Phẫu thuật áp xe ngoài màng tủy: Những điều cần biết

Áp xe ngoài màng tủy là căn bệnh do khối mủ nằm giữa khoang ngoài màng tủy và ống sống. Nguyên nhân dẫn đến bệnh là do nhiễm trùng như lao cột sống, nhiễm trùng sau phẫu thuật,... Bệnh nếu không được chẩn đoán và điều trị thì sẽ dẫn đến nguy cơ gây liệt và tàn phế vĩnh viễn.

1. Áp xe ngoài màng tủy nguy hiểm như thế nào?

Trên thế giới, áp xe ngoài màng tủy thuộc loại hiếm. Tuy nhiên ở Việt Nam, bệnh lý này khá phổ biến do tình hình bệnh lao đang có xu hướng tăng. Nguyên nhân gây bệnh là do các ổ nhiễm trùng ở xa hoặc các ổ nhiễm trùng gần kề như lao cột sống, nhiễm trùng sau các can thiệp vùng cột, áp xe cũng có thể do ổ nhiễm trùng từ nơi khác tới như sau nhiễm trùng,...

Tùy vị trí và mức độ chèn ép của khối áp xe mà biểu hiện liệt có thể ở hai chi dưới hoặc ở cả hai tay và chân với các mức độ từ nhẹ đến nặng như giảm cảm giác, giảm vận động cho đến mất vận động và mất cảm giác hoàn toàn.


Hình ảnh áp xe ngoài màng tủy trên phim CT
Hình ảnh áp xe ngoài màng tủy trên phim CT

Bên cạnh đó, người bệnh có thể bị rối loạn đại tiểu tiện, thậm chí rối loạn hô hấp và có thể dẫn đến tử vong. Nguyên nhân bệnh nhân bị liệt là do khối áp xe chèn ép trực tiếp vào tủy hay còn gọi là áp xe tủy não hoặc do nhiễm trùng gây ra tắc mạch làm thiếu máu vùng tủy, gây tổn thương tủy.

2. Phẫu thuật áp xe ngoài màng tủy

2.1. Chỉ định và chống chỉ định phẫu thuật áp xe ngoài màng tủy

  • Chỉ định phẫu thuật áp xe ngoài màng tủy khi: Điều trị nội khoa thất bại; tổn thương chèn ép trên 4 đốt sống; tổn thương lan rộng có triệu chứng liệt và giảm cảm giác;
  • Chống chỉ định phẫu thuật khi: Người bệnh rối loạn đông máu nặng, không đảm bảo gây mê.

Người bệnh rối loạn đông máu thuộc nhóm đối tượng chống chỉ định
Người bệnh rối loạn đông máu thuộc nhóm đối tượng chống chỉ định

2.2. Các bước phẫu thuật áp xe ngoài màng tủy

  • Bước 1: Chẩn đoán, xét nghiệm, đánh giá tình trạng bệnh nhân.
  • Bước 2: Chuẩn bị dụng cụ phẫu thuật, thuốc, dịch truyền...
  • Bước 3: Vô cảm người bệnh.
  • Bước 4: Tiến hành phẫu thuật: Rạch da đường giữa lưng đi qua vị trí ổ áp xe, sau đó tách cân cơ cạnh sống rồi mở cung sau tại vị trí ổ áp xe, bơm rửa nhiều nước và oxy già để hút tổ chức viêm, hoại tử, làm xét nghiệm vi sinh và đặt dẫn lưu vết mổ.
  • Bước 5: Đóng vết mổ và điều trị kháng sinh phổ rộng, phối hợp, bao vây.

Sau khi phẫu thuật áp xe ngoài màng tủy cần theo dõi mạch, huyết áp, vết mổ và chăm sóc thay băng hàng ngày, đồng thời xử trí các tai biến nếu có như chảy máu, nhiễm trùng.

Áp xe ngoài màng tủy là căn bệnh nguy hiểm nếu không được thăm khám và điều trị sớm sẽ dẫn đến nguy cơ tàn phế vĩnh viễn. Đặc biệt phẫu thuật áp xe ngoài màng tủy là một trong những phẫu thuật phức tạp đòi hỏi chuyên môn cao nên bệnh nhân cần lựa chọn thăm khám và điều trị tại các cơ sở uy tín đảm bảo chất lượng.


Sau mổ, người bệnh được theo dõi tình trạng sức khỏe (Ảnh minh họa)
Sau mổ, người bệnh được theo dõi tình trạng sức khỏe (Ảnh minh họa)
Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe