Những điều cần biết về suy tuyến tụy ngoại tiết

Bài viết của Thạc sĩ, Bác sĩ Mai Viễn Phương - Bác sĩ nội soi tiêu hóa - Khoa Khám bệnh & Nội khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Central Park.

Thường không có cách nào để ngăn ngừa suy tụy ngoại tiết, đặc biệt nếu đó là kết quả của một tình trạng di truyền như xơ nang. Để giảm khả năng phát triển viêm tụy và suy tụy ngoại tiết liên quan, hãy tránh uống nhiều rượu, thực hiện một chế độ ăn uống cân bằng và tránh hút thuốc.

1. Suy tụy ngoại tiết là gì?

Suy tụy ngoại tiết (EPI) xảy ra khi tuyến tụy không thể sản xuất hoặc tiết ra đủ các enzym tiêu hóa để phân hủy thức ăn cũng như hấp thụ chất dinh dưỡng. Quá trình tiêu hóa chất béo sẽ bị ảnh hưởng nhiều nhất. Khi cơ thể cố gắng tống chất béo đã tiêu hóa một phần, ruột của bạn sẽ cảm thấy khó chịu.

Khi bị suy tụy ngoại tiết, người bệnh có thể gặp các triệu chứng như chướng bụng đầy hơi, đau bụng và tiêu chảy. Trong trường hợp nghiêm trọng bệnh có thể dẫn đến giảm cân, tiêu chảy nhiễm mỡ và suy dinh dưỡng.

Về nguyên nhân gây bệnh, bất cứ điều gì làm gián đoạn quá trình bình thường của các enzym tiêu hóa rời khỏi tuyến tụy đều có thể gây ra suy tuyến tụy ngoại tiết. Ví dụ như viêm tụy không cải thiện theo thời gian và xơ nang là những nguyên nhân phổ biến nhất. Các tình trạng khác gây ra suy tụy ngoại tiết có thể do di truyền, các rối loạn ruột khác gây ra hoặc là tác dụng phụ của phẫu thuật.

2. Các triệu chứng của suy tụy ngoại tiết

Các triệu chứng của suy tụy ngoại tiết tương tự với các tình trạng khác ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa. Đó là:

Các triệu chứng của suy tụy ngoại tiết thường không được chú ý. Một số triệu chứng phổ biến đó là:

  • Đau bụng
  • Giảm cân do suy dinh dưỡng
  • Thiếu vitamin như vấn đề về thị lực, loãng xương
  • Phân mỡ do giảm hấp thu chất béo trong ruột
  • Tiêu chảy.

Các triệu chứng của suy tụy ngoại tiết tương tự với các tình trạng khác ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa.
Các triệu chứng của suy tụy ngoại tiết tương tự với các tình trạng khác ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa.

3. Suy tụy ngoại tiết được chẩn đoán như thế nào?

Bác sĩ có thể sẽ sử dụng nhiều kỹ thuật khác nhau để chẩn đoán suy tụy ngoại tiết và phát hiện nguyên nhân cơ bản của nó. Cụ thể:

  • Tiền sử bệnh và khám lâm sàng: Đôi khi, các bác sĩ chẩn đoán suy tụy ngoại tiết nghiêm trọng dựa trên tiền sử bệnh của bạn và sự hiện diện của một số triệu chứng đặc trưng bao gồm phân mỡ, tiêu chảy và sụt cân.
  • Kiểm tra hình ảnh: Các xét nghiệm hình ảnh như chụp X-quang, chụp CT hoặc MRI sẽ hỗ trợ bác sĩ tìm kiếm bằng chứng về tổn thương tuyến tụy.
  • Thử nghiệm trong phòng thí nghiệm: Các xét nghiệm trong phòng thí nghiệm sẽ kiểm tra lượng chất béo trong phân để xem liệu nó có được tiêu hóa không. Kiểm tra hơi thở đo lường sự tiêu hóa chất béo gián tiếp bằng cách tìm kiếm một số hóa chất khi bạn thở ra.
  • Kiểm tra các điều kiện liên quan: Bạn sẽ được làm các xét nghiệm bổ sung để xem liệu một tình trạng liên quan như viêm tụy hoặc tiểu đường có phải là nguyên nhân gốc rễ gây ra suy tụy ngoại tiết hay không.

4. Điều trị suy tuyến tụy ngoại tiết như thế nào?

Nếu bạn được chẩn đoán mắc bệnh suy tụy ngoại tiết, việc điều trị sẽ tập trung vào việc làm giảm các triệu chứng và giúp cơ thể hấp thu chất dinh dưỡng. Cụ thể:

  • Thay đổi chế độ ăn uống và lối sống: Kết hợp chế độ ăn uống và thay đổi lối sống lành mạnh sẽ giúp hệ tiêu hóa làm việc tốt hơn. Người bệnh nên có một chế độ ăn uống lành mạnh, cân bằng, chứa chất béo phù hợp.
  • Thuốc và chất bổ sung: Người bệnh cũng có thể cần bổ sung vitamin vì suy tụy ngoại tiết khiến cơ thể khó hấp thụ một số loại vitamin. Bác sĩ có thể kê đơn các chất bổ sung enzyme để thay thế những chất mà tuyến tụy không tạo ra.

5. Suy tụy ngoại tiết có thể phòng ngừa được không?

Thường không có cách nào để ngăn ngừa suy tụy ngoại tiết, đặc biệt nếu đó là kết quả của một tình trạng di truyền như xơ nang. Để giảm khả năng phát triển viêm tụy và suy tụy ngoại tiết liên quan, hãy tránh uống nhiều rượu, ăn một chế độ ăn cân bằng và tránh hút thuốc.

Chỉ có khoảng một nửa số người bị suy tuyến tụy ngoại tiết có mức tiêu hóa chất béo trở lại bình thường. Nếu bạn có các triệu chứng gợi ý suy tụy ngoại tiết, hãy thảo luận với bác sĩ. Các triệu chứng có thể là dấu hiệu của các bệnh lý tiềm ẩn như viêm tụy hoặc tiểu đường.

Điều trị suy tụy ngoại tiết rất quan trọng vì nó có thể cải thiện chất lượng cuộc sống của bạn, ngăn ngừa tổn thương thêm cho tuyến tụy và các biến chứng nghiêm trọng do suy dinh dưỡng. Tuân thủ kế hoạch điều trị và thay đổi lối sống tích cực có thể cải thiện chất lượng cuộc sống của bạn.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Tài liệu tham khảo:

  • Domínguez-Muñoz, JE. (2011, June). Pancreatic enzyme therapy for pancreatic exocrine insufficiency. ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC3151413
  • Lindkvist, B. (2013, November 14). Diagnosis and treatment of pancreatic exocrine insufficiency. ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC3831207/
  • Löhr JM, et al. (2013). Synopsis of recent guidelines on pancreatic exocrine insufficiency. DOI: 10.1177/2050640613476500
  • Pezzilli, R, et al. (2013, November 28). Exocrine pancreatic insufficiency in adults: A shared position statement of the Italian association for the study of the pancreas.
Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe