Bài viết được viết bởi các bác sĩ khoa Nội Ung bướu, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City.
Trong trường hợp bình thường, tử cung của người phụ nữ sẽ tiết ra một lượng máu hạn chế trong mỗi kỳ kinh nguyệt (dưới 5 muỗng hoặc 80 mL). Chảy máu xảy ra thất thường hoặc chảy máu ngoài chu kỳ kinh nguyệt được coi là chảy máu tử cung bất thường. Một khi người phụ nữ không dùng liệu pháp hormone thay thế khi bước vào thời kỳ mãn kinh và chu kỳ kinh nguyệt đã kết thúc, bất kỳ chảy máu tử cung nào cũng
1. Nguyên nhân chảy máu tử cung bất thường
Các tình trạng chảy máu tử cung bất thường có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi.
Chảy máu tử cung bất thường ở các cô gái trẻ - Chảy máu trước khi có kinh (giai đoạn đầu tiên trong cuộc đời của một cô gái) có thể được gây ra bởi chấn thương, dị vật (như đồ chơi, tiền xu hoặc khăn giấy vệ sinh), kích thích vùng sinh dục (do tắm bong bóng, xà phòng, nước thơm hoặc nhiễm trùng) hoặc các vấn đề về đường tiết niệu. Chảy máu cũng có thể xảy ra do lạm dụng tình dục.
Thiếu nữ - Nhiều cô gái có các đợt chảy máu bất thường trong vài tháng đầu sau kỳ kinh nguyệt đầu tiên. Điều này thường tự khỏi mà không cần điều trị khi chu kỳ nội tiết tố và rụng trứng của cô gái trở lại bình thường. Nếu chảy máu bất thường kéo dài quá thời gian này, hoặc kèm theo chảy máu chân nặng, cần đánh giá thêm.
Chảy máu bất thường ở thiếu nữ cũng có thể được gây ra bởi bất kỳ nguyên nhân như ở phụ nữ còn kinh, bao gồm: mang thai, nhiễm trùng và rối loạn chảy máu hoặc các bệnh nội khoa khác.
Phụ nữ đang trong tuổi sinh đẻ - ra máu bất thường có thể do sự thay đổi đột ngột nồng độ hormone tại thời điểm rụng trứng và gây ra chảy máu một lượng nhỏ. Hoặc xảy ra trên người dùng thuốc tránh thai, những người không rụng trứng thường xuyên.
Một số phụ nữ có chu kỳ kinh nguyệt đều đặn nhưng bị mất máu quá nhiều trong chu kỳ kinh hoặc chảy máu giữa các chu kỳ. Các nguyên nhân phổ biến nhất của chảy máu như vậy là u xơ tử cung hoặc polyp nội mạc tử cung. Đây đều là những tổn thương lành tính
Các nguyên nhân khác gây chảy máu tử cung bất thường ở phụ nữ còn kinh bao gồm:
- Mang thai
- Ung thư hoặc tiền ung thư cổ tử cung hoặc nội mạc tử cung (niêm mạc tử cung)
- Nhiễm trùng hoặc viêm cổ tử cung hoặc nội mạc tử cung
- Rối loạn đông máu như sử dụng thuốc chống đông máu, bệnh lý bất thường tiểu cầu hoặc các vấn đề với các yếu tố đông máu
- Các bệnh nội khoa như suy giáp, bệnh gan hoặc bệnh thận mãn tính
Dùng thuốc tránh thai - Các bé gái và phụ nữ sử dụng biện pháp tránh thai bằng thuốc nội tiết tố (ví dụ: thuốc, vòng, miếng dán) có thể bị chảy máu "đột ngột" giữa các chu kỳ. Nếu điều này xảy ra trong vài tháng đầu, nó có thể là do những thay đổi trong niêm mạc tử cung. Nếu kéo dài hơn một vài tháng, có thể cần đánh giá chuyển đổi loại thuốc tránh thai khác. Chảy máu bất thường hay gặp ở phụ nữ sử dụng que cấy tránh thai. Nhiễm trùng cổ tử cung (bao gồm cả nhiễm trùng do nấm chlamydia hoặc trichomonas) có thể gây chảy máu bất thường, đặc biệt là sau khi quan hệ tình dục.
Chảy máu đột ngột cũng có thể xảy ra nếu một phương pháp kiểm soát sinh sản bị quên hoặc dùng muộn. Trong tình huống này, có nguy cơ người phụ nữ có thể mang thai nếu quan hệ tình dục. Nên sử dụng hình thức ngừa thai thay thế hoặc "dự phòng" (ví dụ: bao cao su) nếu thuốc / miếng dán / mũi tiêm không đúng giờ.
Phụ nữ trong thời kỳ chuyển tiếp mãn kinh - Trước khi kỳ kinh nguyệt kết thúc, người phụ nữ trải qua giai đoạn gọi là quá trình mãn kinh hoặc tiền mãn kinh. Trong quá trình mãn kinh, thời gian của các chu kỳ bắt đầu thay đổi khi rụng trứng trở nên ít thường xuyên hơn. Trong khi buồng trứng ở phụ nữ quanh mãn kinh giảm sản xuất estrogen, progesterone. Những thay đổi nội tiết tố này có thể làm cho nội mạc tử cung phát triển và tạo ra các mô dư thừa, làm tăng khả năng polyp hoặc tăng sản nội mạc tử cung (niêm mạc tử cung dày có thể tiến triển thành ung thư) sẽ phát triển và có khả năng gây chảy máu bất thường. Thời kỳ chuyển tiếp mãn kinh là thời điểm phụ nữ dễ gặp chảy máu tử cung bất thường.
Phụ nữ trong thời kỳ chuyển tiếp mãn kinh cũng có nguy cơ mắc các bệnh khác gây chảy máu bất thường, bao gồm ung thư, nhiễm trùng và các bệnh toàn thân. Đánh giá thêm là cần thiết ở những phụ nữ có chu kỳ kinh nguyệt không đều kéo dài hoặc một đợt chảy máu ồ ạt.
Phụ nữ trong thời kỳ chuyển tiếp mãn kinh vẫn rụng trứng một thời gian và có thể mang thai; mang thai có thể gây chảy máu bất thường. Ngoài ra, phụ nữ trong giai đoạn tiền mãn kinh có thể sử dụng thuốc tránh thai nội tiết tố, có thể gây chảy máu đột phá.
Phụ nữ mãn kinh - Nguyên nhân gây chảy máu bất thường trong thời kỳ mãn kinh bao gồm:
- Teo hoặc làm mỏng quá mức mô lót âm đạo và tử cung, do nồng độ hormone thấp
- Ung thư hoặc thay đổi tiền ung thư (tăng sản) của niêm mạc tử cung (nội mạc tử cung)
- Polyp hoặc u xơ
- Nhiễm trùng tử cung
- Sử dụng chất làm loãng máu hoặc thuốc chống đông máu
- Tác dụng phụ của xạ trị
2. Các xét nghiệm đánh giá
Ngoài việc thăm khám lâm sàng, hỏi tiền sử bệnh, các thuốc đang sử dụng, tiền sử gia đình...Một số xét nghiệm cần thực hiện như thử thai. Nếu có bất kỳ dịch tiết âm đạo bất thường, xét nghiệm cổ tử cung có thể được thực hiện. Xét nghiệm máu cũng có thể được thực hiện để xác định xem có thiếu máu (lượng máu thấp) hay có vấn đề về đông máu hoặc các tình trạng khác trên toàn cơ thể, như bệnh tuyến giáp, bệnh gan hoặc các vấn đề về thận.
Các xét nghiệm để xác định tình trạng rụng trứng - Vì sự bất thường của nội tiết tố có thể góp phần gây chảy máu tử cung bất thường, xét nghiệm có thể được đề nghị để xác định xem người phụ nữ có rụng trứng (sản xuất trứng) trong mỗi chu kỳ hàng tháng hay không.
Đánh giá nội mạc tử cung - Các xét nghiệm đánh giá nội mạc tử cung (niêm mạc tử cung) có thể được thực hiện để loại trừ ung thư nội mạc tử cung và các bất thường về cấu trúc như u xơ tử cung hoặc polyp tử cung. Các xét nghiệm này bao gồm:
Sinh thiết nội mạc tử cung - Sinh thiết nội mạc tử cung thường được thực hiện ở phụ nữ từ 45 tuổi trở lên để loại trừ ung thư nội mạc tử cung hoặc tăng trưởng nội mạc tử cung bất thường. Sinh thiết cũng có thể được thực hiện ở phụ nữ dưới 45 tuổi nếu có các yếu tố nguy cơ ung thư nội mạc tử cung hoặc cảm thấy có nguy cơ bị nhiễm trùng nội mạc tử cung. Nguy cơ tăng đối với ung thư nội mạc tử cung bao gồm béo phì, tiền sử ung thư vú, sử dụng tamoxifen hoặc tiền sử gia đình mắc ung thư vú hoặc ung thư ruột kết.
Khi sinh thiết, bác sĩ đưa một dụng cụ mỏng qua âm đạo và cổ tử cung vào tử cung để lấy một mẫu mô nội mạc tử cung nhỏ. Sinh thiết (thường gây ra co thắt tử) nhưng không cần gây mê. Do chỉ lấy một phần nhỏ của nội mạc tử cung, nên sinh thiết có thể bỏ sót một số nguyên nhân gây chảy máu và các xét nghiệm khác đôi khi là cần thiết.
Siêu âm qua đường âm đạo : đầu dò siêu âm được đưa vào âm đạo để nó gần với tử cung hơn và có thể cung cấp hình ảnh rõ ràng của tử cung. Lớp niêm mạc tử cung được đánh giá và đo lường; phụ nữ mãn kinh thường có lớp lót nội mạc tử cung mỏng; nếu niêm mạc dày hơn 4 hoặc 5 mm, cần sinh thiết nội mạc tử cung. Siêu âm không thể phân biệt giữa các loại bất thường khác nhau (ví dụ, polyp so với ung thư) và có thể cần xét nghiệm thêm khác
Nội soi buồng tử cung kết hợp sinh thiết
3. Điều trị chảy máu tử cung bất thường
Điều trị chảy máu bất thường dựa trên nguyên nhân cơ bản.
- Thuốc tránh thai - Thuốc tránh thai thường được sử dụng để điều trị chảy máu tử cung khi nguyên nhân do thay đổi nội tiết tố hoặc bất thường nội tiết tố. Thuốc tránh thai có thể được sử dụng ở những phụ nữ không rụng trứng thường xuyên để thiết lập chu kỳ kinh nguyệt và ngăn ngừa sự phát triển quá mức của nội mạc tử cung. Ở những phụ nữ rụng trứng, họ có thể được sử dụng để điều trị chảy máu kinh nguyệt quá nhiều.
- Progesterone - Progesterone là hoóc môn do buồng trứng tạo ra có hiệu quả trong việc ngăn ngừa hoặc điều trị chảy máu quá nhiều ở những phụ nữ không rụng trứng thường xuyên.
- Thiết bị đặt trong tử cung - Một vòng tránh thai tiết ra proestin (ví dụ Mirena, Liletta, Kyleena hoặc Skyla) có thể được khuyên dùng cho những phụ nữ bị chảy máu tử cung bất thường. Vòng tránh thai là thiết bị hình chữ T được đưa vào tử cung.
- Phẫu thuật - Phẫu thuật có thể cần thiết để loại bỏ các cấu trúc tử cung bất thường (ví dụ, u xơ, polyp). Phụ nữ đã sinh con xong và bị chảy máu kinh nguyệt nặng có thể xem xét cắt bỏ tử cung. Phụ nữ bị u xơ có thể được phẫu thuật điều trị u xơ tử cung bằng cách loại bỏ u xơ (ví dụ cắt bỏ u xơ tử cung) hoặc bằng cách giảm cung cấp máu cho u xơ tử cung (ví dụ như thuyên tắc động mạch tử cung). Phương pháp điều trị phẫu thuật tốt cho chảy máu tử cung bất thường là cắt tử cung, hoặc cắt bỏ toàn bộ tử cung. Tại thời điểm cắt tử cung, buồng trứng có thể được đặt giữ lại hoặc cắt bỏ. Phẫu thuật cắt tử cung có thể được thực hiện bằng nội soi ổ bụng thông thường hoặc nội soi ổ bụng bằng robot.
Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.