Bài viết được viết bởi Bác sĩ Ngô Văn Dần - Khoa Sơ sinh - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City.
Nôn trớ ở trẻ sơ sinh là hiện tượng phổ biến trong những tuần đầu sau sinh, khi bé vừa ăn xong hay bé vặn người.
1. Biểu hiện bệnh lý đi kèm khi trẻ nôn trớ sau bú?
Phân biệt giữa nôn và trớ:
- Nôn là sự tống xuất gắng sức toàn bộ hay một phần các chất chứa trong dạ dày ra ngoài. Vì vậy nôn cần có sự co bóp của dạ dày phối hợp với sự co thắt của các cơ bụng. Và nôn được xem là một phản xạ bảo vệ cho cơ thể. Nôn có thể là triệu chứng của nhiều bệnh lý khác nhau.
- Trớ là sự di chuyển của chất trào ngược từ dạ dày qua hầu họng lên miệng, hoặc có thể qua miệng ra ngoài số lượng ít. Và trớ chỉ do sự co bóp đơn thuần của dạ dày. Thông thường trớ thường đi kèm với ợ hơi. Trớ rất hay gặp ở trẻ sơ sinh, đặc biệt sau khi bú sữa mẹ.
Một số dấu hiệu đi kèm nôn trớ bệnh lý:
- Trẻ không tăng cân, hoặc bị sụt cân
- Quấy khóc suốt ngày vì khó chịu
- Trẻ không chịu bú sữa
- Môi và miệng trẻ bị khô. Tình trạng này có thể do trẻ bị mất nước
- Chất lỏng trào ra có màu bất thường. Như màu xanh lá cây, màu vàng, màu đỏ hồng. Hoặc trẻ nôn ra chất như bã cà phê
- Nôn trớ ra máu
- Tiêu chảy, phân có máu
- Khó thở
- Sốt
- Bắt đầu trớ từ 6 tháng trở lên
Nếu trẻ bị nôn trớ kèm những dấu hiệu bất thường trên, cha mẹ cần đưa trẻ đi khám bác sĩ ngay. Hoặc thậm chí nếu cha mẹ cảm thấy trẻ không khỏe, đừng ngần ngại đưa trẻ đi khám.
2. Giải pháp khắc phục tình trạng nôn trớ?
Ngoại trừ nguyên nhân do bệnh lý, những trường hợp trẻ sơ sinh bị nôn trớ sữa thông thường đều có thể được cải thiện. Những cách khắc phục:
2.1. Đảm bảo tư thế và cách ngậm bắt vú đúng
- Cách cho bé bú cũng có thể là nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị nôn trớ. Tư thế và cách ngậm bắt vú không đúng sẽ khiến trẻ “hút” vào cùng lúc một lượng khí thừa đáng kể. Trong khi thể tích dạ dày của trẻ còn quá nhỏ. Vì vậy dễ gây nôn trớ cho trẻ.
- Để tránh tình trạng này, khi cho bé bú mẹ, bạn chỉ nên cho bé bú từ từ, tránh để bé ăn quá no mỗi lần. Với trẻ bú bình, mẹ nên giữ cho bình sữa nghiêng 45 độ. Sao cho sữa luôn ngập cổ bình, không để khí “len lỏi” vào dạ dày bé.
2.2. Chia nhỏ khẩu phần của trẻ
Không nên cho bé bú quá nhiều trong 1 lần. Cha mẹ nên chia nhỏ khẩu phần ăn trong ngày cho trẻ. Với lượng sữa đã được giảm bớt mỗi lần, giúp bé tiêu hóa nhanh và dễ dàng hơn.
2.3. Không để trẻ nằm ngay sau khi bú sữa
Sau khi cho bé ăn xong, bạn không nên cho bé nằm ngay. Cha mẹ nên cho bé ợ hơi để “giải thoát” bớt lượng khí thừa, tránh làm con bị đầy bụng, khó tiêu. Có thể bé trẻ ở tư thế thẳng trong 20 – 30 phút, vỗ lưng ợ hơi sau khi bú. Không nảy người trẻ hoặc đung đưa trẻ quá nhiều sau khi bú.
2.4. Massage quanh rốn nhẹ nhàng
Việc massage quanh rốn, theo chiều kim đồng hồ giúp tăng hoạt động của ruột, tăng tiết dịch. Giúp trẻ tiêu hóa nhanh hơn, bài tiết phân đều đặn hàng ngày, làm giảm chướng bụng và nôn trớ.
2.5. Tránh quần áo hoặc tã lót bó sát vùng bụng trẻ
Việc mặc quần áo quá chật hay bó sát có thể gây áp lực lên bụng, khiến trẻ nôn trớ.
2.6. Bổ sung canxi cho trẻ
Nôn trớ đi kèm với triệu chứng vặn mình, khó ngủ, vã mồ hôi đêm,... có thể là dấu hiệu cho thấy có thể trẻ không có đủ lượng canxi cần thiết. Trong trường hợp này, bạn nên thảo luận với bác sĩ, nếu cần nên định lượng canxi máu để quyết định bổ sung canxi cho trẻ.
Sau khi đã điều chỉnh mà nôn trớ không cải thiện và còn kèm theo các dấu hiệu bất thường. Bao gồm: sốt, quấy khóc liên tục, lơ mơ, co giật, nôn liên tục, chất nôn bất thường,... cần đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế.
3. Khi nào cần nhập viện điều trị? Các biện pháp chẩn đoán tại bệnh viện
Nếu trẻ có các biểu hiện nôn trớ bệnh lý thì cần cho bé nhập viện như:
- Nôn trớ nhiều, nôn trớ dịch xanh, vàng, hoặc nôn ra máu, nôn tất cả mọi thứ.
- Bụng trướng nhiều, thường kèm theo không thể đi ngoài được.
- Trẻ bú kém hoặc bỏ bú.
- Kèm theo các triệu chứng khác như: sốt, khó thở, môi khô, mắt trũng.
- Trẻ quấy khóc nhiều không thể dỗ được.
- Hoặc cha mẹ cảm thấy con không khỏe.
Các phương pháp chẩn đoán tại bệnh viện:
- Trẻ sẽ được hỏi kỹ bệnh sử, cách cho ăn, các triệu chứng để định hướng nguyên nhân.
- Các bác sĩ sẽ khám toàn diện trẻ: tìm các triệu chứng bệnh lý.
- Trẻ có thể cần được làm xét nghiệm máu: Công thức máu, điện giải đồ, CRP để phục vụ chẩn đoán, điều trị.
- Chụp Xquang bụng: Một số trường hợp nghi ngờ bệnh lý ngoại khoa như tắc ruột, lồng ruột, xoắn ruột. Nhiều trường hợp có thể trẻ cần chụp lưu thông ruột hoặc chụp đại tràng cản quang để chẩn đoán chính xác.
- Siêu âm bụng: Hỗ trợ thêm với Xquang tìm căn nguyên (luồng trào ngược, xoắn ruột,...)
- Các bác sĩ sẽ khám toàn diện trẻ: Tìm các triệu chứng bệnh lý. điều trị ngoại khoa.
Để tránh tình trạng nôn trớ xảy ra ở trẻ nhỏ, cha mẹ nên bổ sung kẽm hợp lý cho con, cùng các vitamin và khoáng chất quan trọng khác như lysine, crom, vitamin nhóm B,... Các chất dinh dưỡng này sẽ giúp con ăn ngon, có hệ miễn dịch tốt, tăng cường đề kháng để ít ốm vặt và ít gặp các vấn đề tiêu hóa.
Thực Phẩm bảo vệ sức khỏe LAMINKID I:
Sản phẩm có công dụng bổ sung vi khoáng và vitamin cho cơ thể. Hỗ trợ tiêu hóa, tăng cường hấp thu thức ăn, giúp trẻ ăn ngon. Hỗ trợ nâng cao đề kháng cho trẻ, hỗ trợ giảm nguy cơ mắc bệnh do sức đề kháng kém như viêm đường hô hấp trên, cảm cúm.
Đối tượng sử dụng:
- Trẻ biếng ăn, kém hấp thu thức ăn, trẻ gầy yếu, suy dinh dưỡng, chậm phát triển.
- Trẻ có sức đề kháng kém, đang ốm hoặc vừa ốm dậy, trẻ hay mắc các bệnh viêm đường hô hấp trên, cảm cúm.
Chịu trách nhiệm về chất lượng sản phẩm:
- Công ty Cổ phần dược phẩm Elepharma
- Số 9, phố Trương Công Giai, tổ 17, Phường Dịch Vọng, Quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội, Việt Nam
- (ĐT) 1800 6091; (E) info.elepharma@gmail.com
Xem thêm thông tin về sản phẩm tại: https://i.vinmec.com/laminkid
Đăng ký tư vấn dinh dưỡng cho bé tại: https://i.vinmec.com/dangkytuvandinhduong