Nuôi con bằng sữa công thức: Giúp bé làm quen với bình sữa

Không phải trẻ nào cũng chấp nhận bú bằng bình ngay từ đầu, đừng vội nản lòng khi em bé của bạn không chịu sử dụng bình sữa. Hãy thử một số mẹo dưới đây để giúp trẻ làm quen với bình sữa.

1. Cách tốt nhất để trẻ làm quen với bình sữa là gì?

Hầu hết các chuyên gia về sữa mẹ cho rằng mẹ nên chờ đến khi bé đủ 1 tháng tuổi và có thể bú sữa từ ti mẹ một cách thành thục thì mẹ mới có thể tập dùng bình sữa cho trẻ. Và sau 6 tháng nghỉ sinh, mẹ sẽ phải quay trở lại với công việc, đây cũng là lúc con phải làm quen với chế độ mới. Mẹ nên cho bé tập bú bình trong 2 tuần trước khi đi làm để cả mẹ và bé có thời gian điều chỉnh thói quen cho phù hợp.

Ngoài ra, hãy nhớ rằng cách trẻ bú bình rất khác với cách trẻ bú mẹ vì việc lấy sữa từ bình sẽ dễ dàng hơn. (Một số trẻ thích bú bình hơn vì lý do này.) Đừng ép nhiều hơn mức trẻ có vẻ sẵn sàng ăn. Bác sĩ của bé có thể tư vấn cho bạn về lượng phù hợp cho bé khi bé lớn lên.

Cho trẻ bú bình cũng giống như cho trẻ bú mẹ, vì vậy hãy âu yếm trẻ gần gũi. Một số trẻ thích được bế ở tư thế bú khi bú bình, nhưng những trẻ khác lại thấy khó chịu. Dù bạn chọn tư thế nào, hãy cố gắng duy trì giao tiếp bằng mắt với bé. (Và đừng cho bé ăn khi bé đang nằm ngửa vì bé có thể bị sặc.)

Bú bình có cách di chuyển lưỡi và môi khác so với bú từ ti mẹ, chính vì vậy mẹ nên cho bé chút thời gian để bé làm quen với sự thay đổi từ ti mẹ sang bình sữa. Hãy thử vài mẹo sau để quá trình tập ti diễn ra dễ dàng hơn:

  • Cho bé tập ti bình sau bữa tối để bé quen dần với núm ti của bình sữa. Nên bắt đầu cho bé ti với một lượng nhỏ sữa mẹ – khoảng 15ml.
  • Dùng núm vú chảy chậm. Với nhiều bé, núm vú thông thường có thể khiến bé bị sặc sữa. Nếu bé bị ho khi bú bình sữa thì mẹ có thể đổi cho bé thành một núm vú có tốc độ chảy sữa chậm.

Sử dụng núm vú chảy chậm để giúp bé không bị ho khi bú bình sữa
Sử dụng núm vú chảy chậm để giúp bé không bị ho khi bú bình sữa

  • Để người khác cho bé tập ti trong lần bú bình đầu tiên. Nếu mẹ tự tập cho bé trong lần đầu tiên dùng bình sữa, bé sẽ quấy và đòi ti trực tiếp. Nhưng nếu người khác cho bé bú bình bé sẽ ít quấy hơn. Mẹ có thể nhờ bà, bố, hoặc một người thân nào đó giúp mẹ việc này.
  • Thử đi ra khỏi nhà: Bé con có thể nhận ra hơi của mẹ, dù mẹ không ở gần, nên bé có thể biết rằng mẹ và bầu sữa mẹ đang ở phòng bên cạnh và chúng sẽ đòi bú mẹ chứ không chịu bú bình.
  • Bé có thể ăn ít hơn khi mẹ vắng nhà và có thể thường xuyên tỉnh giấc vào giữa đêm nếu xa mẹ cả ngày. Mẹ đừng lo lắng về điều ấy, hãy tận dụng những khoảnh khắc bên bé để gắn kết lại với bé.

2. Mẹ nên làm gì nếu bé không chịu ti bình?

Nhiều bé rất ngoan khi bú bình sữa, nhưng nhiều bé khác lại quấy khóc. Nếu bé mãi không chịu ti bình thì mẹ có thể dùng vài mẹo nhỏ sau:

  • Sử dụng bình sữa có núm vú giống núm vú ngậm của bé. Nếu bé có thể mút ti ngậm bằng cao su, thì mẹ có thể chọn bình sữa có núm vú cao su và ngược lại. Làm ấm núm vú của bình bằng nước ấm sẽ kích thích bé ti nhiều hơn.
  • Bôi một ít sữa mẹ lên núm vú. Khi bé mút thử núm vú có bôi sữa mẹ, khi nhận ra hương vị quen thuộc bé có thể sẽ mút nhiều hơn. (Không nên bôi mật ong lên núm vú, nó có thể khiến bé dưới 12 tháng tuổi bị ngộ độc).
  • Để cho bé chơi với núm vú của bình sữa để bé quen dần. Nếu bé chỉ nghiến núm vú thì mẹ cứ để yên, vì có thể sau đó bé sẽ bắt đầu mút nó.
  • Bế bé ở một tư thế khác. Đặt bé ở ghế cho bé sơ sinh hoặc ghế ở xe hơi để bé ngồi hơi nghiêng, sau đó đưa bình cho bé bú khi ngồi đối diện với bé. Hoặc có thể thử cho bé bú bình khi đặt bé ngồi lên đùi, lưng bé quay vào ngực người bế. Một khi bé quen với việc bú bằng bình sữa thì mẹ có thể thường xuyên cho bé bú bình.

Mẹ nên thường xuyên thay đổi tư thế khi cho bé ti bình
Mẹ nên thường xuyên thay đổi tư thế khi cho bé ti bình

  • Thử các mức nhiệt độ khác nhau. Bé có thể thích sữa ấm hơn hoặc lạnh hơn một chút mức mà bố mẹ pha cho bé. Có thể thử các mức nhiệt độ khác nhau để xem sở thích của bé. Bố mẹ có thể thấy sự khác biệt khi đưa cho bé một bình sữa nhiệt độ thường hoặc sữa hơi lạnh.
  • Cho bé bú bình vào nhiều khoảng thời gian trong ngày. Nếu bé không bú bình vào ban ngày thì có thể cho bé ti vào ban đêm và ngược lại.

Bé cần một khoảng thời gian để làm quen với cảm giác mới, vì vậy mẹ nên trung thành với cùng một loại núm vú, bình sữa và phương pháp cho bú một thời gian trước khi thử cái mới. Việc thường xuyên thay đổi tư thế bú sữa hay các loại núm vú khác nhau càng khiến bé khó chịu và quấy nhiều hơn.

Mẹ hãy dành nhiều thời gian để bé từ từ làm quen với việc ti bình. Khi bé bắt đầu khóc và đẩy bình sữa ra, mẹ hãy vỗ về, an ủi để bé thấy thoải mái hơn rồi lại tiếp tục. Nếu mẹ đã thử đưa bình sữa nhưng cả ba lần đều bị bé đẩy ra, thì cứ thuận theo ý bé. (Chờ ít nhất là 5 phút sau rồi mới cho bé ti mẹ, cách này sẽ giúp bé không nghĩ rằng nếu bỏ ti bình thì sẽ được ti mẹ.)

Khoảng một đến hai tiếng sau, khi bé tỉnh táo và dễ ăn hơn nhưng không quá đói, hãy thử đưa bình sữa để bé tiếp tục tập.

Thành công trong những lần tập đầu không phải là dấu hiệu đảm bảo bé sẽ ngoan trong các lần ti bình tiếp theo. Nhiều bé rất ngoan khi tập ti bình nhưng ngay sau đó bé sẽ nhận ra chúng chỉ thích ti mẹ thôi và sẽ không muốn ti bằng bình sữa thêm bất kì lần nào nữa. Bởi khi mà ti mẹ thì rất ấm, thoải mái, lại còn từ người mà bé rất yêu thích nữa – Mẹ. Nhưng đừng lo lắng: với hầu hết các bé đây chỉ là bước đệm cho quá trình tập luyện mà thôi. Nếu bé đột nhiên không chịu ti bình nữa, mẹ hãy nói chuyện với bác sĩ của bé để tìm hiểu xem có nguyên nhân nào từ sức khỏe của bé không rồi cho bé tập vào lần khác.

Ở một số quốc gia, những đứa bé bị bỏ rơi đã được dạy uống sữa bằng cốc từ khi mới sinh. Phương pháp này có một số ưu điểm sau: bé sẽ không khó chịu khi phải tập ti với núm vú của bình sữa, mẹ sẽ không cần cho bé tập ti vào giữa trưa hoặc nửa đêm (điều này có thể dẫn tới tình trạng sâu răng). Mẹ cũng sẽ không phải thay đổi thói quen ti bình của con.


Mẹ cần kiên trì và dành nhiều thời gian để tập cho bé làm quen với cảm giác mới
Mẹ cần kiên trì và dành nhiều thời gian để tập cho bé làm quen với cảm giác mới

Tất nhiên là việc dạy bé uống bằng cốc tốn rất nhiều thời gian. Nếu mẹ không dùng cốc tập uống hay cốc có ống hút thì mẹ sẽ phải giúp bé tập uống và phải chuẩn bị giải quyết những tình huống lộn xộn có thể xảy ra.

Các mẹo giúp bé làm quen với bình sữa cũng có thể áp dụng trong việc tập cho bé uống bằng cốc. Cho bé tập uống với cốc từ sớm (nhưng phải sau khi bé có thể ti mẹ thành thạo) và làm quen dần dần bằng cách dùng cốc cho ăn một lần mỗi ngày. Trước khi mẹ quay trở lại làm việc, hãy dành một vài tuần để tập cho bé, giúp bé dần làm quen với các thói quen mới.

Dù bạn không cho con bú vì lý do gì, hãy cho mình thời gian nghỉ ngơi. Cho trẻ bú sữa công thức là một lựa chọn hợp lý và lành mạnh cho trẻ sơ sinh. Sữa công thức thậm chí có một số chất dinh dưỡng mà trẻ bú sữa mẹ phải nhận được từ các chất bổ sung, như vitamin D.

Nếu điều này xảy ra, nó không hoàn toàn là lỗi của mẹ, vì vậy mẹ đừng tự trách mình: “Giá như ngay từ đầu cho bé tập ti một lần mỗi ngày thì việc này đã không xảy ra.” Sự thật không phải vậy. Có một số đứa bé không bao giờ chịu ti bình.

Nếu mọi cố gắng để bé ti bình sữa đều thất bại, thì mẹ có thể chuyển sang thử bằng cốc tập uống. Giữ bé ngồi thẳng bằng một tay, đặt cốc bên miệng bé rồi hơi nghiêng để sữa mẹ hoặc sữa bột nhỏ từng giọt vào miệng bé. Bé sẽ vươn tay ôm lấy cái cốc và tìm cách để tiếp tục uống. Mẹ có thể sử dụng một chiếc thìa cho bé uống thuốc để thay thế cốc nhưng cũng với cách làm tương tự.

Trong quá trình tập luyện chuyển từ bú mẹ sang cho bé bú bình bé, có những bé không chịu bú bình ngay, cha mẹ nên được tư vấn bởi các bác sĩ chuyên khoa nhi để có cách phù hợp nhất với bé của mình.


Cha mẹ có thể tham khảo ý kiến bác sĩ để tìm ra phương án phù hợp nhất với bé
Cha mẹ có thể tham khảo ý kiến bác sĩ để tìm ra phương án phù hợp nhất với bé

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Nguồn tham khảo: babycenter.com

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe