Những tai nạn thường gặp ở trẻ nhỏ và cách phòng tránh

Giữ an toàn cho trẻ bằng cách hiểu biết và dự đoán những nguy cơ gây tai nạn thường gặp để có các biện pháp phòng tránh và làm cho môi trường của con bạn an toàn hơn. Hàng ngày, con bạn có rất nhiều các hoạt động như tập đi, hoặc chạy hoặc bò quanh nhà,.... những hoạt động này của trẻ luôn tiềm ẩn khả năng xảy ra một loạt các tai nạn. Điều này là khó tránh khỏi khi con của bạn luôn tò mò muốn khám phá thế giới, nhưng bạn có thể thực hiện các biện pháp để ngăn ngừa tai nạn. Vậy bạn nên chú ý điều gì? Trong bài viết này, chúng tôi sẽ cung cấp những thông tin hữu ích để giúp những người chăm sóc trẻ kịp thời nhận biết được những tai nạn thường gặp ở trẻ nhỏ và cách phòng tránh.

1. Làm thế nào để trẻ không bị bỏng?

Bỏng là một loại chấn thương đối với da hoặc các mô khác do nhiệt, điện, hóa chất, ma sát hoặc bức xạ. Ở trẻ em, bỏng là một trong những chấn thương do tai nạn thương tích phổ biến nhất ở trẻ em, có thể xảy ra trong các trường hợp như:

  • Bỏng do cháy nắng
  • Bỏng hoặc điện giật do đưa ngón tay hoặc trẻ cầm nắm đồ vật vào ổ điện hoặc cắn dây điện.
  • Những ngọn lửa từ bếp, diêm, thuốc lá khi đốt, lò sưởi, lửa từ các đám cháy,... cũng có thể gây bỏng cho trẻ.
  • Trẻ bị bỏng khi chạm vào các bề mặt nóng như mặt bếp, vị trí nóng xung quanh lò sưởi,...
  • Các loại chất lỏng nóng từ nước, hơi nước sôi, nước tắm,... cũng có thể gây bỏng cho trẻ.

Dưới đây là những lời khuyên an toàn cho trẻ:

  • Các phụ huynh không bao giờ được để trẻ tới gần khu vực nấu ăn, tránh các loại thức ăn vừa được nấu nướng xong, các loại chất lỏng nóng như nước sôi, nước canh,... cần được đặt ở các vị trí xa tầm với của trẻ.
  • Nếu phải để trẻ vào khu vực nhà bếp thì các phụ huynh phải chú ý luôn giám sát từng hoạt động của trẻ và tránh các vật dụng nóng khỏi tầm với của trẻ.
  • Hệ thống nước nóng sử dụng trong gia đình không được đặt quá 50 độ C.
  • Các hệ thống báo động khói, lửa cần được cài đặt ở tất cả các tầng trong nhà và gần các phòng ngủ, đảm bảo nếu có cháy xảy ra thì các phụ huynh có thể lập tức di dời tới nơi an toàn.

Bỏng là một loại chấn thương đối với da hoặc các mô khác do nhiệt, điện, hóa chất, ma sát hoặc bức xạ
Bỏng là một loại chấn thương đối với da hoặc các mô khác do nhiệt, điện, hóa chất, ma sát hoặc bức xạ

2. Trẻ bị ngộ độc khi nào?

Mỗi ngày ở Hoa Kỳ có hơn 300 trẻ em phải điều trị do ngộ độc thực phẩm, ngộ độc hóa chất,... Ngộ độc ở trẻ em có thể xảy ra do:

  • Trẻ nuốt phải dầu gội đầu, thuốc cạo râu, nước hoa, các sản phẩm làm sạch như nước rửa tay, rửa bát, vệ sinh nhà tắm,...
  • Trẻ uống phải thuốc hoặc vitamin không đúng thuốc, không đúng liều lượng.
  • Khi trẻ tiếp xúc với các khí Carbon monoxide từ các thiết bị gas như bếp và lò sưởi.

Để tránh các trường hợp trẻ bị ngộ độc xảy ra, các phụ huynh cần lưu ý:

  • Loại bỏ các loại thuốc đã hết hạn sử dụng hoặc không cần thiết, kể cả các loại thuốc kê theo đơn hay thuốc không kê theo đơn cũng cần rà soát lại sau thời gian sử dụng.
  • Các loại thuốc hay sản phẩm chăm sóc cá nhân, dung dịch tẩy rửa và hóa chất gia dụng xa tầm tay của trẻ nhỏ.
  • Lắp đặt máy dò carbon monoxide tại một số vị trí cố định trong gia đình.

3. Trẻ bị tai nạn đuối nước

Đuối nước vẫn là nguyên nhân tử vong cao đối với trẻ dưới 14 tuổi, ngay cả một lượng nhỏ nước cũng có thể gây nguy hiểm cho trẻ nhỏ. Để tránh các tai nạn chết đuối có thể xảy ra, các phụ huynh cần lưu ý:

  • Cần thận trọng khi trẻ nhỏ ở xung quanh khu vực có chứa nước như bồn tắm, xô, nhà vệ sinh,... hay thậm chí cả tủ đá và tủ mát có chứa nước hoặc đá.
  • Đảm bảo không để trẻ tiếp cận với các bồn tắm nước nóng, spa, bồn tạo sóng và hồ bơi mà không có sự giám sát, theo dõi của các phụ huynh.
  • Để trẻ tránh xa đài phun nước, mương dẫn nước, hố ga hoặc giếng.
  • Giám sát trẻ chặt chẽ bất cứ khi nào trẻ chơi ở các khu vực nước.
  • Các phụ huynh nên giữ nắp bồn cầu xuống và đóng cửa phòng tắm khi không sử dụng.

Đuối nước vẫn là nguyên nhân tử vong cao đối với trẻ dưới 14 tuổi
Đuối nước vẫn là nguyên nhân tử vong cao đối với trẻ dưới 14 tuổi

4. Làm thế nào để tránh trẻ bị ngã?

Các tình huống trẻ ngã và nhào lộn là không thể tránh khỏi khi trẻ học cách đứng, đi, chạy và leo trèo. Mặc dù hầu hết đều không nghiêm trọng nhưng té ngã thực sự trở thành nguyên nhân gây ra các chấn thương ở trẻ, bao gồm chấn thương vùng đầu, gãy xươngbong gân, và các vết thương hoặc bầm tím.

Một số vị trí trẻ dễ bị ngã bao gồm:

  • Các loại ghế cao
  • Giường, bàn thay đồ và đồ nội thất khác
  • Cầu thang
  • Sàn trơn
  • Xe đẩy hàng
  • Một số trò chơi mạo hiểm
  • Ghế trẻ sơ sinh không đảm bảo an toàn
  • Xe tập đi của trẻ
  • Các cửa sổ không được sử dụng các thanh chắn bảo vệ

Các phụ huynh cần chú ý những điều sau để hạn chế các trường hợp trẻ ngã sau:

  • Lắp đặt các tấm chắn cửa sổ, cửa cầu thang, thanh chắn bảo vệ.
  • Đưa trẻ đến các khu vực sân chơi phù hợp với lứa tuổi có bề mặt mềm
  • Không bao giờ được để trẻ trên bàn thay đồ hoặc đồ đạc khác mà không có sự giám sát của các phụ huynh

Các tình huống trẻ ngã và nhào lộn là không thể tránh khỏi khi trẻ học cách đứng, đi, chạy và leo trèo
Các tình huống trẻ ngã và nhào lộn là không thể tránh khỏi khi trẻ học cách đứng, đi, chạy và leo trèo

5. Phải làm thế nào khi trẻ bị nghẹt thở

Trẻ nhỏ thường chơi đồ chơi và hay đưa khá nhiều thứ vào miệng thậm chí cả những đồ vật có thể gây nguy hiểm cho đường thở của trẻ. Các vật dụng hàng ngày có thể gây nguy hiểm cho trẻ bao gồm:

  • Các mẫu thức ăn (bao gồm cả thức ăn cho vật nuôi) như thạch miếng, đồ ăn cứng,... đồ chơi của trẻ, pin, nắp chai, bóng bay, viên bi, nắp bút hoặc bút đánh dấu, nam châm, nút bấm, dây chun, kẹp tóc hoặc nơ nhỏ và hạt nước là những nguy cơ gây nghẹt thở.
  • Các đồ trang sức như dây chuyền, dây rút trên quần áo, băng đô trẻ em, dây, cà vạt và ruy băng cũng như dây trên đồ chơi, thiết bị gia dụng, rèm cửa sổ và các đồ đạc khác có thể gây ra siết cổ ở trẻ em.
  • Dây an toàn trên các vị trí ngồi được thắt chặt không đúng cách trên xe cao hoặc xe đẩy có thể khiến em bé trượt xuống và mắc kẹt.
  • Ở nôi cũ có ray thả có thể khiến trẻ bị kẹt và chăn, gối, đệm cũi và đệm hơi có thể dẫn đến ngạt thở.

Các phụ huynh nên lưu ý một số lời khuyên cho trẻ sau:

  • Vị trí để cũi và giường của trẻ tránh xa cửa sổ có rèm hoặc dây.
  • Kiểm tra giữa đệm ghế sofa và ghế xem có đồ chơi nhỏ bị rơi xuống mà trẻ có thể dùng tay để tìm thấy chúng
  • Không bao giờ đặt em bé của bạn nằm sấp trên bề mặt mềm.
  • Các bậc phụ huynh nên tìm hiểu hoặc tham gia các lớp dạy cách sơ cứu khẩn cấp khi trẻ bị nghẹt thở và cách hô hấp nhân tạo, đồng thời đảm bảo rằng bất kỳ ai chăm sóc trẻ cũng được đào tạo về khóa học này để có thể sử dụng khi các trường hợp trẻ bị nghẹt có thể xảy ra.

6. Các chấn thương thông thường khác.

Có rất nhiều tình huống có thể dẫn tới tai nạn thương tích ở trẻ kể cả ở một số tình huống mà các bậc phụ huynh không thể ngờ tới. Dưới đây là những chấn thương khác cần chú ý:

  • Trẻ bị các chấn thương ở mũi do khi chạy bị va đập vào các vật cứng cố định hoặc tơi trên bề mặt cứng, hoặc khi hướng của đồ chơi bị sai lệch và văng vào trẻ hay ở các tình huống trẻ đánh nhau với các trẻ khác.
  • Các đồ vật mắc kẹt trong lỗ mũi hoặc tai, chẳng hạn như đá nhỏ, sỏi, các hạt đậu,...
  • Vết cắt và trầy xước do móng tay nhọn, vật nuôi, vật sắc nhọn, cạnh đồ nội thất, gậy và các vật nhọn khác bên ngoài.
  • Các tổn thương ở mắt do bụi, cắt, thuốc xịt hóa chất hoặc các loại tạp chất khác.
  • Các vết cắn từ động vật, côn trùng hoặc từ các trẻ khác

Các bậc phụ huynh cần bảo vệ trẻ trong tất cả các trường hợp có thể xảy ra tai nạn thương tích, giữ trẻ an toàn. Bên cạnh đó, các phụ huynh nên tham gia các khóa học sơ cấp cứu cho trẻ khi tình huống đó xảy ra.


Trẻ có thể bị chấn thương mũi do va đập vào các vật cứng khi chạy nhảy
Trẻ có thể bị chấn thương mũi do va đập vào các vật cứng khi chạy nhảy

7. Tai nạn thương tích khi ở trên xe ô tô

Xe ô tô cũng trở thành mối nguy hiểm cho trẻ, không chỉ những va chạm giao thông có thể dẫn tới thương tích cho trẻ mà ngay cả những điều sơ y của các phụ huynh cũng có thể đẩy trẻ vào tình trạng nguy hiểm như sau:

  • Thiết kế ghế ô tô có kích thước không phù hợp với trẻ, có thể khiến trẻ ngã khi ngồi trong ô tô.
  • Trẻ say nắng hoặc nghẹt thở khi các phụ huynh vô tình quên trẻ trên xe ô tô kín.
  • Trẻ ở quanh khu vực xe đang tạm dừng hoặc chuẩn bị đi, vì trẻ còn nhỏ nên đôi khi lái xe có thể bị mất tầm nhìn và va chạm vào trẻ.
  • Khóa các cửa sổ xe để đảm bảo trẻ không thể trèo vào trong.

Các phụ huynh nên chú ý và tránh các tình huống trên để đảm bảo trẻ không mắc tai nạn thương tích khi ngồi trên xe ô tô.

Nếu trẻ xảy ra bất kỳ vấn đề gì nghiêm trọng, hãy đưa trẻ đến các cơ sở y tế nhanh chóng để được điều trị kịp thời.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Nguồn tham khảo: babycenter.com, healthpartners.com

Thực Phẩm bảo vệ sức khỏe LAMINKID I:

Sản phẩm có công dụng bổ sung vi khoáng và vitamin cho cơ thể. Hỗ trợ tiêu hóa, tăng cường hấp thu thức ăn, giúp trẻ ăn ngon. Hỗ trợ nâng cao đề kháng cho trẻ, hỗ trợ giảm nguy cơ mắc bệnh do sức đề kháng kém như viêm đường hô hấp trên, cảm cúm.

Đối tượng sử dụng:

- Trẻ biếng ăn, kém hấp thu thức ăn, trẻ gầy yếu, suy dinh dưỡng, chậm phát triển.

- Trẻ có sức đề kháng kém, đang ốm hoặc vừa ốm dậy, trẻ hay mắc các bệnh viêm đường hô hấp trên, cảm cúm.

Chịu trách nhiệm về chất lượng sản phẩm:

  • Công ty Cổ phần dược phẩm Elepharma
  • Số 9, phố Trương Công Giai, tổ 17, Phường Dịch Vọng, Quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội, Việt Nam
  • (ĐT) 1800 6091; (E) info.elepharma@gmail.com

Xem thêm thông tin về sản phẩm tại: https://i.vinmec.com/laminkid

Đăng ký tư vấn dinh dưỡng cho bé tại: https://i.vinmec.com/dangkytuvandinhduong

laminkid box 1

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe