Hầu hết chúng ta đều nghĩ rằng mang thai là điều xảy ra tự nhiên và dễ dàng. Tuy nhiên có nhiều lý do không ngờ sẽ cản trở quá trình này, khiến phụ nữ khó mang thai hơn. Dưới đây là các nguyên nhân gây khó mang thai thường gặp nhất.
1. Bạn đang mắc bệnh lý
Khó mang thai là triệu chứng của một bệnh lý tiềm ẩn, không phải là một chẩn đoán. Chính vì thế, để điều trị vô sinh và tối đa hóa cơ hội được mang thai, bạn cần thăm khám tổng quát, loại trừ khả năng mắc các bệnh phụ khoa hay các bệnh lý tại những cơ quan khác làm ảnh hưởng đến khả năng sinh sản.
Trong đó, nổi bật là các bệnh lý sau đây:
1.1. Hội chứng buồng trứng đa nang
Hội chứng buồng trứng đa nang xảy ra ở 10% phụ nữ. Rối loạn trên hệ sinh sản này khiến cơ thể thay vì sản xuất ra các hormone kích thích nang trứng lại sản xuất quá mức androgen, làm rối loạn phóng noãn, cản trở sự rụng trứng và suy yếu chất lượng trứng. Điều này gián tiếp làm sự thụ thai không thành công.
Hơn thế nữa, phụ nữ mắc phải hội chứng buồng trứng đa nang cũng có kinh nguyệt không đều, dễ bị thừa cân, mắc bệnh tiểu đường và các bệnh lý tim mạch.
Video đề xuất:
Buồng trứng đa nang là bệnh gì?
1.2. Rối loạn hệ thống miễn dịch
Rối loạn tự miễn dịch sẽ khiến cơ thể tấn công chính tế bào bản thân mình như các bệnh lý viêm khớp dạng thấp, lupus ban đỏ hệ thống... Lúc này, sự rối loạn hệ thống miễn dịch gây ra phản ứng viêm quá mức, làm tiêu hủy tinh trùng cũng như phôi mới thụ tinh. Kết quả là người phụ nữ không thể mang thai một cách tự nhiên.
1.3. U xơ tử cung và polyp tử cung
U xơ tử cung và polyp tử cung là sự tăng sinh lành tính các mô trong tử cung. Triệu chứng người bệnh có thể gặp phải là kinh nguyệt ra nhiều, thời gian kéo dài và thống kinh. Trong đó, nếu khối tân sinh quá bất thường trên niêm mạc sẽ cản trở khả năng bám dính và làm tổ của trứng mới thụ tinh.
Không chỉ thế, dù khi phôi đã làm tổ và phát triển đến mức độ nhất định, các bệnh lý này vẫn có thể làm tăng nguy cơ sảy thai, sinh cực non hay thai chết lưu định kỳ. Điều này làm cho người phụ nữ không bao giờ mang thai thành công.
1.4. Lạc nội mạc tử cung
Lạc nội mạc tử cung là một tình trạng phổ biến khiến mô tuyến của tử cung phát triển bên ngoài lòng tử cung, như trên buồng trứng hoặc ống dẫn trứng hoặc vào trong lớp cơ tử cung. Các biểu hiện điển hình gợi ý cho bệnh lý này là thống kinh nặng nề, kinh nguyệt không đều về chu kỳ lẫn số lượng máu kinh.
Chính vì lạc nội mạc tử cung có triệu chứng khác nhau về mức độ và vị trí mô lạc chỗ, không đủ điều kiện để trứng làm tổ nên một số phụ nữ thậm chí không biết họ bị mắc bệnh cho đến khi đi khám vì khó mang thai. Mặt khác, trong các trường hợp nghiêm trọng, chính mô lạc chỗ làm rối loạn chức năng buồng trứng hoặc ống dẫn trứng, ngăn cản trứng gặp được tinh trùng.
1.5. Rối loạn hệ thống nội tiết
Hệ thống nội tiết với các hormone giúp điều khiển chức năng của các cơ quan trong cơ thể. Trong đó, khó thụ thai cũng có thể có nguyên nhân là do cơ thể không sản xuất đủ hormone liên quan đến quá trình mang thai, làm suy giảm chất lượng trứng, trì trệ sự rụng trứng cũng như suy yếu khả năng phôi thai cấy vào nội mạc tử cung. Một số bệnh lý gây rối loạn hệ thống nội tiết sinh sản phổ biến là rối loạn chức năng tuyến giáp, tuyến thượng thận, bệnh đái tháo đường.
1.6. Các bệnh lây truyền qua đường tình dục
Một số bệnh lây truyền qua đường tình dục có thể khiến tổn thương tử cung, ống dẫn trứng, làm hạn chế khả năng sinh sản. Nhiễm trùng cũng ngăn cản khả năng của phôi cấy vào tử cung, gây ra sảy thai sớm.
1.7. Ung thư
Các bệnh lý ung thư nói chung đều có thể ảnh hưởng đến hầu hết mọi hoạt động bên trong cơ thể, bao gồm cả khả năng sinh sản.
Hơn thế nữa, khi tiến hành điều trị, xạ trị hay hóa trị sẽ khiến cho người phụ nữ dễ bị sảy thai liên tục, thậm chí là vô sinh nữ, cũng như khó đảm bảo rằng không ảnh hưởng đến bào thai. Theo đó, nguy cơ sinh ra một đứa trẻ bị dị tật bẩm sinh là rất cao.
Trắc nghiệm: Bạn có hiểu đúng về dấu hiệu mang thai sớm?
Các dấu hiệu mang thai sớm không phải chỉ mỗi trễ kinh mà còn có rất nhiều dấu hiệu khác như xuất huyết âm đạo, ngực căng tức,… Điểm xem bạn biết được bao nhiêu dấu hiệu mang thai sớm thông qua bài trắc nghiệm này nhé!
2. Bạn quá nôn nóng về việc phải mang thai
Căng thẳng (stress) luôn là một rào cản rất lớn trong quá trình mang thai. Khi bạn phải lo âu, thường xuyên căng thẳng, nồng độ cortisol trong máu tăng cao, tác động tiêu cực đến sự rụng trứng và khả năng sinh sản.
Chính vì mang thai thực sự là một “sự kiện” không thể được lên kế hoạch được, do vậy hãy chậm rãi, bình tĩnh, thư giãn tối đa, đừng vội vàng. Mang thai sẽ là một phép lạ xảy ra một cách bất ngờ. Ngay cả một cặp vợ chồng bình thường, khỏe mạnh vẫn mất khoảng một năm để mang thai. Và nếu có ít nhất sáu tháng trôi qua mà bạn không có kinh nguyệt đều đặn hoặc bạn không chắc mình có rụng trứng hay không thì nên nhờ đến sự trợ giúp từ bác sĩ sản phụ khoa sớm.
3. Bạn đã chọn sai thời điểm giao hợp
Một số phụ nữ nghĩ rằng càng quan hệ nhiều thì càng dễ có thai nhưng sự thật không phải như vậy. Nếu làm như thế, bạn có thể vô tình làm cạn kiệt số lượng tinh trùng của đối tác.
Bên cạnh đó, không hiểu thời điểm rụng trứng là một sai lầm phổ biến. Đối với hầu hết phụ nữ, rụng trứng xảy ra giữa chu kỳ nhưng điều đó là đúng nếu như chu kỳ kinh là từ 28 đến 32 ngày.
Chính xác là phụ nữ rụng trứng vào thời điểm 14 ngày trước khi bắt đầu chu kỳ. Ví dụ, nếu bạn có chu kỳ 24 ngày, rụng trứng sẽ vào ngày thứ 10. Quy luật này có thể gây nhầm lẫn nếu bạn có chu kỳ không đều hoặc không thể nhớ khi bạn có kinh nguyệt lần cuối là ngày nào.
Một sai lầm phổ biến khác là không tính được ngày đầu tiên thực sự của chu kỳ. Đó là ngày đầu tiên là bạn thấy máu kinh ra ngoài, không phải ngày hôm sau hay ngày hôm trước.
Sau khi đã xác định được thời điểm rụng trứng chính xác, bạn chỉ cần giao hợp mỗi ngày trong giai đoạn dễ thụ thai nhất, tức là quanh thời điểm rụng trứng. Những ngày còn lại, chu kỳ nên dãn cách ra và chủ yếu là thư giãn cùng với nhau.
4. Bạn vệ sinh vùng kín quá thô bạo
Mặc dù thụt rửa âm đạo là một cách vệ sinh khá phổ biến của các chị em phụ nữ, đó hoàn toàn không phải là một ý tưởng tốt khi bạn đang muốn mang thai. Nguyên nhân là vì các sản phẩm dùng để thụt rửa có thể hoạt động như một chất diệt tinh trùng. Hơn nữa, các hóa chất này làm thay đổi độ pH âm đạo, phá vỡ môi trường tự nhiên của âm đạo và cả tử cung của bạn, khiến việc bám dính của phôi cũng gặp khó khăn.
5. Bạn làm sai tư thế
Mặc dù chưa được chứng minh, nhưng thực tế là sau khi giao hợp, nếu bạn nằm thẳng trên giường, hông nâng cao, trong khoảng 20 đến 30 phút có thể tăng khả năng sinh sản lên đến 80%. Nói cách khác, sau khi hoàn thành việc “yêu”, đừng quá vội vàng ngồi dậy, chạy vào phòng tắm hoặc thụt rửa hay thậm chí là muốn thực hiện một điệu nhảy. Thay vào đó, hãy kiềm chế, ít nhất là một chút.
6. Bạn có lối sống không lành mạnh
Tại sao bạn vẫn giữ thói quen uống rượu, hút thuốc hoặc dùng chất kích thích trong khi đang muốn mang thai? Chính các tác nhân này gây ảnh hưởng tiêu cực đến khả năng sinh sản của bạn. Không những thế, chúng còn ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi, nhất là trong tam cá nguyệt đầu, dễ gây dị tật bẩm sinh.
Theo đó, cần phải bỏ tất cả các thói quen xấu và hãy hành động như thể bạn đã mang thai. Có một lối sống lành mạnh, ăn uống đủ chất dinh dưỡng và ngủ đủ giấc, luyện tập thể thao không chỉ giúp cho bạn có một sức khỏe tốt mà còn sẵn sàng cho việc sinh con, làm mẹ.
Mang thai là hành trình diệu kỳ mà mọi người phụ nữ đều luôn mong chờ. Nắm vững các điều trên đây sẽ giúp cho quá trình mang thai của phụ nữ suôn sẻ hơn.
Để khả năng thụ thai cao nhất và đảm bảo một thai kỳ khỏe mạnh, trước khi có kế hoạch mang thai, cả vợ và chồng nên kiểm tra sức khỏe sinh sản từ 3-5 tháng. Bạn sẽ được khám đánh giá khả năng sinh sản, tình dục, sàng lọc các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục, sàng lọc các bệnh lý về di truyền. Đặc biệt, quá trình khám này sẽ có thể phát hiện sớm nguyên nhân có thể dẫn tới vô sinh, hiếm muộn để có những biện pháp can thiệp sớm. Các bác sĩ cũng sẽ tư vấn thời điểm sinh con tốt và các biện pháp để có thể sinh ra những đứa con khỏe mạnh thông minh.
Hiện nay, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec đang triển khai các Gói khám sức khỏe sinh sản tiền hôn nhân cơ bản và nâng cao. Gói khám này sẽ giúp bạn biết được tình trạng sức khỏe của mình, kịp thời điều trị và ngăn ngừa nguy cơ mắc các bệnh lý nếu có, bổ sung các dưỡng chất cần thiết, tạo điều kiện tốt cho thai nhi phát triển ngay từ khi chuẩn bị mang thai, giúp xác định những yếu tố nguy cơ liên quan đến di truyền, nhất là trường hợp bố mẹ đang mắc phải các bệnh lý sản phụ khoa, bệnh mãn tính, đã từng mang thai hoặc sinh ra con mắc dị tật bẩm sinh. Đặc biệt, Vinmec có Trung tâm Hỗ trợ sinh sản Vinmec là trung tâm hiện đại Việt Nam được xây dựng và áp dụng quy trình điều trị phối hợp thăm khám toàn diện, kết hợp cả nam khoa và sản phụ khoa để đưa ra phương án tối ưu cho từng trường hợp khách hàng. Đội ngũ y bác sĩ là các chuyên gia có trình độ chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm, có khả năng triển khai đồng bộ và toàn diện các kỹ thuật hỗ trợ sinh sản tiên tiến nhất hiện nay.
Viện nghiên cứu Tế bào gốc và công nghệ Gen Vinmec nằm cạnh Trung tâm Hỗ trợ sinh sản Vinmec, thuận lợi cho việc tư vấn và chẩn đoán các bệnh di truyền. Sau khi thực hiện các xét nghiệm sàng lọc cần thiết cho cả nam và nữ, các bác sĩ sẽ phân tích kết quả và đưa ra tư vấn phù hợp với từng trường hợp. Mọi thông tin của Khách hàng đều được bảo mật, đảm bảo sự riêng tư.
Nếu có nhu cầu khám sức khỏe sinh sản tiền hôn nhân tại Vinmec, Khách hàng vui lòng đặt lịch khám trực tiếp tại website để được phục vụ.
Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.
Nguồn tham khảo: verywellfamily.com; todaysparent.com
Video đề xuất:
Vinmec ứng dụng AI nuôi cấy phôi thụ tinh ống nghiệm, cơ hội cho gia đình hiếm muộn