Phẫu thuật nội soi lấy máu đông màng phổi

Máu đông màng phổi là tình trạng tạo lập huyết khối đóng thành bánh máu đông, tích tụ trong khoang màng phổi. Phẫu thuật nội soi lấy máu đông màng phổi là thủ thuật chính được thực hiện nhằm loại bỏ hoàn toàn máu đông màng phổi.

1. 1. Phẫu thuật nội soi lấy máu đông màng phổi là gì?

Máu đông màng phổi là tình trạng tạo lập huyết khối đóng thành bánh máu đông, tích tụ trong khoang màng phổi. Tràn máu màng phổi có thể sẽ diễn tiến thành máu đông màng phổi. Phẫu thuật nội soi lấy máu đông màng phổi là thủ thuật chính được thực hiện nhằm loại bỏ hoàn toàn máu đông màng phổi, thám sát cầm máu, tưới rửa, để phổi nở tốt và ngăn ngừa di chứng dày dính màng phổi.

2. Chỉ định và chống chỉ định phẫu thuật nội soi lấy máu đông màng phổi

Chỉ định phẫu thuật nội soi lấy máu đông màng phổi khi:

  • Máu đông màng phổi tồn dư, dẫn lưu thất bại sau 24-72h nhưng còn máu đông, siêu âm có dịch fibrin, dẫn lưu màng phổi không hoạt động, hoặc không ra thêm.
  • Máu đông màng phổi bội nhiễm
  • Tràn máu màng phổi sau chấn thương đến muộn sau 5-7 ngày.
  • Máu đông trong khoang màng phổi lượng vừa trở lên, hoặc đóng vách, khu trú.

Chống chỉ định phẫu thuật nội soi lấy máu đông màng phổi khi:


Bệnh nhân rối loạn đông máu có chống chỉ định phẫu thuật nội soi
Bệnh nhân rối loạn đông máu có chống chỉ định phẫu thuật nội soi

3. Các bước thực hiện phẫu thuật nội soi lấy máu đông màng phổi

Bước 1: Chuẩn bị máy thở, hệ thống hút áp lực âm liên tục... đáp ứng được yêu cầu của phẫu thuật lồng ngực và mạch máu; Monitor theo dõi huyết áp động mạch, huyết áp tĩnh mạch, bão hòa oxy, nhịp thở, điện tim; dàn máy nội soi; dụng cụ phẫu thuật nội soi; dụng cụ của phẫu thuật lồng ngực để chuyển mổ mở khi cần; bàn mổ, dao điện, hệ thống đèn chiếu sáng đủ tiêu chuẩn cho phẫu thuật lồng ngực.

Bước 2: Làm xẹp phổi bên bệnh bằng cách phân lập phổi bằng nội phế quản.

Bước 3: Đặt trocar. Lỗ đặt camera tốt nhất là ở LS 7-8, đường nách sau, nơi đặt các trocar còn lại phải tạo với lỗ camera 1 hình tam giác, nằm trên đường mở ngực dự kiến, và lỗ thấp nhất sẽ dành để đặt ống dẫn lưu

Bước 4: Hút sạch máu đông màng phổi và phá vỡ dây dính rồi thám sát phổi, trung thất, thành ngực, cơ hoành, lỗ vào của vết thương... để xử trí, cầm máu. Tiếp đó, bóp bóng giúp phổi nở tối đa, kiểm tra các chỗ xì khí.

Bước 5: Rửa sạch trước khi đóng ngực.

Bước 6: Đặt ống dẫn lưu kín, để thoát dịch và tạo lập lại áp lực âm sinh lý trong khoang màng phổi.

4. Theo dõi và xử trí tai biến sau phẫu thuật nội soi lấy máu đông màng phổi


Sau phẫu thuật bệnh nhân cần được theo dõi tình trạng chảy máu, giảm đau, hút đờm dãi, hô hấp tích cực cũng như tập thổi bình
Sau phẫu thuật bệnh nhân cần được theo dõi tình trạng chảy máu, giảm đau, hút đờm dãi, hô hấp tích cực cũng như tập thổi bình

Theo dõi sau phẫu thuật nội soi lấy máu đông màng phổi:

  • Theo dõi tình trạng chảy máu
  • Giảm đau, hút đờm dãi
  • Hô hấp tích cực
  • Tập thổi bình giúp phổi nở dần

Xử trí tai biến sau phẫu thuật nội soi lấy máu đông màng phổi:

  • Nếu máu ra nhiều >1000ml hoặc >200ml/giờ trong 2-3 giờ, phải mổ nội soi hoặc mở ngực cầm máu.
  • Phát hiện sớm nếu xẹp phổi, suy hô hấp để cho người bệnh tập thở, vỗ rung, long đờm.
Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe