Hãy chú ý hơn tới sức khỏe của mình nhé!
Không thấy đói vào bữa trưa
Khi bị thiếu ngủ, đồng hồ sinh học của cơ thể rất dễ bị rối loạn. Cùng lúc đó, quy trình hoạt động tuần hoàn của các cơ quan cũng bị phá hỏng dẫn đến những cảm giác sinh học và triệu chứng bất thường. Vì thế, bạn sẽ không cảm thấy đói mặc dù đã đến bữa ăn. Tuy nhiên, đôi khi bạn lại bị cơn đói “hành hạ” vào những thời điểm trái giờ vào giữa đêm.
Trí nhớ giảm sút
Não của chúng ta cần có giấc ngủ đầy đủ để cung cấp oxy cho việc làm mới và tái tạo khả năng ghi nhớ. Ngủ cũng là thời gian để bộ não được nghỉ ngơi và lập trình cho những hoạt động tiếp theo.
Vì thế, việc thiếu ngủ làm cho não phải hoạt động trong tình trạng quá tải, không có thời gian nghỉ, khiến cơ thể trở nên căng thẳng và mệt mỏi. Việc thay đổi, tái tạo bộ nhớ cũng không thể thực hiện. Điều này khiến cho trí nhớ ngắn hạn bị suy giảm, sự tập trung đối với các công việc cũng bị hạn chế rất nhiều.
Dễ cáu gắt và nóng giận
Thiếu ngủ làm cho đại não luôn trong trạng thái hoạt động mệt mỏi, hệ thần kinh bị rối loạn. Điều đó cũng dẫn đến tình trạng các hormone cortisol tăng đột ngột, làm cho chúng ta luôn ở trong trạng thái căng thẳng, dễ cáu gắt và nóng giận. Ngoài ra, tình trạng này còn gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới tâm lý, thậm chí có thể dẫn đến chứng bệnh trầm cảm nữa đấy!
Thường xuyên mệt mỏi
Thời gian ngủ là lúc hệ miễn dịch của cơ thể được củng cố và tăng cường. Việc thiếu ngủ đồng nghĩa với cơ thể bị mất đi những hormone cần thiết cho hệ miễn dịch. Sức đề kháng cũng vì vậy mà yếu đi, khó có thể ngăn chặn lại sự tấn công của lũ virut và vi khuẩn. Điều này khiến bạn bị rơi vào trạng thái mệt mỏi, uể oải thường xuyên, đồng thời cũng dễ dàng bị nhiễm bệnh hơn.
Do vậy, bên cạnh việc ăn uống đầy đủ dưỡng chất, một giấc ngủ đủ có thể giúp bạn lấy lại tinh thần cho ngày mới, và đặc biệt là có sức khỏe để chống chọi với mọi loại thời tiết nữa đó!
Làn da “xuống sắc”
Một số công trình nghiên cứu khoa học cho thấy, việc thiếu ngủ làm cho huyết quản dưới da hoạt động kém, khiến các tế bào biểu bì bị thiếu đi nhiều chất dinh dưỡng mà đặc biệt là oxy.
Đồng thời, các hormone sinh trưởng trong cơ thể bị hạn chế, làm cho quá trình tái tạo của làn da bị ngưng trệ. Hơn nữa, các độc tố ở da cũng không được loại bỏ triệt để, làm làn da dễ trở nên thô ráp, kém mịn màng. Vì thế, chúng ta hãy chú ý chăm sóc bản thân thật tốt với những giấc ngủ đầy đủ hơn nhé!