Những điều cần biết khi đi khám thai lần đầu

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ chuyên khoa I Trương Nghĩa Bình - Bác sĩ Chuyên khoa sản - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng.

Thời gian khám thai lần đầu rất quan trọng đối với người mẹ cũng như thai nhi. Vậy khi nào mẹ nên khám thai lần đầu để được quan sát được sự làm tổ của thai, nghe tim thai, và được bác sĩ tư vấn cách chăm sóc thai nhi, tính ngày dự sinh cho em bé? Dưới đây, BSCK I Trương Nghĩa Bình, bác sĩ sản phụ khoa tại bệnh viện ĐKQT Vinmec Đà Nẵng sẽ giúp sản phụ giải đáp các câu hỏi trên.

1. Khi nào nên đi khám thai lần đầu?

Hiện nay, việc khám thai đã trở nên vô cùng đơn giản và phổ biến do sự phát triển của khoa học kỹ thuật cũng như những tiến bộ của y học. Tuy nhiên không phải ai cũng xác định được thời gian khám thai lần đầu cho hợp lý. Trong 2 tuần đầu sau khi thụ thai thành công, trứng sẽ ở lại trong vòi tử cung khoảng 48 giờ và thực hiện các hoạt động phân bào. Đến 2 - 3 ngày tiếp theo hợp tử sẽ di chuyển vào tử cung và làm tổ ở đó. Mốc thời gian được đánh dấu khi người phụ nữ bị chậm kinh khoảng 3 tuần, không nên đi khám quá sớm vừa ảnh thưởng đến thai nhi vừa không phát hiện được những dấu hiệu của thai.

Trắc nghiệm: Bạn có biết nên khám thai lần đầu vào lúc nào không?

Việc khám thai lần đầu mang ý nghĩa rất quan trọng, giúp bạn xác định chính xác mình có mang thai hay không? Thai nhi đã vào buồng tử cung hay chưa?... Vì vậy, nếu chưa biết khám thai lần đầu vào lúc nào, trả lời nhanh 5 câu hỏi trắc nghiệm sau sẽ giúp bạn có câu trả lời.

2. Lần đầu khám thai, mẹ khám những gì?


Khám thai lần đầu là một trong những lần khám quan trọng trong suốt quá trình mang thai.
Khám thai lần đầu là một trong những lần khám quan trọng trong suốt quá trình mang thai.

Phụ nữ cần trang bị cho mình những kiến thức đầy đủ về quy trình khám trong lần đầu tiên để đảm bảo quyền lợi cho mình cũng như chắc chắn về độ chính xác của kết quả khám.

  • Chẩn đoán có thai hay không: Khi khám thai lần đầu, bác sĩ sẽ xác định có đúng bạn có thai hay không, tình trạng thai nhi như thế nào. Tránh việc trì hoãn vì nếu bạn mang thai ngoài tử cung mà không được phát hiện sớm sẽ gây nguy hiểm cho tính mạng.
  • Tình trạng sức khỏe chung của cả mẹ và thai nhi: Bác sĩ sẽ tìm hiểu tình trạng sức khỏe của mẹ, các thói quen hằng ngày, những hoạt động tốt và không tốt cho thai nhi. Tiểu sử bệnh tật của gia đình (đột biến gen, bệnh di truyền,..), tiểu sử bệnh tật và tiền sử thai sản của người mẹ (đã mang thai bao giờ chưa, có thực hiện thủ thuật thai sản gì hay không,...). Tìm hiểu công việc của người mẹ để đưa ra những lời khuyên hữu ích nhất đối với quá trình mang thai.
  • Tiến hành đo tử cung: Trong lần khám thai đầu tiên, bác sĩ sẽ tiến hành đo tử cung để theo dõi sự phát triển của thai nhi trong những lần khám tiếp theo cũng như đưa ra các dự đoán về thời gian sinh của bạn.
  • Thực hiện một số các xét nghiệm liên quan:

Dựa trên các xét nghiệm và bước thăm khám ban đầu, bác sĩ sẽ đưa ra những lời khuyên để giúp cho sự phát triển toàn diện của mẹ và bé.

3. Những lưu ý khi đi khám thai lần đầu

Khi đi khám thai lần đầu, mẹ cũng cần lưu ý một số điều sau đây:

  • Khám thai lần đầu cần lựa chọn bác sĩ hoặc những cơ sở y tế có uy tín để thực hiện các bước thăm khám diễn ra đúng quy trình, an toàn và đạt hiệu quả cao.
  • Nên chuẩn bị trước những thắc mắc của bản thân, liệt kê ra giấy hoặc ghi chú lại để có thể nhận được sự giải đáp từ phía bác sĩ một cách chi tiết nhất.
  • Nên uống nhiều nước khoảng 1 tiếng trước khi siêu âm thai để bác sĩ siêu âm quan sát thai nhi dễ dàng hơn.
  • Cần giữ lại kết quả khám của lần đầu tiên để làm cơ sở chẩn đoán và theo dõi cho những lần khám sau.

4. Khám thai lần đầu ở đâu là tốt?

Việc mang thai và sinh con khỏe mạnh là mục tiêu mà bất kỳ gia đình nào cũng mong muốn và hướng đến. Do đó, các bà mẹ cần trang bị kĩ các kiến thức về sinh sản, đặc biệt là ở lần khám thai đầu tiên.

Đặc biệt những phụ nữ trẻ, phụ nữ lần đầu mang thai không cần quá lo lắng. Sau khi khám thai lần đầu hãy ghi nhớ và thực hiện đúng hướng dẫn của bác sĩ để đảm bảo sức khỏe của bản thân và sự phát triển của thai nhi. Việc khám thai định kỳ cũng vô cùng quan trọng để theo dõi sát những thay đổi của thai cũng như kịp thời phát hiện và xử lý những trường hợp bất thường.

Giai đoạn 3 tháng đầu thai kỳ là thời điểm nhạy cảm nhất trong suốt thai kỳ. Bà bầu nên hạn chế đi lại nhiều, làm các việc nặng. Để đảm bảo sức khoẻ cho cả mẹ và bé, ngoài việc khám thai định kỳ, bạn cần chú ý:

Việc lựa chọn một cơ sở khám thai uy tín, bạn sẽ nhận được sự chăm sóc tận tình, chất lượng khám chữa bệnh tốt với đội ngũ bác sĩ có chuyên cao. Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec là một trong những cơ sở y tế chất lượng đáp ứng những yêu cầu cần thiết cho việc khám thai.


Vinmec - Địa chỉ tư vấn & thăm khám uy tín đảm bảo cho sức khỏe của mẹ & sự phát triển của bé
Vinmec - Địa chỉ tư vấn & thăm khám uy tín đảm bảo cho sức khỏe của mẹ & sự phát triển của bé

Vinmec hiện có nhiều gói thai sản (12-27-36 tuần), trong đó chương trình thai sản trọn gói 12 tuần giúp theo dõi sức khỏe của mẹ và bé ngay từ đầu thai kỳ, phát hiện sớm và can thiệp kịp thời các vấn đề sức khỏe. Ngoài các dịch vụ thông thường, chương trình theo dõi thai sản từ 12 tuần có các dịch vụ đặc biệt mà các gói thai sản khác không có như: xét nghiệm Double Test hoặc Triple Test tầm soát dị tật thai nhi; xét nghiệm định lượng yếu tố tân tạo mạch máu chẩn đoán tiền sản giật; xét nghiệm sàng lọc tuyến giáp; xét nghiệm Rubella; xét nghiệm ký sinh trùng lây từ mẹ sang con gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển não bộ và thể chất của bé sau sinh.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

BSCK I Trương Nghĩa Bình

Bác sĩ Bình đã có kinh nghiệm trên 13 năm trong lĩnh vực khám chữa bệnh Sản phụ khoa, có chuyên môn cao và kinh nghiệm lâu năm trong chẩn đoán và điều trị các bệnh lý Sản Phụ khoa như: Khám sàng lọc các bệnh lý cho mẹ và bé trước sinh, Sinh thiết gai nhau, chọc ối, Siêu âm tầm soát dị tật thai nhi ( siêu âm 3D, 4D),..

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe