Nồng độ hormone LH nói lên điều gì?

Hormone LH đóng vai trò quan trọng đảm bảo hệ thống sinh sản hoạt động khỏe mạnh. Để có thể kiểm soát được tình trạng sức khỏe sinh sản của mình, các chuyên gia về sản khoa khuyên bạn nên tìm hiểu về loại hormone này.

1. Hormone Luteinizing (LH) là gì?

Trong cơ thể của cả nam và nữ giới, hormone này đóng vai trò rất quan trọng để đảm bảo hệ thống sinh sản có thể hoạt động khỏe mạnh.

Hormone LH được sản xuất và tiết ra ở tuyến yên trước. Hormone này được coi là hormone tuyến sinh dục vì nó có vai trò trong việc kiểm soát chức năng của buồng trứng ở nữ giới và tinh hoàn ở nam giới.

Ở nữ giới, hormone LH kích thích buồng trứng để sản xuất ra oestradiol. Khi nồng độ LH tăng cao ở giữa chu kỳ sẽ gây ra quá trình rụng trứng. Nếu thụ tinh xảy ra, hormone luteinizing sẽ kích thích hoàng thể, sản sinh progesterone để duy trì thai kỳ.

Đối với nam giới, hormone luteinizing kích thích sản xuất testosterone từ các tế bào Leydig trong tinh hoàn. Testosterone sẽ lần lượt kích thích sản sinh tinh trùng và làm nổi bật các đặc điểm giới tính ở nam giới - như giọng nói trầm hoặc sự phát triển của tóc và lông.

2. Khi nào cần xét nghiệm Hormone LH?


Làm xét nghiệm Hormone LH để kiểm tra vô sinh ở nam hoặc nữ.
Làm xét nghiệm Hormone LH để kiểm tra vô sinh ở nam hoặc nữ.

LH là một hormone giúp đảm bảo an toàn cho hệ thống sinh sản của bạn: Cụ thể là buồng trứng ở nữ giới và tinh hoàn ở nam giới. Nội tiết tố này được sản xuất trong tuyến yên, có kích thước bằng hạt đậu và nằm ngay sau mũi của bạn.

Những lý do chính mà bạn có thể làm xét nghiệm LH là kiểm tra vô sinh cho nữ giới hoặc nam giới, kiểm tra vấn đề về tuyến yên.

Bác sĩ cũng có thể kiểm tra hormone kích thích nang trứng của bạn hay còn gọi là FSH cùng một lúc khi:

  • Các triệu chứng khác với vô sinh có thể khiến bác sĩ yêu cầu xét nghiệm này bao gồm rối loạn chu kỳ kinh nguyệt, chu kì kinh nguyệt không xảy ra, mức testosterone thấp ở nam giới, ham muốn tình dục thấp ở nam giới, khối lượng cơ bắp thấp ở một người đàn ông.
  • Các dấu hiệu cho thấy bạn có thể bị rối loạn tuyến yên bao gồm mệt mỏi, sụt cân không rõ nguyên nhân, yếu cơ, chán ăn.

Trắc nghiệm: Tìm hiểu về “bí mật” của các Hormone

Hormone hầu như quyết định tới toàn bộ các chức năng quan trọng của cơ thể. Nó “làm việc” miệt mài để phát tín hiệu và điều hòa sự hoạt động của các cơ quan trong cơ thể, mô cũng như tế bào nhất định. Để hiểu hơn về vai trò cũng như cách thức các hormone tác động lên cơ thể, bạn có thể làm bài trắc nghiệm sau đây.

Nguồn tham khảo: webmd.com

Nếu bạn đang cố gắng mang thai, bác sĩ có thể muốn bạn làm xét nghiệm LH nhiều lần để xác định chính xác khi nào cơ thể bạn rụng trứng. Khi đó, lượng hormone LH trong máu của bạn sẽ tăng lên.

Các bác sĩ cũng yêu cầu xét nghiệm LH khi bé trai hay bé gái chưa bước vào tuổi dậy thì như mong đợi, hoặc dường như bước vào tuổi dậy thì sớm hơn bình thường. Mức độ LH thấp là nguyên nhân dậy thì muộn, và ngược lại, mức độ cao gây ra dậy thì sớm. Dấu hiệu dậy thì sớm bao gồm bắt đầu kinh nguyệt, phát triển vú và lông mu ở con gái; tăng trưởng dương vật và tinh hoàn ở con trai.

3. Xét nghiệm Luteinizing Hormone (LH) được thực hiện như thế nào?


Không cần phải làm gì đặc biệt để chuẩn bị, nhân viên y tế sẽ lấy máu xét nghiệm.
Không cần phải làm gì đặc biệt để chuẩn bị, nhân viên y tế sẽ lấy máu xét nghiệm.

Bạn không cần phải làm gì đặc biệt để chuẩn bị cho việc xét nghiệm này. Nhân viên chăm sóc sức khỏe sẽ lấy máu xét nghiệm của bạn. Trước hết, chuyên viên sẽ sát trùng chỗ tiêm bằng cồn. Bạn cần có một dải thun để quấn quanh phần trên của cánh tay. Để lấy mẫu xét nghiệm, nhân viên y tế sẽ tiêm kim vào tĩnh mạch trên cánh tay của bạn và gắn ống để máu chảy ra. Bạn có thể cảm thấy đau nhói khi kim đâm vào. Khi ống đầy, kỹ thuật viên hoặc y tá sẽ tháo kim và thoa miếng gạc băng hay bông gòn lên chỗ vừa tiêm để cầm máu. Toàn bộ điều này chỉ mất một vài phút. Bạn có thể cảm thấy lâng lâng sau khi xét nghiệm và tay bạn cũng có thể xuất hiện vết bầm do lấy máu.

Nồng độ hormone LH nói lên điều gì?


Ở phụ nữ, nồng độ hormone LH quá cao thường liên quan đến hội chứng buồng trứng đa nang.
Ở phụ nữ, nồng độ hormone LH quá cao thường liên quan đến hội chứng buồng trứng đa nang.

  • Ở nữ giới: Nồng độ LH cao trong máu của một người phụ nữ có thể là dấu hiệu của bệnh suy buồng trứng nguyên phát. Nồng độ LH thấp có thể là dấu hiệu của suy buồng trứng thứ phát, có nghĩa là vấn đề với tuyến yên hoặc vùng dưới đồi (một phần của não).
  • Ở nam giới: Ở nam giới, nồng độ LH cao trong máu là dấu hiệu của vấn đề về tinh hoàn. Nồng độ LH thấp có nghĩa là vấn đề với tuyến yên hoặc vùng dưới đồi.

Những người có lượng hormone luteinizing cao có thể bị vô sinh, bởi vì hormone ảnh hưởng trực tiếp đến hệ thống sinh sản. Ở phụ nữ, nồng độ hormone LH quá cao thường liên quan đến hội chứng buồng trứng đa nang, tạo ra mức testosterone không phù hợp. Một số điều kiện di truyền, như hội chứng Turner hoặc hội chứng Klinefelter, cũng có thể gây ra nồng độ cao của hormone. Những người có các điều kiện này thường không thể có con.

Nồng độ hormone luteinizing thấp cũng có thể gây vô sinh, vì mức độ không đủ sẽ hạn chế việc sản xuất tinh trùng hoặc quá trình rụng trứng. Quá ít hormone luteinizing sẽ làm ngừng rụng trứng ở phụ nữ hoặc tạo ra sự thiếu hụt bài tiết hormone giải phóng gonadotrophin (GnRH) ở nam giới.

Có thể nói, xét nghiệm nồng độ Hormone LH có vai trò quan trọng để kiểm tra chức năng sinh sản. Khi thấy cơ thể có những dấu hiệu bất thường, bạn nên đi xét nghiệm LH để được bác sĩ kiểm tra và đưa ra phương án điều trị kịp thời.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết tham khảo nguồn: Webmd.com; Hormone.org

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe