản, hen suyễn, giấc ngủ bị gián đoạn...

Bệnh trào ngược dạ dày-thực quản có thể được gây ra bởi các yếu tố như: béo phì, căng phần trên của dạ dày lệ thành cơ hoành, rối loạn mô liên kết (xơ cứng bì). Ngoài ra, còn có một số yếu tố có thể làm cho bệnh trở nên trầm trọng hơn như hút thuốc, ăn khuya, uống rượu hoặc cà phê và dùng một số loại thuốc (aspirin).

Trào ngược dạ dày-thực quản có thể gây ra viêm mãn tính nếu để tình trạng bệnh kéo dài. Đồng thời gây ra các biến chứng như thu hẹp thực quản - là tổn thương thực quản dưới từ acid dạ dày khiến mô sẹo hình thành. Các mô sẹo sẽ thu hẹp đường dẫn thức ăn dẫn đến gặp khó khăn khi nuốt, hoặc gây loét thực quản - là acid dạ dày có thể làm mòn mô ở thực quản khiến hình thành các vết thương hở, thậm chí cơ thể gây đau và chảy máu. Hoặc tiền ung thư thực quản - tổn thương từ acid gây ra những thay đổi trong mô lót thực quản dưới và làm tăng nguy cơ ung thư thực quản.

2. Phẫu thuật tạo van chống trào ngược dạ dày-thực quản

Phẫu thuật chống trào ngược dạ dày-thực quản không chỉ đơn thuần là để điều trị trào ngược dạ dày thực quản mà còn được sử dụng phối hợp cho phẫu thuật mở cơ thực quản tâm vị chữa bệnh co thắt tâm vị. Nhờ đó có thể ngăn ngừa hiện tượng trào ngược tái phát.


Phẫu thuật tạo van chống trào ngược dạ dày còn được sử dụng phối hợp chữa bệnh co thắt tâm vị
Phẫu thuật tạo van chống trào ngược dạ dày còn được sử dụng phối hợp chữa bệnh co thắt tâm vị

Quy trình phẫu thuật nội soi điều trị trào ngược dạ dày-thực quản:

  • Trước phẫu thuật: Người bệnh được kiểm tra toàn bộ bằng các xét nghiệm cơ bản, xquang, siêu âm ổ bụng, nội soi viêm thực quản, uống kháng sinh dự phòng trước mổ,..
  • Phẫu thuật: Bác sĩ tiến hành đặt trocar. Sau đó, tạo khoảng trống sau thực quản và tiến hành phẫu tích tỉ mỉ. Rồi tiếp tục mở rộng khoang sau thực quản lên trên và xuống dưới cho tới khi tạo được đường hầm để tạo van.
  • Tạo van chống trào ngược dạ dày thực quản: sử dụng phương pháp Nissen-Rossetti để tạo van toàn bộ chống trào ngược.
  • Sau phẫu thuật: Nên kiểm tra lại toàn bộ xem có chảy máu hay biến chứng nào khác không, tháo hơi ở các lỗ trocar.

Một số tai biến có thể xảy ra trong và sau phẫu thuật:

  • Chảy máu là tình trạng thường hay gặp trong quá trình mổ. Bởi vì nguồn chảy có thể là do vết cắt mạch vị ngắn hay tạo đường hầm sau thực quản. Cần xác định rõ nguyên nhân để có thể cầm máu kịp thời.
  • Thủng màng phổi trái khi làm đường hầm.
  • Viêm phúc mạc do thủng thực quản hay phình vị dạ dày do phẫu tích. Tuy nhiên biến chứng này rất hiếm gặp
  • Hẹp thực quản do van được tạo ra quá chặt. Tình trạng này thường do hẹp tạm thời do viêm hoặc phù nề sau mổ. Có thể xử trí bằng cách sử dụng thuốc chống viêm, phù nề. Nhưng nếu tình trạng hẹp lâu có thể phải nong qua đường nội soi.
  • Viêm thực quản trào ngược có thể tái phát do van chặn quá rộng. Tình trạng này thường xảy ra sau thời gian dài được phẫu thuật. Để khắc phục tình trạng này có thể điều trị nội khoa. Tuy nhiên, nếu bệnh không đỡ thì cần phải tiến hành phẫu thuật lại.

video đề xuất:

Khám sức khỏe định kỳ tại Vinmec: Bảo vệ bạn trước khi quá muộn!

XEM THÊM:

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe