Phân biệt đau bụng kinh và đau bụng do có thai

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi các bác sĩKhoa sản phụ khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hải Phòng.

Không ít phụ nữ hiểu lầm mình đang mang thai khi bị đau bụng dù thực tế đó chỉ là triệu chứng của tiền kinh nguyệt. Hội chứng tiền kinh nguyệt xảy ra từ 1 - 2 tuần trước ngày đèn đỏ. Biểu hiện của tiền kinh nguyệt, đặc biệt là triệu chứng đau bụng kinh và đau bụng do có thai có khá nhiều điểm tương đồng.

1. Đau bụng kinh khác với đau bụng có thai như thế nào?

Dù có biểu hiện tương đối giống nhau nhưng nếu chú ý hơn, chị em sẽ dễ dàng nhận ra những điểm khác biệt của đau bụng kinhđau bụng do có thai. Đó là:

1.1 Về triệu chứng

Đau bụng kinh

  • Triệu chứng của bệnh chủ yếu là đau âm ỉ liên tục và co thắt ở vùng bụng dưới, thường đau bắt đầu từ 1 - 3 ngày trước kỳ kinh và đau đỉnh điểm vào ngày đầu chu kỳ. Sau đó cơn đau sẽ giảm xuống trong 3 ngày.
  • Người bị đau bụng kinh có thể bị đau lan ra lưng và xuống đùi, cảm thấy áp lực trong bụng, khó chịu ở dạ dày, buồn nôn, phân lỏng,... Ngoài ra, một số người có thể bị chuột rút vùng lưng dưới hoặc bụng dưới khoảng 24 - 48 giờ trước khi có chu kỳ kinh nguyệt và hết hẳn khi hết kỳ kinh nguyệt.

Đau bụng do có thai

  • Có biểu hiện đau bụng lâm râm, đau lệch về một bên, đau nhiều khi đứng quá lâu, khi hắt hơi, khi cười,... trong tháng đầu mang thai - thể hiện tình trạng thai đang làm tổ. Ngoài ra trong những tuần đầu của thai kỳ, bụng dưới của thai phụ sẽ có cảm giác tưng tức.
  • Bà bầu cũng có thể đau bụng khi mang thai tuần đầu nếu bị ốm nghén và nôn ọe nhiều.

Trắc nghiệm: Bạn có hiểu đúng về dấu hiệu mang thai sớm?

Các dấu hiệu mang thai sớm không phải chỉ mỗi trễ kinh mà còn có rất nhiều dấu hiệu khác như xuất huyết âm đạo, ngực căng tức,… Điểm xem bạn biết được bao nhiêu dấu hiệu mang thai sớm thông qua bài trắc nghiệm này nhé!

1.2 Về nguyên nhân

  • Đau bụng kinh: Trong thời kỳ kinh nguyệt, tử cung co bóp để thải ra chất đệm lót tử cung. Hormone prostaglandin gây ra các cơn co thắt cơ tử cung, gây đau bụng kinh. Ngoài ra, còn có thể do mắc phải một số bệnh lý phụ khoa như lạc nội mạc tử cung, u xơ tử cung, viêm vùng chậu, hẹp cổ tử cung,...
  • Đau bụng do mang thai: Có thể đến từ những nguyên nhân không đáng lo ngại như táo bón, quá trình làm tổ của thai nhi, giãn dây chằng, đầy bụng, khó tiêu,... Tuy nhiên, đau bụng dữ dội khi mang thai cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo nhiều vấn đề nguy hiểm có thể ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe của mẹ và thai nhi như thai ngoài tử cung, sảy thai, dọa sinh non, tiền sản giật, rau bong non,...

Đau bụng do mang thai có thể đến từ những nguyên nhân không đáng lo ngại như táo bón
Đau bụng do mang thai có thể đến từ những nguyên nhân không đáng lo ngại như táo bón

2. Cách giảm đau bụng kinh và đau bụng do có thai

2.1 Đối với người bị đau bụng kinh

  • Tập thể dục nhẹ nhàng để xoa dịu cơn đau
  • Ngâm mình trong bồn tắm nóng, đặt một miếng dán nhiệt, chai nước ấm lên bụng dưới để giảm đau. Sử dụng nhiệt có tác dụng tương tự thuốc giảm đau bụng kinh mà không lo tác dụng phụ
  • Bổ sung thực phẩm giàuvitamin E, vitamin B1, vitamin B6, axit béo Omega-3 và magie để làm giảm cơn đau bụng kinh
  • Tránh rượu và thuốc lá vì các chất kích thích này có thể làm tình trạng đau bụng kinh trở nặng hơn
  • Hạn chế căng thẳng
  • Trong trường hợp đau bụng kinh nặng, do bệnh lý gây ra, người bệnh có thể được chỉ định sử dụng thuốc giảm đau, kiểm soát nội tiết tố và phẫu thuật

2.2 Đối với người đau bụng do mang thai tháng đầu

  • Duy trì chế độ ăn giàu dinh dưỡng, ăn nhiều rau và trái cây để giảm cơn đau
  • Bổ sung khoáng chất đúng liều lượng theo đúng chỉ định của bác sĩ
  • Vận động thường xuyên, có thể tập các bài tập yoga cho bà bầu để làm giảm nhẹ cơn đau
  • Massage nhẹ nhàng, tắm nước nóng và hạn chế mặc quần áo bó sát
  • Uống nhiều nước hơn mỗi ngày, hạn chế thực phẩm chế biến sẵn và thực phẩm chứa nhiều tinh bột vì chúng là nguyên nhân làm tăng nguy cơ táo bón, gây đau bụng khó chịu
  • Kê chân bằng một chiếc ghế thấp khi ngồi
  • Không đứng quá lâu, cố gắng ngủ nhiều
  • Ăn chuối hoặc nho khô để bổ sung canxi, kali và nước

Như vậy bạn đã phân biệt được đau bụng kinh và đau bụng do có thai khác nhau như thế nào.


Ăn chuối để bổ sung canxi, kali và nước
Ăn chuối để bổ sung canxi, kali và nước

Mang thai 3 tháng đầu là thời điểm nhạy cảm nhất trong suốt thai kỳ nên các cơn đau bụng trong giai đoạn này rất nguy hiểm, thai phụ nên đến viện kiểm tra sớm, tránh gặp phải những biến chứng nguy hiểm, đặc biệt là những mẹ có tiền sử sảy thai, sinh non, tiền sản giật.

Khi bị đau bụng trong 3 tháng đầu, bạn nên đến Vinmec khám để được các bác sĩ khoa Sản tư vấn, xác định liệu đây có phải là dấu hiệu dọa sảy thai hay không, từ đó đưa ra những lời khuyên về cách nghỉ ngơi, chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt sao cho phù hợp. Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec là một trong những đơn vị y tế chất lượng tốt tại Việt Nam. Khoa Sản của Vinmec được khách hàng đánh giá cao về chất lượng chuyên môn và dịch vụ chuyên nghiệp. Tại đây có đội ngũ y bác sĩ Sản khoa giàu kinh nghiệm, được đào tạo bài bản từ trong nước và quốc tế.

Ngoài ra, để thai phụ yên tâm, Vinmec cung cấp các gói Thai sản trọn gói giúp theo dõi sức khỏe mẹ và bé tốt trong suốt thai kỳ. Trong suốt quá trình mang thai, mẹ sẽ được khám thai định kỳ với các bác sĩ chuyên khoa và thực hiện các xét nghiệm kiểm tra sức khỏe toàn diện, nhất là là sàng lọc tuyến giáp, xét nghiệm Rubella; xét nghiệm ký sinh trùng lây từ mẹ sang con. Bé sẽ được thực hiện các xét nghiệm sàng lọc trước sinh, sau sinh. Điều đặc biệt chỉ có tại Vinmec đó là sau khi có kết quả sàng lọc gen trước sinh, các bác sĩ sẽ trực tiếp phân tích và tư vấn di truyền, giúp cha mẹ an tâm. Với gói thai sản này, mẹ và bé sẽ được chăm sóc và bảo vệ toàn diện trước, trong và sau khi sinh.

Nếu có nhu cầu sử dụng dịch vụ Thai sản trọn gói tại Vinmec, Khách hàng vui lòng đăng ký trực tuyến tại website để được phục vụ.


Khách hàng khám thai tại Vinmec
Khách hàng khám thai tại Vinmec

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe