Những thông tin cơ bản về hiến máu nhân đạo

Bài viết được viết bởi ThS.BS Phạm Thị Thùy Nhung - Phó Trưởng khoa Xét nghiệm, Khoa Xét nghiệm - Bệnh viện đa khoa Quốc tế Vinmec Hải Phòng

Khi hiến máu thì cơ thể sẽ kích thích tủy xương sinh máu. Trên thực tế, đã có rất nhiều người hiến máu nhiều lần mà sức khỏe vẫn bình thường. Vì thế bạn nên an tâm về vấn đề này.

1. Hiến máu có hại không?

Các chuyên gia cho biết, nếu mỗi lần hiến dưới 1/10 lượng máu trong cơ thể thì không có hại đến sức khỏe. Sau khi hiến máu, các chỉ số máu trong cơ thể sẽ có chút thay đổi, nhưng vẫn nằm trong giới hạn sinh lý bình thường, không hề gây ảnh hưởng đến các hoạt động thường ngày của cơ thể do lượng máu trữ trong gan, lách được đẩy vào tuần hoàn.

2. Hiến máu có lợi gì?

2.1 Được kiểm tra sức khỏe

Khám sức khỏe là phần bắt buộc trước khi hiến máu. Bạn sẽ được kiểm tra cân nặng, mạch, huyết áp, có thiếu máu hạy không.. sau đó bạn sẽ được một bác sĩ thăm khám trực tiếp nhằm đảm bảo bạn không mắc các bệnh lý nội khoa nặng khác như suy tim, suy gan, suy thận, thiếu máu mãn tính, bệnh ác tính...

Như vậy mỗi lần hiến máu, bạn sẽ cơ hội được khám sức khỏe miễn phí, bên cạnh đó bác sĩ cũng sẽ giúp bạn phát hiện sớm một số bệnh lý tiềm ẩn nếu có như tăng huyết áp, bệnh tim mạch...

2.2 Được thực hiện một số xét nghiệm máu

Mẫu máu của bạn sẽ được xét nghiệm nhóm máu, các bệnh lây truyền qua đường máu như HIV, viêm gan B, viêm gan C, giang mai.

Như vậy việc hiến máu giúp bạn biết mình nhóm máu gì và có mắc các bệnh truyền nhiễm thông thường hay không?

  • Giúp kích thích khả năng tạo máu của cơ thể

Thành phần máu bao gồm tế bào máu và huyết tương chúng luôn được đổi mới hàng ngày. Mỗi tế bào máu có đời sống nhất định như hồng cầu là 120 ngày. Tiểu cầu 8-12 ngày. Mỗi ngày số lượng tế bào máu bị tiêu huỷ sinh lý do tới giới hạn của đời sống là khoảng 25-50 ml máu. Tủy xương là cơ quan tạo máu chính, nó sản sinh các tế bào máu mới tương đương với lượng máu bị hủy sinh lý. Khi máu ngoại vi thiếu hụt dưới tác động của cơ chế kích thích tạo máu, tủy xương sẽ tăng sinh gấp 7-8 lần bình thường để tạo ra hồng cầu và các tế bào máu mới. Sau thời gian hiến máu khoảng từ 3-4 tuần các thành phần máu được hồi phục gần như bình thường. Do đó khi hiến máu việc thay đổi một số lượng tế bào máu già cỗi bằng số lượng tế bào máu mới khỏe mạnh có đời sống dài đảm bảo chức năng tốt hơn. Thực tế, chỉ có phụ nữ trong lứa tuổi sinh sản mới có quá trình mất máu sinh lý mỗi tháng do chu kỳ kinh nguyệt. Các đối tượng khác như nam giới, phụ nữ sau mãn kinh, các tế bào hồng cầu được thay mới một cách chậm chạp, khả năng ứng phó với sự mất máu sẽ kém đi nếu thiếu máu đột ngột xảy ra. Chính vì thế, đi hiến máu định kỳ là một dịp để nguồn máu trong huyết quản trở nên tươi mới hơn cũng như hệ tạo máu thường xuyên được trau dồi.

  • Cải thiện sức khỏe tim mạch

Hiến máu thường xuyên có thể giúp bạn kiểm soát được hàm lượng sắt. Lượng sắt dư thừa hình thành trong cơ thể có thể gây tổn thương oxi hóa, đây là nguyên nhân chính gây tổn thương mô.

Vì vậy, hiến máu không chỉ giúp kiểm soát hàm lượng sắt trong cơ thể mà còn giảm đáng kể nguy cơ bệnh tim nói chung. Ngoài ra, nó cũng cải thiện sức khỏe tim bằng cách làm giảm nguy cơ lão hóa sớm, đột quỵđau tim.


Hiến máu giúp cải thiện sức khỏe tim mạch giảm nguy cơ đau tim
Hiến máu giúp cải thiện sức khỏe tim mạch giảm nguy cơ đau tim

  • Giảm nguy cơ bệnh gan và ung thư

Mặc dù chưa có nghiên cứu xác nhận rằng hiến máu làm giảm nguy cơ tổn thương và ung thư gan nhưng có vẻ như nó có tác dụng tích cực lên gan. Cơ chế của tác động này dựa trên chuyển hóa sắt. Vì dư thừa sắt trong cơ thể gây áp lực cho gan, gây ra rối loạn ở gan, hiến máu giúp ổn định lại hàm lượng sắt trong cơ thể, do vậy giảm nguy cơ tổn thương gan.

Ngoài ra, sắt dư thừa tích tụ trong gan gây oxy hóa mô gan, tổn thương cơ quan này, trong một số trường hợp có thể dẫn tới ung thư gan. Vì vậy, thường xuyên hiến máu làm giảm nguy cơ mắc ung thư gan.

  • Tạo cảm giác hài lòng

Hiến máu nhân đạo, người hiến máu làm việc thiện san sẻ với cộng đồng, có ý thức đảm bảo an toàn cho người nhận, bản thân giữ gìn sức khỏe có lối sống lành mạnh để tiếp tục tham gia hiến máu trở lại. Hiến máu đem lại cho bạn cảm giác tuyệt vời vì nghĩ rằng bạn có thể cứu giúp tính mạng của ai đó.

3. Ai không nên hiến máu?

  • Tuổi dưới 18 và trên 60
  • Tình trạng sức khỏe
  • Mắc các bệnh mạn tính hoặc cấp tính theo quy định
  • Huyết áp tâm thu > 160 mmHg hoặc <100 mmHg
  • Huyết áp tâm trương > 100 mmHg hoặc < 60 mmHg
  • Nhịp tim >90 lần/phút hoặc <60 lần /phút
  • Gầy, sút cân nhanh trên 10% cân nặng cơ thể trong thời gian 6 tháng

4. Các đối tượng không nên hiến máu

Những đối tượng không thỏa một trong các tiêu chuẩn nêu trên sẽ không được chấp thuận tham gia hiến máu. Ngoài ra, theo hướng dẫn của Bộ Y tế trong thông tư số 26/2013/TT-BYT về Hướng dẫn hoạt động truyền máu, thì các đối tượng sau cần phải trì hoãn hiến máu gồm:

4.1. Những người phải trì hoãn hiến máu trong 12 tháng

  • Khi phục hồi hoàn toàn sau các can thiệp ngoại khoa;
  • Khỏi bệnh sau khi mắc các bệnh lý truyền nhiễm qua đường máu như bệnh sốt rét, giang mai,...
  • Người kết thúc đợt tiêm vắc-xin phòng bệnh dại sau khi bị động vật cắn, hoặc tiêm, truyền máu, các chế phẩm máu và chế phẩm sinh học nguồn gốc từ máu;
  • Sau khi sinh con hoặc chấm dứt thai nghén.

Người kết thúc đợt tiêm vắc-xin phòng bệnh dại cần trì hoãn hiến máu trong 12 tháng
Người kết thúc đợt tiêm vắc-xin phòng bệnh dại cần trì hoãn hiến máu trong 12 tháng

4.2. Những người phải trì hoãn hiến máu trong 06 tháng

  • Sau xăm trổ trên da;
  • Sau bấm lỗ tai, bấm mũi, bấm rốn hoặc tại các vị trí khác của cơ thể;
  • Khi có sự phơi nhiễm với máu và dịch cơ thể từ người có nguy cơ hoặc đã nhiễm các bệnh lây truyền qua đường máu;
  • Khỏi bệnh sau khi mắc một trong các bệnh thương hàn, nhiễm trùng huyết, bị rắn cắn, viêm tắc động mạch, viêm tắc tĩnh mạch, viêm tủy xương, viêm tụy.

4.3. Những người phải trì hoãn hiến máu trong 04 tuần

4.4. Những người phải trì hoãn hiến máu trong 07 ngày

  • Khỏi bệnh sau khi mắc một trong các bệnh sau: cúm, cảm lạnh, dị ứng mũi họng, đau nửa đầu Migraine, viêm họng;
  • Trước hay sau chu kỳ kinh nguyệt với nữ giới;
  • Tiêm các loại vắc-xin theo quy định.

4.5. Một số nghề nghiệp và hoạt động đặc thù

Người hiến máu nếu làm một số công việc và thực hiện các hoạt động đặc thù sau đây chỉ được hiến máu trong ngày nghỉ, hoặc chỉ được thực hiện các công việc, hoạt động này sau khi hiến máu ít nhất 12 giờ:

  • Người làm công việc trên cao hoặc dưới độ sâu: Phi công, công nhân làm việc trên cao, lái cần cẩu, người leo núi, thợ mỏ, thủy thủ, thợ lặn;
  • Người vận hành các phương tiện giao thông công cộng: Lái xe buýt, lái tàu hoả, lái tàu thuỷ;
  • Các trường hợp khác: Vận động viên chuyên nghiệp, người vận động và tập luyện nặng.

5. Chăm sóc sau hiến máu như thế nào?

5.1 Chăm sóc sức khỏe sau khi về nhà

Sau thời gian hiến máu, bác sĩ sẽ rút kim tiêm ra và bạn cần giữ chặt miếng bông đặt lên vết tiêm trong 5 phút để đảm bảo máu ngừng chảy. Nếu máu không ngừng chảy, bạn nên gập tay lại đảm bảo cho bàn tay chạm vào vai trong 5 – 10 phút hoặc tới khi máu ngừng chảy thì thả tay xuống.Uống nước, ăn nhẹ để cơ thể dần hồi phục sau khi bị lấy đi 1 lượng lớn máu, nên nghỉ ngơi khoảng 15-20 phút, không nên ra về ngay. Nước và thức ăn nhẹ tại điểm hiến máu sẽ được cung cấp đầy đủ, bạn không cần chuẩn bị trước. Khi xuất hiện các triệu chứng chóng mặt, đau đầu, buồn nôn, thông báo ngay cho bác sĩ để được thăm khám và chăm sóc tốt hơn.


Sau khi hiến máu xuất hiện các triệu chứng chóng mặt, đau đầu nên báo ngay cho bác sĩ
Sau khi hiến máu xuất hiện các triệu chứng chóng mặt, đau đầu nên báo ngay cho bác sĩ

5.2 Chăm sóc sức khỏe sau khi về nhà

Sau khi hiến máu, bạn sẽ được dán băng cá nhân lên vị trí tiêm, bạn nên để miếng băng ở đó trong 5 giờ, không nên gỡ ra ngay sau khi về nhà.

  • Vệ sinh vùng da quanh băng cá nhân với nước sạch và xà phòng diệt khuẩn để ngăn ngừa viêm nhiễm tối đa.
  • Nên uống đủ nước, tránh dùng đồ uống có cồn trong 24 tiếng sau khi hiến máu.
  • Hạn chế làm việc nặng, tuyệt đối không nhấc vật nặng, tập thể dục với cường độ cao trong ngày.
  • Khi đang làm việc, giải trí, hoạt động, bạn cảm thấy chóng mặt, đau đầu nhẹ nên dừng lại mọi hoạt động, nghỉ ngơi cho tới khi bạn cảm thấy khỏe lại.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe