Để có thai thành công, ngoài các yếu tố như trứng có chất lượng tốt thì phôi khỏe mạnh độ dày lớp niêm mạc tử cung là cũng là một trong những yếu tố quan trọng đóng vai trò chính để quá trình cấy phôi thành công được thành công.
1. Độ dày niêm mạc tử cung bình thường là bao nhiêu?
Độ dày bình thường của lớp niêm mạc tử cung thường xuyên thay đổi trong suốt cuộc đời của một người phụ nữ, diễn ra từ thời thơ ấu, cho đến khi trưởng thành về cơ quan sinh dục, lúc mang thai và sau khi mãn kinh.
- Theo Hiệp hội X-quang Bắc Mỹ (Radiological Society of North America), niêm mạc tử cung ở mức mỏng nhất trong thời kỳ kinh nguyệt, khi đó thường dày khoảng từ khoảng 2 đến 4 mm.
- Nửa đầu của giai đoạn tăng sinh bắt đầu vào khoảng ngày thứ 6 đến ngày thứ 14 của kỳ kinh hoặc khoảng thời gian giữa khi kết thúc kinh nguyệt, khi ngừng chảy máu và trước khi rụng trứng. Ở các giai đoạn này, lớp niêm mạc tử cung bắt đầu dày lên và có thể đo được từ 5 đến 7 mm.
- Khi chu kỳ tiến triển và tiến tới rụng trứng, lớp niêm mạc tử cung phát triển dày hơn, lên tới khoảng 11 mm.
- Khoảng 14 ngày trong chu kỳ kinh nguyệt, estrogen tăng đột ngột ở giữa chu kỳ kích hoạt giải phóng trứng. Trong giai đoạn này, bề dày niêm mạc tử cung là lớn nhất và có thể đạt tới 16 mm.
Độ dày lớp niêm mạc tử cung đóng vai trò rất quan trọng trong thai kỳ. Các chuyên gia sinh sản cho rằng độ dày của lớp niêm mạc tử cung có liên quan đến khả năng mang thai khỏe mạnh, mang đủ tháng khi lớp niêm mạc tử cung không quá mỏng cũng không quá dày. Điều này cho phép phôi làm tổ thành công và nhận được đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết.
2. Phương pháp đánh giá bề dày niêm mạc tử cung
Đo bề dày nội mạc tử cung ( Endometrial thickness - viết tắt là EMT) là một kỹ thuật siêu âm dễ thực hiện tại nhiều cơ sở Y tế. Đây là một công cụ đáng tin cậy để đánh giá lớp niêm mạc tử cung kể cả ở những bệnh nhân có kích thích buồng trứng.
3. Niêm mạc tử cung dày bao nhiêu thì chuyển phôi?
Phần lớn các nhà khoa học đồng ý rằng nếu EMT ≥ 8 mm thì khả năng phôi làm tổ tốt hơn.
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến lớp niêm mạc tử cung mỏng như dính buồng tử cung. Đối với dính buồng tử cung cần phải được phát hiện bằng chụp buồng tử cung vòi trứng có cản quang trước khi thực hiện IVF. Ở những trường hợp không dính buồng tử cung, các chuyên gia cho rằng có thể do lớp chức năng của niêm mạc tử cung không phát triển dẫn đến lớp lót mỏng.
4. Canh niêm mạc bao nhiêu ngày thì chuyển phôi
Trước khi chuyển phôi, người phụ nữ sẽ được bác sĩ chỉ định sử dụng một số loại thuốc nội tiết như estrogen tại ngày đầu của chu kỳ kinh nguyệt. Tiếp theo, bác sĩ sẽ theo dõi niêm mạc tử cung cho đến khi nào đạt độ dày từ EMT ≥ 8 mm thì sẽ bắt đầu chuyển phôi.
Độ dày lý tưởng để chuyển phôi khoảng từ 8 đến 14 mm, và nếu ở ngoài khoảng này thì không phải thời điểm thích hợp nhất để chuyển phôi. Tuy nhiên, tùy từng trường hợp cụ thể, bác sĩ sẽ tư vấn đưa ra thời điểm chuyển phôi thích hợp nhất.