Bài viết bởi ThS. Bác sĩ Tạ Quế Phương - Khoa Nội Tiêu hóa – Nội soi, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City.
Phân có máu là là tình trạng đi ngoài ra máu, biểu hiện của máu có thể là: trên giấy vệ sinh sau khi lau, trong toilet sau khi bạn đi vệ sinh, trên bề mặt hoặc lẫn vào phân.... Trong một số trường hợp, phân có máu sẽ có màu đen trông giống như bã cà phê hơn là có màu đỏ của máu. Phân trông giống như nhựa đường thường do chảy máu ở phần cao của đường tiêu hóa.
1.Nguyên nhân nào gây ra phân có máu?
Hai nguyên nhân phổ biến nhất thường không nghiêm trọng:
● Bệnh trĩ
Đôi khi, phân có máu rất nghiêm trọng. Chúng có thể là dấu hiệu của ung thư hoặc các vấn đề khác trong hệ tiêu hóa.
2.Theo dõi những triệu chứng khác kèm theo?
Những triệu chứng này có thể cho thấy các nguyên nhân và mức độ nghiêm trọng:
● Ngứa hoặc đau ở hậu môn
● Cảm giác đau như xé hoặc rát khi đại tiện
● Sốt, sụt cân và đổ mồ hôi nhiều vào ban đêm
● Bệnh tiêu chảy
● Cảm giác muốn đại tiện, nhưng không thể đi được
● Đau bụng
● Đại tiện có màu đen hoặc đỏ sẫm
● Thay đổi thói quen đại tiện, và sự thay đổi phân cứng hay mềm
● Chảy máu diễn ra trong một thời gian dài hoặc tái phát nhiều lần
3.Tôi có nên tới khám bác sĩ khi có đi ngoài ra máu?
Bạn nên đến gặp bác sĩ nếu bạn đi ngoài ra máu. Phần lớn các trường hợp là không nghiêm trọng.
4.Những xét nghiệm cần làm là gì?
Bác sĩ sẽ quyết định nên làm xét nghiệm nào dựa trên tuổi tác, các triệu chứng khác và tình trạng của từng người bệnh.
Dưới đây là các xét nghiệm phổ biến nhất mà bác sĩ sử dụng để tìm nguyên nhân gây ra phân có máu:
● Thăm khám trực tràng: Quan sát bên ngoài hậu môn sau đó dùng ngón tay để thăm khám bên trong ống hậu môn và trực tràng.
● Nội soi ống hậu môn: Dùng một ống nhỏ đặt vào hậu môn của bạn. Ống đi một vài cm vào trực tràng, giúp bác sĩ có thể nhìn thấy bên trong ống hậu môn.
● Nội soi đại tràng sigma hoặc nội soi đại tràng: Dùng một ống nội soi mềm đi qua hậu môn vào trực tràng hoặc có thể đi lên hết đại tràng. Ống có gắn một camera có thể quan sát bên trong đại tràng của bạn. Trong quá trình nội soi, bác sĩ cũng có thể lấy mẫu mô để làm xét nghiệm giải phẫu bệnh nếu phát hiện có tổn thương bất thường: như viêm , loét, polyp hay u...
5.Làm thế nào để điều trị phân có máu?
Điều trị tùy thuộc vào nguyên nhân gây ra phân có máu. Trong một số trường hợp các phương pháp điều trị có thể bao gồm:
● Thuốc bổ sung chất xơ và thuốc làm cho phân mềm
● Ngâm hậu môn trong nước ấm vài lần một ngày, khoảng 15 phút
● Dùng thuốc bôi vào bên trong hậu môn. Chúng giúp giảm đau, ngứa và sưng tấy
● Các loại thuốc điều trị cho các bệnh về hệ tiêu hóa
6.Đại tiện ra máu có phòng được không?
Nếu bạn bị trĩ, bạn có thể giảm nguy cơ đi phân có máu trở lại bằng cách uống nhiều nước và ăn nhiều chất xơ, tránh ăn các đồ cay nóng, bia rượu. Chất xơ phổ biến trong trái cây, rau và ngũ cốc ăn sáng. Bạn cũng cần ngăn ngừa táo bón.
7.Nếu trẻ em đi phân có máu thì sao?
Ở trẻ em và trẻ sơ sinh, phân có máu có thể là triệu chứng của:
● Chảy máu ở hậu môn (nứt hậu môn) khi đại tiện nhiều hoặc khó.
● Tình trạng khó tiêu hóa sữa hoặc đậu nành.
● Nhiễm virus hoặc vi khuẩn hoặc ngộ độc thực phẩm.
● Các bệnh lý như lồng ruột, có khối u đường tiêu hóa.
● Thực phẩm và thuốc trông giống như máu nhưng không phải: thuốc sắt, bismuth, socola...
Nếu bạn nhận thấy máu trong tã hoặc phân của trẻ, hãy đưa trẻ đến gặp bác sĩ.
Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec là một trong những bệnh viện không những đảm bảo chất lượng chuyên môn với đội ngũ y bác sĩ giàu kinh nghiệm, hệ thống trang thiết bị công nghệ hiện đại. Bệnh viện cung cấp dịch vụ khám, tư vấn và chữa bệnh toàn diện, chuyên nghiệp, không gian khám chữa bệnh văn minh, lịch sự, an toàn và tiệt trùng tối đa. Khách hàng khi chọn thực hiện các xét nghiệm tại đây có thể hoàn toàn yên tâm về độ chính xác của kết quả xét nghiệm.
Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.
Bài viết tham khảo nguồn: uptodate.com