Núm vú bị nứt hoặc chảy máu khi cho con bú: Xử trí thế nào?

Núm vú bị nứt hoặc núm vú bị chảy máu khiến cho nhiều bà mẹ cảm thấy đau đớn khi cho con bú. Vì thế, khi gặp phải tình trạng này, mẹ không nên chịu đựng mà cần đến các cơ sở y tế gần nhất để thăm khám, tìm ra nguyên nhân và được tư vấn hướng điều trị phù hợp, tránh những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.

1. Nguyên nhân núm vú nứt và chảy máu

Thông thường, núm vú chảy máu không phải là điều đáng lo ngại. Đây thường là hậu quả của một số loại chấn thương hoặc ma sát, chẳng hạn như núm vú của cọ xát với áo ngực hoặc áo sơ mi dễ xước. Có máu hoặc tiết dịch núm vú bất thường tương đối phổ biến, kể cả khi bạn đang cho con bú. Khoảng 5% phụ nữ phải điều trị các triệu chứng liên quan đến vú vì tiết dịch núm vú bất thường.

Đối với những người lần đầu làm mẹ, việc cho con bú có thể mất một thời gian để thành thạo. Trong vài ngày đầu, núm vú của bạn có thể bị đau và nứt. Có thể có vết nứt chảy máu trên núm vú hoặc vùng xung quanh núm vú (quầng vú).

Nhưng việc cho con bú sẽ không gây đau đớn hoặc chảy máu. Nếu núm vú của bạn tiếp tục chảy máu trong vài ngày hoặc tuần đầu tiên cho con bú, có thể là do bé ngậm vú không đúng cách.

Các dấu hiệu khác của trẻ ngậm bắt vú kém bao gồm:

  • Núm vú phẳng, có hình nêm hoặc trắng ở cuối cữ bú
  • Đau dữ dội trong mỗi cữ bú
  • Trẻ có vẻ vẫn đói sau khi bú
  • Phần dưới cùng của quầng vú không nằm trong miệng của trẻ

Nếu bạn đang cho con bú được vài tháng và đột nhiên bị đau, đó có thể là dấu hiệu của nhiễm trùng. Để xử lý trong trường hợp này, bạn có thể thử các biện pháp dưới đây:

  • Kiểm tra ngậm bắt vú của trẻ: Vị trí ngậm tốt nhất là lệch tâm và trẻ ngậm được nhiều quầng vú bên dưới núm vú. Một cách để đạt được điều này là hướng mũi của trẻ lên với núm vú của bạn sao cho phần nướu dưới của trẻ cách xa chân núm vú khi trẻ mở miệng. Khi trẻ mở miệng, hãy nhanh chóng ôm trẻ vào lòng. Núm vú sẽ được đẩy sâu vào trong miệng bé.
  • Thử các tư thế cho bú khác nhau. Bạn có thể thấy rằng một số tư thế nhất định, chẳng hạn như để con bạn nằm trong lòng bạn, nằm bên cạnh sẽ giúp con bạn ngậm vú đúng cách dễ dàng hơn và thoải mái hơn nhiều so với những vị trí khác.
  • Cho bú ở bên ít bị tổn thương trước. Trẻ sơ sinh thường bú nhẹ nhàng hơn ở bên vú còn lại khi trẻ đã đỡ đói hơn. Bạn cũng có thể thử hạn chế cho trẻ bú ít hơn 10 phút ở bên bị tổn thương.
  • Chườm nhanh một túi lạnh để làm tê vùng núm vú bị thương trước khi cho con bú. Lạnh có thể giúp giảm cơn đau, đặc biệt khi cho bắt đầu cho trẻ bú có xu hướng đau nhất.
  • Cho trẻ bú mẹ thường xuyên. Cho con bú sau hai đến ba giờ có thể giúp ngăn ngừa vú căng sữa.
  • Hút sữa trước khi cho con bú. Nếu bạn gặp khó khăn trong tình trạng căng sữa khiến núm vú bị nông, bạn có thể hút sữa một hoặc hai phút trước khi cho con bú để chuẩn bị cho núm vú cho trẻ dễ dàng bắt vú tốt hơn.
  • Hạn chế thời gian cho con bú. Một số trẻ sẽ tiếp tục ngậm vú ngay cả khi không bú thêm sữa, điều này có thể gây kích ứng da. Lắng nghe bé nuốt và khi bé không nuốt nữa, nhẹ nhàng tách bé ra khỏi vú bạn. Bạn cũng có thể thử giới hạn thời lượng của các cữ bú từ 10 đến 15 phút mỗi bên. Nếu bạn hạn chế thời gian cho con bú, hãy cân nhắc vắt sữa bằng tay hoặc hút sữa để duy trì nguồn sữa lâu dài.

Hút sữa làm tăng nguy cơ núm vú nứt và chảy máu
Hút sữa làm tăng nguy cơ núm vú nứt và chảy máu

2. Nếu không da bị nứt nẻ

Chảy máu cũng có thể do các tình trạng da gây khô và nứt nẻ, chẳng hạn như viêm da tiếp xúc hoặc da khô. Viêm da tiếp xúc xảy ra khi da tiếp xúc với một chất gây kích ứng. Đó có thể là xà phòng mới, bột giặt hoặc chất tẩy rửa công nghiệp trên áo ngực mới.

Da khô thường do tiếp xúc với nhiệt độ lạnh. Ví dụ, núm vú có thể bị khô và nứt vì tiếp xúc với nước nóng khi tắm. Tình trạng kích ứng này có thể trở nên nặng hơn khi mặc quần áo bó sát.

Các triệu chứng khác có thể bao gồm: ngứa, phát ban, da có vảy, rộp. Đầu tiên, bạn nên cố gắng xác định nguyên nhân gây kích ứng núm vú của bạn và tránh các tác nhân đó. Nhìn chung, các sản phẩm không chứa hương liệu có xu hướng dịu nhẹ hơn trên da nhạy cảm. Tắm nước ấm cũng tốt hơn tắm nóng.

Khi da bị nứt, điều quan trọng bạn cần làm phải ngăn ngừa nhiễm trùng. Giữ cho khu vực này sạch sẽ bằng xà phòng, nước và bôi thuốc mỡ kháng sinh, chẳng hạn như Neosporin, cho đến khi vết thương lành. Nếu tình trạng vẫn tiếp tục, hãy đến gặp bác sĩ để khám và có thể được chỉ định để sử dụng các loại kem kê đơn theo toa.

3. Xỏ khuyên hoặc chấn thương khác

Nếu bạn có xỏ khuyên vú thì cần từ hai đến bốn tháng để lành lại, trong thời gian đó, núm vú có thể bị chảy máu. Nhiễm trùng có thể phát triển cả trong và sau khi lành, cũng có thể gây tụ mủ (áp xe) hình thành bên trong núm vú hoặc quầng vú.

Bất bộ phận nào làm nứt da đều có thể gây chảy máu và dẫn đến nhiễm trùng. Hầu hết việc xỏ khuyên núm vú được thực hiện trong điều kiện vô trùng, nhưng những chấn thương khác ở núm vú có thể đưa vi khuẩn vào. Điều này có thể xảy ra trong quá trình kích thích núm vú thô bạo, đặc biệt là khi da bị nứt do cắn, kẹp núm vú hoặc đồ chơi tình dục khác.

Các triệu chứng của nhiễm trùng bao gồm:

  • Đỏ và viêm
  • Đau hoặc đau khi chạm vào
  • Chảy mủ hoặc dịch bất thường

Trong trường hợp này, bạn nên giữ cho khu vực xung quanh vết xỏ khuyên hoặc vết thương của bạn càng sạch càng tốt. Rửa bằng xà phòng và nước ấm hoặc chất rửa sát trùng, chẳng hạn như Bactine. Ngâm lỗ xỏ khuyên trong dung dịch nước ấm và muối vài lần mỗi ngày cũng có thể giúp điều trị và ngăn ngừa nhiễm trùng.

Nếu bạn bị áp xe hoặc đau dữ dội, bạn nên đến bác sĩ ngay lập tức. Bác sĩ có thể dẫn lưu ổ áp xe và kê đơn thuốc kháng sinh đường uống.


Xỏ khuyên vú khiến núm vú có thể bị chảy máu.
Xỏ khuyên vú khiến núm vú có thể bị chảy máu.

4. Nhiễm trùng vú

Viêm vú là một bệnh nhiễm trùng vú gây đau và sưng đỏ. Tình trạng này phổ biến nhất ở phụ nữ đang cho con bú, nhưng cũng có thể xảy ra với bất kỳ ai. Tình trạng này thường xảy ra trong vòng ba tháng sau khi sinh.

Viêm vú thường không gây chảy máu, nhưng núm vú lại hay bị nứt và tổn thương. Nếu có chảy máu thì đó là đường xâm nhập của vi khuẩn, có thể dẫn đến nhiễm trùng vú.

Các triệu chứng của viêm vú bao gồm:

  • Đau hoặc căng vú
  • Ấm khi chạm vào
  • Cảm giác giống như cúm
  • Sưng hoặc u vú
  • Đau hoặc rát khi cho con bú
  • Đỏ vú
  • Sốt và ớn lạnh

Trong trường hợp này, nếu bạn nghi ngờ mình bị viêm vú, hãy đến gặp bác sĩ. Hầu hết các trường hợp được điều trị bằng thuốc kháng sinh uống từ 10 đến 14 ngày. Bạn sẽ cảm thấy tốt hơn trong vòng vài ngày đầu và tình trạng bệnh sẽ được cải thiện trong một hoặc hai tuần tiếp theo.

Bác sĩ sẽ kê đơn thuốc kháng sinh an toàn cho trẻ bú mẹ và mẹ nên tiếp tục cho trẻ bú. Nếu áp xe phát triển gần núm vú, có thể bạn sẽ cần phải dẫn lưu ổ áp xe đó. Bác sĩ có thể chỉ định thêm các thuốc để điều trị cơn đau và hạ sốt bằng thuốc giảm đau không kê đơn (OTC) và thuốc giúp giảm phù nề. Các thuốc phổ biến bao gồm ibuprofen (Advil) và naproxen (Aleve).


Nhiễm trùng vú là nguyên nhân dẫn đến núm vú bị chảy máu
Nhiễm trùng vú là nguyên nhân dẫn đến núm vú bị chảy máu

5. U nhú lòng tuyến (Intraductal papilloma)

U nhú lòng tuyến là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất khiến núm vú bị chảy máu, đặc biệt nếu máu chảy ra từ núm vú, tương tự như sữa. Chúng là những khối u lành tính (không phải ung thư) phát triển bên trong ống dẫn sữa.

Những khối u này nhỏ và giống như mụn cơm. Bạn có thể cảm thấy ở phía sau hoặc bên cạnh núm vú. Chúng thường khá gần với núm vú, đó là lý do tại sao chúng gây chảy máu và tiết dịch.

Các triệu chứng khác có thể xảy ra bao gồm: tiết dịch núm vú trong, trắng hoặc có máu, có cảm giác đau. Nếu máu chảy trực tiếp từ núm vú, bạn hãy đến gặp bác sĩ. Bác sĩ có thể chẩn đoán từ các triệu chứng của bạn và tư vấn cho bạn về các bước tiếp theo. Nếu bạn đã được chẩn đoán u nhú lòng tuyến, bác sĩ có thể khuyên bạn nên phẫu thuật cắt bỏ các ống dẫn bị ảnh hưởng.


Hình ảnh u nhú lòng tuyến
Hình ảnh u nhú lòng tuyến

6. Khi nào bạn nên đi khám?

Cho con bú bị đau thường liên quan đến cả việc cai sữa sớm và trầm cảm sau sinh. Hãy lên lịch iểm tra với bác sĩ của bạn nếu:

  • Núm vú bị nứt vẫn đau và chảy máu sau 24 giờ.
  • Bạn bị sốt, viêm, chảy dịch, mủ, nổi mụn nước mềm hoặc các dấu hiệu nhiễm trùng khác. Vi khuẩn có thể xâm nhập qua vết thương hở và dẫn đến nhiễm trùng vú như viêm vú.
  • Núm vú bị nứt hoặc chảy máu kèm theo đau khiến cản trở việc cho con bú. Tìm hướng điều trị từ bác sĩ hoặc chuyên gia tư vấn cho con bú càng sớm càng tốt nếu bạn đang có tình trạng này.

Núm vú bị chảy máu, bị nứt là tình trạng nhiều người mẹ gặp phải khi cho con bú. Tùy thuộc, tình trạng bệnh kèm theo các triệu chứng như sốt, viêm, chảy mủ mà mẹ cần đến các cơ sở y tế để thăm khám và điều trị.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Nguồn tham khảo: babycenter.com, healthline.com

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe