Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Thạc sĩ, Bác sĩ Đoàn Ngọc Quỳnh - Bác sĩ Nhi - Trung tâm Nhi - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City.
Hầu hết những người bị cúm sẽ không cần chăm sóc y tế hoặc dùng thuốc kháng vi-rút và sẽ hồi phục sau chưa đầy hai tuần. Tuy nhiên, một số trường hợp nhiễm vi rút cúm có nhiều khả năng bị biến chứng có thể phải nhập viện và đôi khi dẫn đến tử vong. Đối với những người mắc các bệnh mãn tính, cúm cũng có thể làm cho các vấn đề sức khỏe trở nên tồi tệ hơn. Dưới đây là những nhóm người có nhiều khả năng bị các biến chứng cúm nghiêm trọng.
1. Người trên 65 tuổi
Những người từ 65 tuổi trở lên có nguy cơ bị các biến chứng của cảm cúm nghiêm trọng cao hơn so với người trẻ, khỏe mạnh. Điều này một phần là do khả năng phòng vệ của hệ miễn dịch của con người trở nên suy yếu khi tuổi càng cao.
Trong những năm gần đây, ước tính khoảng 70% đến 85% các ca tử vong do cúm mùa xảy ra ở những người từ 65 tuổi trở lên. Trong số những bệnh nhân phải nhập viện vì cúm mùa thì có khoảng 50% đến 70% người ở độ tuổi này.
2. Phụ nữ mang thai
Những thay đổi trong hệ thống miễn dịch, tim và phổi khi mang thai khiến phụ nữ mang thai và sản phụ sau khi sinh con 2 tuần dễ bị biến chứng cúm nặng hơn. Triệu chứng cúm phổ biến là sốt, có thể dẫn đến khuyết tật ống thần kinh và các kết quả bất lợi khác cho thai nhi đang phát triển. Tiêm vắc-xin là cách thức có thể giúp bảo vệ em bé sau khi bị cúm.
3. Trẻ em
Trẻ em dưới 5 tuổi, đặc biệt là trẻ dưới 2 tuổi có nguy cơ cao bị biến chứng của vi rút cúm nghiêm trọng. Vắc-xin cúm cung cấp sự bảo vệ tốt nhất chống lại cúm cũng như hậu quả nghiêm trọng tiềm ẩn của nó, bên cạnh đó có thể làm giảm sự lây lan của bệnh cúm sang người khác.
3.1 Bệnh cúm nguy hiểm thế nào với trẻ nhỏ?
Đối với trẻ nhỏ, cúm nguy hiểm hơn cảm lạnh thông thường. Mỗi năm, có hàng triệu trẻ em bị cúm theo mùa và hàng ngàn trẻ em phải nhập viện, trong đó một số trẻ đã tử vong vì cúm. Trẻ em, đặc biệt là trẻ dưới 5 tuổi cần chăm sóc y tế khi bị cúm.
Theo ước tính của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC), tại Hoa Kỳ kể từ năm 2010, số lượng trẻ em phải nhập viện vì những vấn đề liên quan đến cúm dao động từ 7.000 ca đến 26.000 ca. Theo số liệu báo cáo tới CDC, từ năm 2004- 2005, các ca trẻ em tử vong liên quan đến cúm mùa dao động từ 37 đến 187 trường hợp, nhưng theo mô hình ước tính của CDC, con số trẻ em tử vong do các vấn đề liên quan đến cúm có thể lên đến gần 600 ca.
Các biến chứng cúm ở trẻ em trong độ tuổi này có thể bao gồm: viêm phổi, mất nước, rối loạn các chức năng não, gây ra các vấn đề về xoang và nhiễm trùng tai.
3.2 Những trẻ nào có nguy cơ cao bị biến chứng cúm?
● Trẻ em dưới 6 tháng tuổi là một trong những nhóm trẻ có nguy cơ bị nhiễm vi rút cúm và bị các biến chứng liên quan đến cúm. Vì nhóm trẻ này còn quá nhỏ để được tiêm phòng nên cách tốt nhất để bảo vệ là tiêm phòng cho các bà mẹ của chúng trong thời kỳ mang thai. Tiêm phòng cúm khi mang thai không những giúp các bà mẹ phòng tránh cúm cho bản thân, mà còn bảo vệ em bé không bị nhiễm cúm trong vòng vài tháng sau sinh, trước khi bé đủ tuổi để tiêm phòng.
● Trẻ em từ 6 tháng đến 5 tuổi: Năm 2010, CDC ước tính số ca nhập viện liên quan đến cúm ở trẻ em dưới 5 tuổi dao động từ 7.000 đến 26.000 ca. Để bảo vệ sức khỏe, tất cả trẻ em từ 6 tháng tuổi trở lên nên được tiêm phòng cúm mỗi năm.
● Trẻ em từ 6 tháng tuổi đến 18 tuổi có vấn đề về sức khỏe mãn tính, bao gồm:
○ Hen suyễn và các bệnh phổi mãn tính khác (như bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và xơ nang).
○ Có các vấn đề ảnh hưởng đến hệ thần kinh và điều kiện phát triển thần kinh, bao gồm rối loạn não, tủy sống, thần kinh ngoại biên và cơ bắp như bại não, động kinh, đột quỵ, thiểu năng trí tuệ, chậm phát triển từ trung bình đến nặng chấn thương dây rốn.
○ Bệnh phổi mãn tính.
○ Các bệnh liên quan đến tim như bệnh tim bẩm sinh, suy tim sung huyết và bệnh động mạch vành.
○ Các rối loạn máu như bệnh hồng cầu hình liềm.
○ Rối loạn nội tiết.
○ Rối loạn thận, rối loạn gan.
○ Rối loạn chuyển hóa (như rối loạn chuyển hóa di truyền và rối loạn ty thể).
○ Hệ thống miễn dịch suy yếu do bệnh hoặc thuốc (như người nhiễm HIV hoặc AIDS, hoặc ung thư, hoặc những người sử dụng steroid mãn tính).
○ Trẻ em đang dùng thuốc chứa aspirin hoặc salicylate.
○ Béo phì có liên quan đến bệnh cúm.
4. Bệnh nhân hen suyễn
Những người mắc bệnh hen suyễn có nguy cơ cao bị biến chứng cúm, ngay cả khi bệnh hen suyễn nhẹ hoặc các triệu chứng của nó đang được kiểm soát tốt bằng thuốc. Lý do là những người mắc bệnh hen suyễn có đường hô hấp bị sưng và nhạy cảm nên cúm có thể gây viêm thêm đường hô hấp và phổi. Nhiễm vi rút cúm trong phổi có thể kích hoạt các cơn hen suyễn và làm trầm trọng thêm các triệu chứng của hen suyễn, hoặc có thể gây nhiễm trùng phổi do cúm.
Trên thực tế, người lớn và trẻ em mắc bệnh hen suyễn có nhiều khả năng bị viêm phổi sau khi bị cúm hơn những người không mắc bệnh hen suyễn. Hầu hết trẻ em nhiễm cúm phải nhập viện có biểu hiện hen suyễn.
5. Bệnh nhân tiểu đường
Những người mắc bệnh tiểu đường tuýp 1, tiểu đường tuýp 2 hoặc tiểu đường thai kỳ, ngay cả khi được quản lý tốt vẫn có nguy cơ cao bị biến chứng cúm nghiêm trọng, có thể phải nhập viện và có những trường hợp tử vong. Viêm phổi, viêm phế quản, nhiễm trùng xoang và nhiễm trùng tai là những ví dụ về các biến chứng liên quan đến cúm đối với bệnh nhân tiểu đường.
Theo số liệu đã được báo cáo tới CDC, trong những mùa gần đây, có khoảng 30% ca nhập viện do cúm ở người trưởng thành đã bị tiểu đường. Cúm cũng có thể khiến các vấn đề sức khỏe ở bệnh nhân tiểu đường trở nên tồi tệ hơn. Nguyên nhân là do tiểu đường làm cho hệ thống miễn dịch ít có khả năng chống lại nhiễm trùng. Ngoài ra, cúm có thể làm tăng lượng đường của bệnh nhân. Điều quan trọng đối với những người mắc bệnh tiểu đường bị cúm là tuân thủ các hướng dẫn trong những ngày bị bệnh.
6. Người nhiễm HIV
Những người nhiễm HIV có nguy cơ bị các biến chứng nghiêm trọng khi nhiễm cúm, đặc biệt là người có số lượng tế bào CD4 thấp hoặc không dùng thuốc để điều trị HIV (gọi là điều trị bằng thuốc kháng vi-rút hoặc ART). Các nghiên cứu được thực hiện trước khi sử dụng liệu pháp kháng vi-rút (ART) thường quy cho thấy, nguy cơ nhập viện liên quan đến tim và phổi tăng ở những người nhiễm HIV trong mùa cúm. Các nghiên cứu khác đã chỉ ra rằng, các triệu chứng cúm có thể kéo dài và nguy cơ biến chứng cao hơn đối với một số người nhiễm HIV.
Vì có nguy cơ cao bị các biến chứng nghiêm trọng liên quan đến cúm, người nhiễm HIV nên được tiêm phòng cúm hàng năm. Tiêm phòng cúm tác động tốt hơn nhiều đối với những người nhiễm HIV đang điều trị ARV. Những người nhiễm HIV có triệu chứng cúm, đặc biệt là những người có số lượng tế bào CD4 thấp không được điều trị ARV, nên được điều trị ngay bằng thuốc chống vi-rút cúm.
7. Bệnh nhân ung thư
Bệnh nhân ung thư hoặc có tiền sử bị bệnh ung thư thì có nguy cơ cao bị biến chứng do cúm. Bệnh nhân ung thư nên tiêm vắc-xin cúm. Tiêm phòng cúm được cho phép sử dụng cho những người bị ung thư.
8. Trẻ em mắc các bệnh liên quan đến thần kinh
Trẻ em ở bất kỳ độ tuổi nào nếu có vấn đề về tình trạng thần kinh có nhiều khả năng bị cúm cao hơn những đứa trẻ khác. Biến chứng cúm khác nhau ở một số trẻ em, nó có thể gây ra viêm phổi và thậm chí tử vong.
Trẻ mắc bệnh thần kinh có thể gặp rắc rối với chức năng cơ bắp, chức năng phổi hoặc khó ho, nuốt hoặc làm sạch chất lỏng từ đường thở. Đây là những vấn đề có thể làm cho các triệu chứng cúm tồi tệ hơn.
9. Bệnh nhân mắc các bệnh tim mạch và đột quỵ
Những người mắc bệnh tim và những người bị đột quỵ có nguy cơ cao bị biến chứng nghiêm trọng do cúm. Nếu bạn bị bệnh tim, hoặc bị đột quỵ, điều đặc biệt quan trọng là bạn nên tiêm vắc-xin cúm mỗi mùa cúm để chống lại cúm và các biến chứng nghiêm trọng do bệnh gây ra.
Trong số những người trưởng thành nhập viện vì cúm trong mùa cúm 2018-2019, khoảng một nửa (47,2%) người trưởng thành nhập viện vì cúm bị bệnh tim. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng cúm có liên quan đến sự gia tăng các cơn đau tim và đột quỵ. Một nghiên cứu năm 2018 nhận thấy rằng nguy cơ đau tim cao gấp 6 lần trong vòng một tuần sau khi nhiễm cúm được xác nhận.
Để đáp ứng nhu cầu tiêm phòng cúm an toàn và hiệu quả, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec đang cung cấp dịch vụ tiêm vắc-xin cúm Vaxigrip (0,25ml và 0,5ml) sản xuất bởi hãng Sanofi Pasteur (Pháp).
Công ty Sanofi Pasteur đã có hơn 100 năm hoạt động về lĩnh vực chủng ngừa để bảo vệ sức khỏe con người, dẫn đầu thế giới về vắc-xin cúm và vắc-xin cho trẻ em nói chung. Tại Việt Nam, vắc-xin Vaxigrip do đơn vị này sản xuất đã được Cục Quản lý Dược - Bộ Y tế cấp phép lưu hành ngày 30/10/2018.
Khách hàng lựa chọn tiêm vắc-xin tại Bệnh viện Vinmec sẽ được hưởng những lợi ích sau:
- Trẻ sẽ được các bác sĩ chuyên khoa Nhi - Vắc-xin thăm khám, sàng lọc đầy đủ các vấn đề về thể trạng và sức khỏe, tư vấn về vắc-xin phòng bệnh và phác đồ tiêm, cách theo dõi và chăm sóc trẻ sau tiêm chủng trước khi ra chỉ định tiêm vắc-xin theo khuyến cáo mới nhất của Bộ Y tế & Tổ chức Y tế Thế giới nhằm đảm bảo hiệu quả tốt nhất và an toàn nhất cho trẻ.
- Đội ngũ bác sĩ và điều dưỡng nhi giàu kinh nghiệm, chuyên nghiệp, hiểu tâm lý trẻ và áp dụng cách giảm đau hiệu quả cho trẻ trong quá trình tiêm chủng.
- 100% trẻ tiêm chủng được theo dõi 30 phút sau tiêm và đánh giá lại sức khỏe trước khi ra về.
- Được theo dõi đa khoa trước, trong và sau tiêm chủng tại Hệ thống y tế Vinmec và luôn có ekip cấp cứu sẵn sàng phối hợp với phòng tiêm chủng xử trí các trường hợp sốc phản vệ , suy hô hấp - ngừng tuần hoàn, đảm bảo xử lý kịp thời, đúng phác đồ khi có sự cố xảy ra.
- Phòng tiêm chủng thoáng mát, có khu vui chơi, giúp trẻ có cảm giác thoải mái và tâm lý tốt trước và sau khi tiêm chủng.
- Vắc-xin được nhập khẩu và bảo quản tại hệ thống kho lạnh hiện đại, với dây chuyền bảo quản lạnh (Cold chain) đạt tiêu chuẩn GSP, giữ vắc-xin trong điều kiện tốt nhất để đảm bảo chất lượng.
- Bố mẹ sẽ nhận tin nhắn nhắc lịch trước ngày tiêm và thông tin tiêm chủng của bé sẽ được đồng bộ với hệ thống thông tin tiêm chủng quốc gia.
Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec hiện đang cung cấp Chương trình tiêm chủng trọn gói với nhiều loại vắc-xin đa dạng cho các đối tượng khác nhau, từ trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ, người lớn, phụ nữ trước và trong khi mang thai.
Riêng trong tháng 12/2019, Vinmec miễn phí tiêm Vắc-xin Viêm gan B sơ sinh (tiêm ngay sau khi sinh) cho bé khi đăng kí Gói tiêm chủng trọn gói dành cho trẻ từ 0-1 tuổi hoặc từ 0-2 tuổi.
Bác sĩ Đoàn Ngọc Quỳnh đã có 7 năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Nhi khoa. Hiện Bác sĩ đang làm việc tại phòng khám đơn nguyên vaccine thuộc trung tâm Nhi Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City
Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.
Nguồn tham khảo: cdc.gov; healthline.com