Phân biệt buồng trứng đa nang và u nang buồng trứng

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi - Bác sĩ Sản phụ khoa - Khoa Sản phụ khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Phú Quốc

U nang buồng trứng và buồng trứng đa nang đều là những bệnh xảy ra tại buồng trứng. Hai bệnh này là hoàn toàn khác nhau, cần phân biệt để có kiến thức giúp điều trị bệnh hiệu quả hơn.

1. Nguyên nhân và triệu chứng

2. Chẩn đoán bệnh


Siêu âm là tiêu chuẩn chẩn đoán để phân biệt u nang buồng trứng và buồng trứng đa nang
Siêu âm là tiêu chuẩn chẩn đoán để phân biệt u nang buồng trứng và buồng trứng đa nang

Siêu âm là tiêu chuẩn chẩn đoán để phân biệt 2 loại bệnh này. Qua hình ảnh siêu âm, sự khác biệt giữa khối u nang và sự thay đổi chức năng buồng trứng được khẳng định. Từ đó, giúp bác sĩ đưa ra các biện pháp điều trị đúng đắn.

2.1 U nang buồng trứng

Nếu nghi ngờ bị u nang buồng trứng, bác sĩ có thể cho làm thêm các xét nghiệm:

  • Siêu âm: Chẩn đoán hình ảnh học không xâm lấn này có thể cho biết được hình dạng, kích thước, tính chất dịch bên trong và vị trí u nang. Đồng thời, giúp phân biệt u nang buồng trứng với những u ở vị trí khác như u xơ tử cung, nang nước cạnh vòi trứng.
  • Chụp cộng hưởng từ (MRI) hoặc chụp cắt lớp vi tính (CT scan) có thể được chỉ định nếu cần thiết.

2.2 Buồng trứng đa nang

  • Siêu âm: Cũng như u nang buồng trứng, siêu âm cho phép quan sát hình ảnh toàn diện về buồng trứng. Nếu bạn bị buồng trứng đa năng, hình ảnh siêu âm sẽ bao gồm có 12 nang kích thước từ 2 -9mm và tăng thể tích buồng trứng >10cm3.
  • Xét nghiệm máu: Kết quả cho thấy LH > 10, tỷ lệ LH/FSH > 2, androgen (testosterone) > 2,5 nmol/l hay > 1,5ng/ml.

Theo tiêu chuẩn châu Âu, siêu âm được xem là “tiêu chuẩn vàng” để chẩn đoán bệnh. Ở Việt Nam, để chẩn đoán ngoài siêu âm thì còn kết hợp thêm một hay nhiều các triệu chứng khác đi kèm. Ngày nay, để thống nhất chẩn đoán và điều trị thì các nhà y học dựa theo ESHRE ASRM Rotterdam Consensus 2003:

  1. Tiêu chuẩn 1: Rối loạn kinh nguyệt (kinh thưa hoặc vô kinh, chu kỳ kinh > 35 ngày, vô kinh > 6 tháng).
  2. Tiêu chuẩn 2: Cường androgen với biểu hiện là rậm lông, mụn trứng cá.
  3. Tiêu chuẩn 3: Siêu âm ngày thứ 2 – 5 của chu kỳ kinh hoặc ngày thứ 3 của chu kỳ nhân tạo là có 12 nang kích thước từ 2 - 9mm và tăng thể tích buồng trứng >10cm3, thể hiện ít nhất ở một buồng trứng.

Khi có xuất hiện 2/3 tiêu chuẩn trên thì được chẩn đoán là buồng trứng đa nang.

3. Điều trị bệnh


Có thể thực hiện phẫu thuật nội sọi để điều trị bệnh
Có thể thực hiện phẫu thuật nội sọi để điều trị bệnh

Do tính chất bệnh và ảnh hưởng của u nang buồng trứng nhẹ hơn so với buồng trứng đa nang nên điều trị bệnh sẽ ít phức tạp hơn. Đối với u nang buồng trứng, theo dõi sự tiến triển và đề phòng biến chứng xảy ra được ưu tiên. Trong khi đó, điều trị vô sinh và kháng insulin lại được ưu tiên đối với buồng trứng đa nang.

3.1 U nang buồng trứng

  1. Theo dõi bệnh
  • So sánh hình ảnh khối u trước và sau chu kỳ kinh nguyệt bằng cách lặp lại siêu âm sau hành kinh để xem u có thay đổi tính chất hay kích thước hay không.
  • Nang cơ năng buồng trứng thường tự biến mất sau 1- 2 chu kỳ kinh mà không cần điều trị.
  1. Thực hiện phẫu thuật
  • Phẫu thuật thực hiện khi u to nhanh hoặc nghi ngờ ung thư hoặc u có triệu chứng chèn ép.
  • Dựa vào đánh giá trước phẫu thuật mà các bác sĩ tư vấn và lựa chọn phương pháp phẫu thuật phù hợp: nội soi hay mổ bụng hở, cắt khối u buồng trứng hay cắt phần phụ, cắt tử cung nếu kèm theo bệnh lý cần điều trị.

3.2 Buồng trứng đa nang

  1. Điều trị nội khoa: Giảm cân để giảm mỡ, giảm kháng insulin; sử dụng metformin, với mục đích làm giảm kháng insulin bằng cách hoạt hóa các yếu tố vận chuyển glucose vào trong tế bào gan và cơ làm giảm tình trạng kháng insulin ở máu ngoại vi, giúp cân bằng nồng độ glucose trong máu. Ngoài ra, metformin không làm tăng tiết insulin, do đó không làm hạ đường huyết, an toàn cho bệnh nhân. Đồng thời, Metformin cũng giúp tái lập lại chu kỳ kinh nguyệt, tăng khả năng rụng trứng và có thai, giảm nguy cơ đái tháo đường; giảm nồng độ androgen trong máu. Sử dụng metformin cho phụ nữ vô sinh với liều lượng 100mg - 1500mg/ngày, điều trị thường 4 - 6 tuần hoặc 3 tháng, tùy vào tình trạng bệnh của bệnh nhân.
  2. Điều trị ngoại khoa: Các phương pháp được đề xuất là cắt góc buồng trứng, xẻ múi cam. Tuy nhiên, tai biến phẫu thuật, và các biến chứng sau mổ như dính sau mổ, gây suy buồng trứng sớm cũng có thể xảy ra. Ngày nay, người ta đã cải tiến sang kỹ thuật đốt điểm buồng trứng qua phẫu thuật nội soi. Đây là một kỹ thuật mới có hiệu quả cao, làm tăng tỷ lệ gây được rụng trứng, có vòng kinh đều và có phóng noãn sau phẫu thuật, sau phẫu thuật đốt điểm buồng trứng bệnh nhân có đáp ứng tốt hơn với thuốc kích thích buồng trứng.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe