Toán học là nền tảng quan trọng trong cuộc sống. Do đó, cha mẹ cần khơi gợi niềm yêu thích toán học ngay từ khi trẻ còn nhỏ. Điều này đóng vai trò rất quan trọng. Vậy làm thế nào để nuôi dưỡng tình yêu của trẻ với toán học?
1. Giúp con có thái độ tích cực khi tiếp thu toán học
Không phải tất cả các trẻ thích học toán, thực tế, có rất nhiều trẻ chán ghét khi phải làm việc với những con số và tỏ ra nhàm chán với môn học này.
Việc học và dạy theo kiểu truyền thống không những dễ gây căng thẳng cho người lớn mà còn khiến trẻ nhỏ cảm thấy nhàm chán. Trẻ rất dễ bị chi phối bởi kết quả khi bắt đầu tiếp cận với một kiến thức mới. Khi phải đối mặt với những con số, khái niệm khô khan của bộ môn toán học mà không có sự tiến bộ nhất định, điều này khiến trẻ dễ cảm thấy chán nản, mệt mỏi, áp lực dẫn đến tình trạng căng thẳng cho trẻ. Chính vì nguyên nhân này đã làm cho trẻ mất đi sự hứng thú khi học toán, thậm chí nhiều trẻ còn trở nên chán ghét và sợ toán học.
Để kích thích sự hứng thú và khả năng thích khám phá, học hỏi của trẻ, vài trò của chúng ta những bậc cha mẹ chính là giới thiệu các khái niệm toán học tới trẻ một cách tự nhiên như một phần của cuộc sống. Điều này giúp trẻ thích môn toán học hơn, không còn cảm thấy nhàm chán và khô khan.
Toán học có mặt ở mọi nơi trong cuộc sống, nhằm mục đích giới thiệu, khơi gợi khả năng nhận biết, phản xạ tích cực và thái độ thích thú với môn toán học từ khi trẻ còn rất nhỏ, chúng ta cần tận dụng những điều này.
Đừng để những khó khăn của bản thân với môn toán ảnh hưởng đến cách bạn giới thiệu toán học với con trẻ. Ví dụ, hiện nay các giáo viên nhấn mạnh việc tạo mối liên hệ giữa các hoạt động trong thế giới thực và các khái niệm toán học. Điều này giúp trẻ nhận thức được rằng toán học giúp chúng phát triển kỹ năng giải quyết vấn đề tốt. Đối với chúng, học toán thực sự rất vui.
Nhiều nghiên cứu cho thấy, ở một vài quốc gia nhiều người lớn khẳng định rằng họ ghét học toán học ở trường. Nếu bạn là một trong số đó, bạn cần nhớ rằng không nên truyền đạt thái độ đó đến con. Khi bạn cho thấy sự tự tin của bản thân sau khi hoàn thành các công việc thông thường như đếm tiền từ việc kinh doanh hay sau khi mua bán, cân bằng sổ sách hoặc hoàn thành các khoản thu chi, bạn có thể giúp con cải thiện thái độ của mình đối với toán học. Bạn cũng có thể giúp con nhận ra tầm quan trọng của toán học trong các ngành nghề khác nhau như thiết kế thời trang, quản lý nhà hàng, y học hay lập trình máy tính.
2. Sử dụng toán học mỗi ngày
Hãy cho con bạn thấy các kỹ năng toán học quan trọng như thế nào trong cuộc sống hàng ngày của bạn và tần suất bạn sử dụng chúng. Yêu cầu sự giúp đỡ của trẻ khi bạn thanh toán hóa đơn, đo đạc căn phòng cho một món đồ nội thất mới hoặc đo lường nguyên liệu cho một công thức nấu ăn nào đó. Chỉ ra cho trẻ biết cách các bác sĩ, dược sĩ, thợ xây dựng và phi hành gia đều sử dụng toán học trong công việc của họ. Mỗi hoạt động này củng cố các kỹ năng toán học một cách hữu ích như thế nào trong cuộc sống.
Bố mẹ nên khuyến khích con giải quyết các vấn đề về toán ở mọi trường hợp, chẳng hạn như yêu cầu con tìm ra giá của 2 gói kẹo trong cửa hàng tạp hóa hoặc yêu cầu con tính giá của đồ chơi được giảm giá và mất bao nhiêu thời gian tiết kiệm tiền để mua được nó khi ở trong cửa hàng đồ chơi.
Hãy biến nơi bạn và trẻ đang hiện diện thành một môi trường học toán đầy niềm vui và thú vị, chẳng hạn như ở nhà, siêu thị trên đường đưa đón trẻ đi học....
Giúp trẻ làm quen các con số với niềm hứng thú bằng cách thưởng kẹo cho con rồi bảo trẻ đếm số kẹo mà con đã nhận được.
Nhờ việc nhìn bảng số xe đang bon bon trên đường, số nhà, số điện thoại, hình dạng của bánh xe giúp trẻ nhận biết con số và ôn đi ôn lại...Trẻ cũng rất thích thú khi được giao nhiệm vụ đi mua sắm cùng bố mẹ.
3. Mở rộng ranh giới của toán học
Toán học không chỉ những con số khô khan, mà nó còn là:
- Nhận dạng các khối hình học: Hỏi trẻ xem có bao nhiêu hình tròn trong bức tranh này.
- Các mẫu chú ý ("Hình ảnh này hiển thị một vòng tròn màu đỏ, sau đó là một vòng tròn màu xanh lam, sau đó lại là màu đỏ. Màu gì sẽ xuất hiện tiếp theo?")
- So sánh: giữa hai đồ vật thì cái nào to hơn
Một số phụ huynh đang vô tình làm hạn chế khả năng nhận biết, cơ hội tiếp thu kiến thức từ cuộc sống xung quanh của con bạn khi cho rằng trẻ còn quá nhỏ để bắt đầu học toán hay toán học chỉ là những con số, trẻ chưa thể tiếp thu được.
Bên cạnh những con số, toán học còn là màu sắc là hình dạng. Bạn có thể hỏi trẻ xem áo con đang mặc có màu gì, hình trên biển kia là hình gì? hình tròn hay hình vuông?.... Giới thiệu kiến thức toán học cho trẻ từ cơ bản, nâng cao và mở rộng dần dần tùy theo độ tuổi của trẻ. Bạn chỉ cần giới thiệu các màu cơ bản (xanh, đỏ, vàng), hình cơ bản (tròn, vuông, tam giác). Đối với những trẻ lớn hơn, có thể mở rộng thêm kiến thức cho trẻ và liên hệ với những vật dụng xung quanh trẻ, chẳng hạn như kẹp tóc của con màu gì? cái cặp con đeo có hình gì?... Hãy giúp con nhận biết toán học bằng cách trao cho con cơ hội, bạn sẽ rất bất ngờ với bạn nhỏ của mình.
Bằng cách phát triển những kỹ năng này sớm, con bạn sẽ có thời gian dễ dàng hơn trong việc nắm bắt hình học và các khái niệm số phức tạp hơn trong tương lai, từ đó giúp nuôi dưỡng tình yêu toán học ở trẻ, thậm chí qua những bài học này bạn sẽ nhận thấy trẻ có năng khiếu toán học.
4. Hỏi câu hỏi liên quan đến toán học
Hãy suy nghĩ thật kỹ khi bạn đang tính toán các khoản tiền ở siêu thị, ở cửa hàng đồ nội thất và ở nhà. Bạn có thể đưa ra những câu hỏi phức tạp hơn khi trẻ lớn hơn. Hãy cố gắng khuyến khích trẻ tự tìm ra câu trả lời trước khi đưa ra bất cứ lời gợi ý nào. Nhận được câu trả lời đúng không quan trọng bằng việc trẻ thực hiện các bước để đạt được điều đó. Hãy tạo niềm vui cho trẻ bằng cách đưa ra những câu hỏi toán học hài hước. Để trẻ nghĩ rằng toán học là một cách hay để chơi những trò chơi đối với người lớn có thể khiến môn học này trở nên thú vị hơn.
5. Cho trẻ sử dụng máy tính
Trẻ em thích đồ dùng, phép cộng và trừ trên máy tính là một cách thú vị để trẻ học cách vận dụng các con số. Bạn cũng giới thiệu cho trẻ cách sử dụng máy tính, điều này sẽ giúp ích cho trẻ khi trẻ đến trường, thậm chí ngay cả khi trẻ còn quá nhỏ để hiểu những gì đang xảy ra với chiếc máy tính.
6. Dùng thử các ứng dụng học toán
Mặc dù không thể thay thế cho các bài học trong thế giới thực, các ứng dụng toán học củng cố các kỹ năng được dạy trong lớp học. Ngoài ra, trẻ em thích sự tương tác.
7. Chơi các trò chơi toán học
Trẻ có thể học cách thưởng thức môn toán học bằng cách chơi các trò chơi như cờ vua, sudoku....khi trẻ còn nhỏ. Bạn có thể dạy trẻ em các khái niệm toán học như cân nặng, thể tích và mật độ thông qua những hoạt động hàng ngày như chơi với đồ chơi trong hộp cát hoặc trong bồn tắm. Hay có thể cho trẻ xem các chương trình truyền hình giúp trẻ củng cố kỹ năng toán học một cách thực tế và thú vị.
Bạn sẽ hiểu hơn về năng lực của con, nhận ra những khả năng tích cực và hiểu được những hạn chế mà trẻ đang cần bạn hỗ trợ để vượt qua bằng cách theo dõi và hướng dẫn trẻ làm bài tập ở nhà. Giúp con đưa ra hướng giải quyết vấn đề bằng cách đưa ra những gợi ý vừa phải, cho phép trẻ làm sai, sửa sai để giúp trẻ có cơ hội được hiểu và ghi nhớ vấn đề sâu hơn.
Để nắm bắt lộ trình học tập của trẻ, hãy quan tâm đến chương trình học của trẻ bằng cách trao đổi với giáo viên thường xuyên. Bạn sẽ dễ dàng giám sát tình hình học tập của trẻ khi đã hiểu rõ những thứ trẻ cần. Toán học đem lại cho trẻ không chỉ việc hoàn thành bài tập trên lớp mà còn giúp trẻ tăng cường khả năng suy nghĩ logic, rèn luyện tư duy, khả năng lập luận, phân tích, tập trung đồng thời ứng dụng vào cuộc sống. Trong những năm đầu tiểu học, trẻ như được trang bị một lợi thế nền tảng để học toán và các môn học khác ở những cấp độ học tiếp theo khi trẻ được trao cơ hội rèn luyện những kỹ năng này.
Với những trẻ thích học toán là một tín hiệu vui cho thấy con bạn là người có tư duy và nhìn nhận tốt. Vì thế cha mẹ hãy cùng con tìm hiểu và khám phá từ sách vở đến thế giới bên ngoài về môn toán.
Ngược lại với những trẻ không thích học toán bạn cũng không nên ép, điều này sẽ tạo tâm lý căng thẳng làm mất hứng thú ở con. Không chỉ đối với việc học mà ngay cả khi bé lười ăn hoặc không thích làm việc gì, cha mẹ cũng nên lắng nghe và tôn trọng mong muốn của con. Bởi tâm hồn của trẻ vốn rất nhạy cảm với những lời nói và hành động của trẻ, vì thế việc mắng chửi chỉ khiến tâm lý con trở nên căng thẳng hơn.
Khi nhận thấy trẻ xuất hiện những dấu hiệu rối loạn ngôn ngữ, chậm nói, trẻ hay bị kích động, cần đưa con đến thăm khám tại chuyên khoa Nhi khoa hoặc các cơ sở Tâm thần có chuyên khoa Tâm thần Nhi để được bác sĩ kiểm tra và có những tư vấn chuyên sâu.
Hiện Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec có đội ngũ các bác sĩ chuyên khoa Nhi được đào tạo chuyên sâu, sẽ khám, đánh giá và hướng dẫn can thiệp cho các trẻ khi có các vấn đề về sức khỏe nói chung.
Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.
Nguồn tham khảo: babycenter.com