Những điều cần biết về siêu âm gan

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Tiến sĩ, BS.Trần Như Tú - Trưởng khoa và Thạc sĩ, Bác sĩ Lâm Thị Kim Chi - Khoa Chẩn đoán hình ảnh - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng

Siêu âm ổ bụng sử dụng sóng âm thanh để tạo ra hình ảnh của các cơ quan bên trong ổ bụng trong đó có gan. Kỹ thuật này được sử dụng để giúp chẩn đoán các vấn đề ở gan và các cơ quan khác trong ổ bụng.

1. Khi nào cần thực hiện siêu âm gan?

Bác sĩ sẽ chỉ định định thực hiện siêu âm để tìm nguyên nhân gây bệnh nếu người bệnh có các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh lý về gan như:


Người bệnh dễ bị bầm tím
Người bệnh dễ bị bầm tím

  • Phân có màu nhạt hoặc phân có máu hoặc màu hắc ín
  • Mệt mỏi kéo dài
  • Buồn nôn hoặc nôn
  • Ăn mất ngon
  • Dễ bị bầm tím

Trắc nghiệm: Làm thế nào để bảo vệ lá gan khỏe mạnh?

Làm test trắc nghiệm kiểm tra hiểu biết về gan có thể giúp bạn nhận thức rõ vai trò quan trọng của gan, từ đó có các biện pháp bảo vệ gan để phòng ngừa bệnh tật.

2. Siêu âm gan phát hiện những bệnh gì?

Để chẩn đoán các bệnh lý về gan, bác sĩ sẽ sử dụng nhiều kỹ thuật chẩn đoán khác nhau để khẳng định người bệnh có mắc bệnh lý về gan hay không. Ngoài ra, khi phối hợp các kỹ thuật chẩn đoán với nhau như: Xét nghiệm máu, xét nghiệm dịch, kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh (siêu âm, chụp X-quang hay MRI, chụp CT) bác sĩ sẽ đưa ra được phác đồ điều trị phù hợp với từng người bệnh. Siêu âm sử dụng sóng âm thanh để tạo ra hình ảnh để đánh giá kích thước và hình dạng của gan, cũng như lưu lượng máu qua gan.

2.1 Gan nhiễm mỡ

Trên hình ảnh siêu âm, gan nhiễm mỡ trông sáng hơn so với gan bình thường và gan bị xơ sẽ trông sần sùi và teo lại.

2.2 Ung thư gan

Ung thư gan; loại ung thư gan phổ biến nhất là ung thư tế bào gan.

2.3 Viêm gan tự miễn

Viêm gan tự miễn; tình trạng này do hệ thống miễn dịch của chính người bệnh tấn công gan, dẫn đến viêm. Nếu không được điều trị, nó có thể dẫn đến xơ gan và suy gan.


Siêu âm giúp phát hiện bất thường tại gan
Siêu âm giúp phát hiện bất thường tại gan

2.4 Xơ gan nguyên phát (PBC)

Bệnh lý này dẫn đến tổn thương các ống dẫn mật trong gan, gây ra tích tụ dịch và cuối cùng dẫn tới xơ gan và suy gan.

2.5 Đường mật xơ hóa nguyên phát

Tình trạng viêm này gây ra tổn thương ống mật dần dần và cuối cùng ống mật bị chặn, khiến dịch mật tích tụ trong gan của người bệnh. Cuối cùng bệnh lý này dẫn đến xơ gan hoặc suy gan.

2.6 Suy gan mạn tính

Suy gan mạn tính thường xảy ra khi một phần lớn gan đã bị tổn thương và không thể hoạt động bình thường. Thông thường, suy gan đều do các bệnh lý của gan xảy ra từ trước và xơ gan xảy ra trong một thời gian dài.

2.7 Các khối u gan: u tuyến, phì đại dạng nốt khu trú, u máu...

2.8 Sỏi mật

Sỏi đường mật trong gan, sỏi túi mật, sỏi OMC gây giãn đường đường mật trong và ngoài gan

2.9 Viêm túi mật, polyp túi mật

Viêm túi mật cấp, mạn tính.

2.10. U đường mật


Hình ảnh kết quả siêu âm gan
Hình ảnh kết quả siêu âm gan

3. Những lưu ý khi siêu âm gan

Trước khi thực hiện siêu âm, người bệnh có thể cần thực hiện các hướng dẫn của nhân viên y tế để giúp cải thiện chất lượng của hình ảnh khi bác sĩ thực hiện siêu âm như:

  • Uống nước và không đi vệ sinh cho đến sau khi hoàn thành siêu âm
  • Không ăn hoặc uống 6 giờ trước khi siêu âm
  • Nhân viên y tế có thể yêu cầu người bệnh cởi bỏ một số quần áo và mặc áo choàng của bệnh viện.
  • Người bệnh nên mặc quần áo rộng khi đi siêu âm. Ngoài ra, do người bệnh có thể được yêu cầu tháo đồ trang sức trong khi siêu âm, vì vậy tốt nhất người bệnh nên để lại các vật dụng có giá trị ở nhà.

Trong một số trường hợp, bạn cũng có thể được tiêm một chất vô hại gọi là chất tương phản trước khi quét, vì điều này có thể làm cho hình ảnh rõ hơn.


Người bệnh được chỉ định uống nước trước khi siêu âm
Người bệnh được chỉ định uống nước trước khi siêu âm

XEM THÊM:

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe