Những giai đoạn, thời điểm trẻ dễ bị táo bón

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi ThS.BS.Huỳnh Bảo Toàn - Bác sĩ Nhi Sơ sinh, Bệnh viện ĐKQT Vinmec Nha Trang.

Khi bắt đầu ăn dặm, bắt đầu tập ngồi bô hay khi đến trường... là những thời điểm trẻ dễ dàng bị táo bón do nhiều nguyên nhân khác nhau. Cùng với đó, trẻ uống sữa công thức thay vì sữa mẹ, ăn thức ăn đặc,... cũng có nguy cơ bị táo bón cao hơn so với những đứa trẻ khác.

1. Chứng táo bón ở trẻ sơ sinh – vì sao?

Táo bón ở trẻ xảy ra khi trẻ đi ngoài phân cứng, ít đi ngoài và đi ngoài thường phải tốn nhiều sức hơn, cùng với đó là tình trạng đau và khó chịu. Đây là vấn đề rất phổ biến ở trẻ em. Tuy nhiên, nếu tình trạng táo bón kéo dài, nó sẽ gây ảnh hưởng đến sự phát triển về thể chất và tinh thần của trẻ.

Khi bị táo bón, trẻ sẽ có những biểu hiện sau:

  • Đau bụng do cơn co thắt dạ dày;
  • Ít cảm thấy đói, biếng ăn, kén ăn;
  • Cảm xúc tiêu cực, dễ cáu gắt;
  • Có vết nứt xung quanh hậu môn gây đau và chảy máu khi đi ngoài đối với tình trạng táo bón kéo dài;
  • Bé thường xuyên có cảm giác đầy hơi, bụng cứng.

Cho trẻ uống nhiều sữa động vật mỗi ngày sẽ gây táo bón ở trẻ em
Cho trẻ uống nhiều sữa động vật mỗi ngày sẽ gây táo bón ở trẻ em

Nguyên nhân gây táo bón ở trẻ em có rất nhiều, nhưng đa số đều do ăn uống và sinh hoạt hàng ngày. Những nguyên nhân này bao gồm:

  • Do xu hướng tự nhiên: trẻ có nhu động ruột chậm, do đó dễ bị táo bón;
  • Trẻ uống sữa công thức trong 6 tháng đầu tiên thay vì bú sữa mẹ;
  • Thói quen đại tiện của trẻ không diễn ra đều đặn, thường xuyên và đúng giờ giấc: nhiều trẻ nhỏ ham chơi mà lười ngồi bô để đi đại tiện, do đó khiến phân tích tụ, khô cứng, lớn hơn và khó để thải ra ngoài hơn;
  • Có sự thay đổi đột ngột trong chế độ dinh dưỡng hàng ngày, ví dụ như ở những giai đoạn chuyển tiếp sơ sinh: chuyển từ sữa mẹ sang ăn dặm, ăn thức ăn ở nhà trường...;
  • Chế độ ăn hàng ngày ít chất xơ và nhiều thực phẩm chế biến, thực phẩm giàu chất béo, nhiều đạm... cũng có khả năng dẫn đến táo bón ở trẻ;
  • Uống nhiều sữa động vật mỗi ngày;
  • Một số bệnh lý ở trẻ nhỏ: một số trẻ em có vấn đề về đường ruột, tuyến giáp, hoặc một số rối loạn chuyển hóa khác... có thể gây ra táo bón. Tuy nhiên, trường hợp này thường rất hiếm và dễ dàng phát hiện được khi các bác sĩ kiểm tra.

2. Trẻ thường bị táo bón ở những thời điểm nào?


thức ăn dặm cho trẻ cần ít chất béo,nhiều chất xơ
thức ăn dặm cho trẻ cần ít chất béo,nhiều chất xơ

2.1 Khi bé bắt đầu ăn dặm

Giai đoạn ăn dặm là khi bé bắt đầu chuyển dần từ sữa mẹ sang tập ăn thức ăn đặc, thường diễn ra khi trẻ đủ 6 tháng tuổi. Nguyên nhân bé không bú sữa mẹ hoàn toàn vào thời điểm này nữa là vì sữa mẹ không còn đủ dinh dưỡng thiết yếu cho sự phát triển của bé. Tuy nhiên, sữa công thức lại có sự khác biệt tương đối lớn so với sữa mẹ, khó tiêu hơn, vì vậy trẻ sẽ rất dễ bị táo bón ở thời gian này.

Ngoài ra, chế độ ăn dặm của bé nếu có nhiều thức ăn đặc giàu chất béo, thiếu chất xơ cũng như nếu bé không được bổ sung nhiều nước hơn trong thời điểm tập ăn dặm, bé cũng sẽ bị táo bón.

2.2 Giai đoạn bắt đầu tập ngồi bô hoặc ngồi bồn cầu

Bên cạnh bé ăn dặm bị táo bón do các nguyên nhân liên quan đến chế độ dinh dưỡng, ở giai đoạn bắt đầu tập ngồi bô hoặc bồn cầu cũng gây ra tình trạng này do thói quen đại tiện của trẻ bị thay đổi. Một số bé vì không muốn hoặc không quen ngồi bô sẽ nhịn đi ngoài, khiến phân không được đẩy ra, tích tụ lại, trở nên cứng khô và khiến bé bị táo bón.

Khi bị táo bón, bé lại càng sợ đi ngoài, do đó, tình trạng táo bón sẽ càng kéo dài và trở nên nghiêm trọng hơn.

2.3 Giai đoạn bắt đầu đi học

Đi học là thời gian bé chuyển đến môi trường hoàn toàn mới và dĩ nhiên, chỗ vệ sinh của bé cũng bị thay đổi. Thông thường, nhà vệ sinh tại các trường không quá sạch sẽ hoặc có quá nhiều bạn bè xung quanh. Điều này khiến bé lo ngại và cố nhịn đại tiện tại trường để trở về nhà, dần gây ra thói quen xấu và tăng nguy cơ táo bón.

3. Làm thế nào để khắc phục chứng táo bón ở trẻ?


Bổ sung nhiều chất xơ giúp khắc phục chứng táo bón ở trẻ
Bổ sung nhiều chất xơ giúp khắc phục chứng táo bón ở trẻ

Phương pháp khắc phục chứng táo bón ở trẻ một cách tự nhiên nhất là cho trẻ uống nhiều nước và bổ sung nhiều chất xơ vào chế độ ăn uống. Việc uống nhiều nước sẽ kích thích nhu động ruột hoạt động mạnh mẽ hơn, tăng cường tiêu hóa thức ăn và bài tiết thức ăn ra ngoài. Cùng với đó, trong thời gian ăn dặm, bé nên ăn các loại thức ăn lỏng, mềm và dễ tiêu hóa, nhưng vẫn đầy đủ dinh dưỡng.

Bên cạnh đó, bạn nên tập cho trẻ thói quen đi ngoài đúng giờ. Điều này cực kỳ quan trọng để khắc phục cũng như phòng ngừa chứng táo bón của trẻ ở mọi độ tuổi. Hàng ngày, hãy tập cho bé ngồi vào bô hoặc nhắc bé đi đại tiện vào đúng 1 khung giờ, dù bé chưa muốn, trong khoảng 10 – 15 phút. Sau khoảng vài tuần rèn luyện, cơ thể của bé sẽ hình thành thói quen đi ngoài theo phản xạ.

Ngoài 2 điều chủ yếu phía trên, một số phương pháp sau cũng sẽ giúp trẻ đi đại tiện dễ dàng hơn:

  • Giúp bé co duỗi gối và tập động tác đạp xe cho bé: những động tác này thúc đẩy hoạt động ruột, do đó, quá trình tiêu hóa sẽ diễn ra tốt hơn và giảm tình trạng táo bón ở trẻ.
  • Tắm nước ấm: mỗi ngày nên tắm bé trong nước ấm khoảng 10 – 15 phút và giúp bé thư giãn. Nhiệt độ từ nước sẽ khiến phân di chuyển ra ngoài dễ dàng hơn.

4. Khi nào bé cần đến bệnh viện?

Nếu như tình trạng táo bón ở trẻ nằm trong các trường hợp sau, bé cần được các bác sĩ kiểm tra:

  • Tình trạng táo bón của trẻ kéo dài hơn 2 tuần.
  • Trẻ mới sinh bị chướng bụng và táo bón.
  • Chứng táo bón kèm thêm các triệu chứng khác như sốt, chướng bụng, đi ngoài ra máu, nôn ói và sụt cân...

Bên cạnh đó, cha mẹ nên chú ý đến chế độ dinh dưỡng nâng cao sức đề kháng cho trẻ. Đồng thời bổ sung thêm thực phẩm hỗ trợ có chứa lysine, các vi khoáng chất và vitamin thiết yếu như kẽm, crom, selen, vitamin nhóm B,... giúp hỗ trợ hệ miễn dịch, tăng cường đề kháng để trẻ ít ốm vặt và ít gặp các vấn đề tiêu hóa.

Cha mẹ có thể tìm hiểu thêm:

Vì sao cần bổ sung Lysine cho bé?

Vai trò của kẽm - Hướng dẫn bổ sung kẽm hợp lý

Thực Phẩm bảo vệ sức khỏe LAMINKID I:

Sản phẩm có công dụng bổ sung vi khoáng và vitamin cho cơ thể. Hỗ trợ tiêu hóa, tăng cường hấp thu thức ăn, giúp trẻ ăn ngon. Hỗ trợ nâng cao đề kháng cho trẻ, hỗ trợ giảm nguy cơ mắc bệnh do sức đề kháng kém như viêm đường hô hấp trên, cảm cúm.

Đối tượng sử dụng:

- Trẻ biếng ăn, kém hấp thu thức ăn, trẻ gầy yếu, suy dinh dưỡng, chậm phát triển.

- Trẻ có sức đề kháng kém, đang ốm hoặc vừa ốm dậy, trẻ hay mắc các bệnh viêm đường hô hấp trên, cảm cúm.

Chịu trách nhiệm về chất lượng sản phẩm:

  • Công ty Cổ phần dược phẩm Elepharma
  • Số 9, phố Trương Công Giai, tổ 17, Phường Dịch Vọng, Quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội, Việt Nam
  • (ĐT) 1800 6091; (E) info.elepharma@gmail.com

Xem thêm thông tin về sản phẩm tại: https://i.vinmec.com/laminkid

Đăng ký tư vấn dinh dưỡng cho bé tại: https://i.vinmec.com/dangkytuvandinhduong

laminkid box 1

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe