Phẫu thuật ghép dây thần kinh số 7

Những bệnh nhân bị tổn thương dây thần kinh mặt (dây thần kinh số 7)- gồm liệt mặt trung ương hay liệt mặt ngoại biên đều dẫn đến bị yếu đi những cơ biểu cảm trên mặt. Phẫu thuật ghép dây thần kinh số 7 là một trong những giải pháp phổ biến nhất hiện nay để điều trị tình trạng này.

1.Chức năng chính của dây thần kinh số 7 là gì?

Dây thần kinh sọ số 7 hay còn được gọi là dây thần kinh mặt, có chức năng chính là vận động (nhưng ngoài ra còn có một số sợi cảm giác đi từ ống tai ngoài, một số sợi có nhiệm vụ kiểm soát tiết nước bọt và những sợi vị giác đi từ phần lưỡi phía trước - sẽ thuộc nhanh thừng nhĩ).

Ngoài ra, dây thần kinh mặt cũng phân nhánh đến cơ bàn đạp (vì vậy tổn thương toàn bộ dây thần kinh số 7 làm thay đổi sự tinh tế và nhạy cảm của thính giác ở bên sẽ bị ảnh hưởng).

2. Những nguyên nhân gây liệt dây thần kinh số 7

Tổn thương của dây thần kinh số 7 có thể gây liệt nửa mặt, xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, ví dụ như chấn thương vỡ nền sọ, hoặc vỡ xương đã làm đứt hay giập nát, chèn ép thần kinh, ngoài ra cũng có thể là hậu quả do những ca phẫu thuật mổ tai giữa vào trong mê đạo, phẫu thuật lấy u trong dây thần kinh số 7.

Ngoài ra, các phẫu thuật vào khớp thái dương hàm, mổ để tiến hành dẫn lưu mủ của vùng thái dương và gò má cũng trở thành các nguyên nhân gây tổn thương dây thần kinh số 7.

Một số nguyên nhân nội khoa dẫn đến liệt dây thần kinh số 7 là các viêm nhiễm vùng mang tai và dưới hàm, viêm tai giữa, những tai biến mạch máu não hoặc u não.


Tổn thương của dây thần kinh số 7 gây liệt nửa mặt
Tổn thương của dây thần kinh số 7 gây liệt nửa mặt

3. Những triệu chứng lâm sàng phổ biến

  • Ù tai: đây là một trong những triệu chứng khởi phát thường gặp nhất, bệnh nhân có cảm giác bị ù tai hoặc là nghe như đang có tiếng ve kêu trong đầu mình.
  • Xuất hiện tình trạng giảm thính lực dần dần và có thể mất hoàn toàn thính lực dẫn đến điếc, đa số các trường hợp thường bị điếc 1 bên tai.
  • Hội chứng tiền đình - tiểu não là một trong những triệu chứng điển hình của liệt dây thần kinh số 7 với biểu hiện là chóng mặt, bước đi không vững, mất thăng bằng,...
  • Hội chứng gia tăng áp lực nội sọ. Triệu chứng này thường xuất hiện khi u đã to và chèn ép lên não thất 4 gây nên giãn não thất, với biểu hiện đặc trưng là đau đầu, phù gai thị, buồn nôn.
  • Một số triệu chứng chèn ép dây thần kinh của sọ lân cận, ví dụ như: đau tê mặt vì chèn ép dây 5, bệnh nhân bị liệt nửa mặt ngoại vi vì bị chèn ép dây 7, xuất hiện tình trạng lác trong do chèn ép dây 6, nói chuyện khó nghe, nuối khó vì bị chèn ép dây thần kinh 9,...
  • Các bệnh nhân khi chuyển biến nặng, u lan rộng và chèn ép có thể dẫn đến bị liệt giường, rơi vào hôn mê, thậm chí là tử vong.

Hội chứng tiền đình là triệu chứng điển hình của liệt dây thần kinh số 7
Hội chứng tiền đình là triệu chứng điển hình của liệt dây thần kinh số 7

4. Phẫu thuật ghép dây thần kinh số 7

Đối với những trường hợp bệnh nhân bị tổn thương (đứt dây thần kinh, giập nát một đoạn), bác sĩ có thể sẽ tiến hành can thiệp đến vùng bị tổn thương. Có thể là gỡ dính hoặc thực hiện chèn ép, nối lại dây thần kinh theo kiểu tận-tận, hoặc là sử dụng một đoạn dây thần kinh điển hình trong để làm mảnh ghép giúp phục hồi sự dẫn truyền liên tục này.

Ngoài ra, chúng ta cũng có thể nối viễn đoạn dây thần kinh số 7 bên thương tổn với nhánh trung tâm của những dây thần kinh vận động khác. Dưới đây là một số phương pháp:

  • Nối ghép vào dây thần kinh 11: bằng cách tách đôi dây thần kinh 11 ra và cắt bỏ đi một nửa của dây thần kinh này, sau đó tiến hành nối tận- tận hoặc là nối ghép với phần đầu ngoại vi của dây thần kinh số 7 đang bị liệt.
  • Hoặc có thể tiến hành nối ghép dây thần kinh 9 với dây thần kinh 7 bằng cách làm tương tự.
  • Nối ghép phần đầu ngoại vi của dây thần kinh số 7 bị liệt với đầu trung tâm của phần dây thần kinh số 7 ở bên lành.

Tuy nhiên, đối với những phương pháp này sau khi bệnh nhân hồi phục thì dây thần kinh số 7 ở bên lành sẽ chỉ huy cho vận động cơ của cả bên đối diện. Thực tế cho thấy, việc phục hồi dẫn truyền thần kinh sau khi bệnh nhân phẫu thuật thành công lại đạt tỷ lệ không cao nên hiện nay ít được đưa vào sử dụng.

Thay vào đó, các trung tâm y tế đầu ngành thường sử dụng phương pháp ghép thần kinh bằng kỹ thuật vi phẫu để khắc phục nhược điểm của những phương pháp cũ. Phẫu thuật này sẽ vừa giúp có được cơ co kéo ở bên liệt mà vừa có thể độn tạo hình cho nửa mặt đang bị teo đét. Trong đó, phẫu thuật sẽ được chia thành 2 phần chính như sau:

  • Phần đầu: nối dây thần kinh bên lành sang phía bên bị bệnh với mục đích là dẫn truyền thần kinh sẽ có khả năng chi phối được cơ vừa gặp. Và phần này, có thể chuẩn bị trước dựa trên phẫu thuật xuyên mặt hoặc là tiến hành đồng thời với việc ghép cơ (nếu như vạt cơ có kèm với một dây thần kinh có khả năng chi phối đủ dài).
  • Cơ ghép có thể sử dụng là cơ thon, nhưng cũng có thể là cơ răng hay một phần của cơ cơ lưng to. Những cơ này được lấy kèm theo cuống mạch nuôi, được đặt dưới chân, chia thành những nhánh khác nhau và thay thế cho phần cơ chéo của gò má. Có thể tiến hành nối mạch nuôi bởi kỹ thuật vi phẫu với một đầu cơ sẽ được đính vào cơ của vòng môi.

Trong đó, thần kinh vận động cơ ghép sẽ được nối với dây thần kinh xuyên mặt trước, nên nếu sử dụng cơ răng hạt cơ lưng to thì cần lấy đoạn thần kinh tới 20 - 24cm, do đó sẽ không cần đặt trước cho đoạn thần kinh ghép.

Hiện nay, phẫu thuật ghép cơ - thần kinh để phục hồi chức năng cho dây thần kinh số 7 đang được đánh giá là một phương pháp mang lại hiệu quả cao. Đây là một phẫu thuật khó, đòi hỏi kiến thức chuyên môn cao từ bác sĩ phẫu thuật, do đó bạn nên đến thăm khám và điều trị tại những bệnh viện uy tín.

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe