Những cách để tránh bị Herpes khi mang thai

Mụn rộp sinh dục là một căn bệnh nhiễm khuẩn đường sinh dục, do virus Herpes (HSV) gây ra. Loại virus này khi xâm nhập vào cơ thể sẽ dẫn đến các biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe, nhất là đối với phụ nữ mang thai.

1. Mụn rộp sinh dục là gì?

Mụn rộp sinh dục hay còn được gọi là herpes sinh dục, đây là một trong những căn bệnh truyền nhiễm, thường lây lan thông qua đường tình dục do virus Herpes (HSV) gây ra.

HSV có 2 chủng loại chính, bao gồm:

  • HSV-1: Thường gây ra các triệu chứng như sưng hoặc đau nhức ở miệng, sau đó có thể lây lan sang khu vực sinh dục.
  • HSV-2: Là tác nhân chính dẫn đến bệnh mụn rộp sinh dục.

2. Nguyên nhân gây mụn rộp sinh dục

Mụn rộp sinh dục có thể xảy ra nếu một người tiếp xúc trực tiếp với miệng, da, hoặc bộ phận sinh dục của người bị nhiễm bệnh.

Sự lây nhiễm virus HSV-1 có thể bắt nguồn từ các yếu tố sau:

  • Dùng chung đồ dưỡng môi
  • Ăn chung đồ ăn
  • Hôn môi

Virus lây lan càng nhanh thì sự nhiễm trùng càng phát triển mạnh. Theo nghiên cứu, có khoảng 30-95% những người trưởng thành có kết quả dương tính với HSV-1. Bạn sẽ có nguy cơ bị nhiễm herpes sinh dục nếu đã quan hệ tình dục bằng miệng với người mang virus.

Đối với vi rút HSV-2, chúng thường lây truyền từ người bệnh sang người khỏe mạnh thông qua các hành động tiếp xúc tình dục. Viện Da liễu Mỹ (AAD) đã ước tính rằng, có gần 20% những người ở độ tuổi trưởng thành đã trải qua quan hệ tình dục bị nhiễm HSV-2 tại Hoa Kỳ.


Virus HSV-2 thường lây truyền thông qua các hành động tiếp xúc tình dục
Virus HSV-2 thường lây truyền thông qua các hành động tiếp xúc tình dục

3. Những đối tượng có nguy cơ cao mắc Herpes sinh dục

Virus gây Herpes sinh dục có thể tấn công bất cứ đối tượng hay độ tuổi nào. Nguy cơ lây nhiễm phần lớn phụ thuộc vào sự tiếp xúc với nguồn bệnh. Dưới đây là những đối tượng có nguy cơ cao mắc Herpes sinh dục, bao gồm:

  • Người quan hệ tình dục sớm
  • Người có nhiều bạn tình
  • Nữ giới có nguy cơ mắc bệnh cao hơn nam giới
  • Người có hệ miễn dịch bị suy yếu

4. Các triệu chứng của mụn rộp sinh dục

Khi bị mụn rộp sinh dục, người bệnh thường không có các biểu hiện hay triệu chứng cụ thể. Tuy nhiên, bạn cần đặc biệt lưu ý nếu cơ thể xuất hiện các vấn đề sau đây:

  • Sốt
  • Sưng hạch bạch huyết
  • Đau lưng dưới, mông, háng, đùi và đầu gối
  • Đau khi đi tiểu
  • Quanh bộ phận sinh dục xuất hiện các mụn nước li ti hoặc mụn nước xuất hiện ở các khu vực khác như miệng, lưỡi, nướu răng, mắt và ngón tay.

Các nốt mụn nước có thể tồn tại từ 2-10 ngày sau khi tiếp xúc với người bị mắc bệnh. Chúng thường khiến bệnh nhân cảm thấy ngứa rát, thậm chí bị chảy máu, hoặc loét khi mụn bị vỡ ra.

Mụn rộp sinh dục có khả năng bùng phát thành nhiều đợt khác nhau, hầu hết các trường hợp phát bệnh sẽ dao động khoảng 1-2 lần trong đời. Những đợt mụn rộp sau thường nhẹ hơn và kết thúc chỉ sau 7-10 ngày.


Mụn rộp sinh dục là những mụn nước nhỏ li ti quanh bộ phận sinh dục
Mụn rộp sinh dục là những mụn nước nhỏ li ti quanh bộ phận sinh dục

5. Mụn rộp sinh dục khi mang thai

Phụ nữ đang mang thai nên cẩn trọng khi bị mụn rộp sinh dục, tuy nhiên đừng quá lo lắng về việc lây truyền vi rút cho em bé.

Một người mẹ có thể lây nhiễm vi rút Herpes (HSV) sang cho con trong lúc sinh nở. Trong trường hợp các vết loét hoặc dấu hiệu cho thấy một ổ dịch sắp xuất hiện tại thời điểm sinh nở, bác sĩ sẽ tiến hành mổ lấy thai để đảm bảo an toàn cho thai nhi.

Nếu bạn bị mụn rộp sinh dục trước khi mang thai, hoặc bị nhiễm bệnh lần đầu tiên trong thai kỳ, nguy cơ thai nhi sẽ thấp- dưới 1%. Tuy nhiên, nếu bạn bị nhiễm bệnh vào giai đoạn cuối của thai kỳ nguy cơ lây nhiễm cho trẻ sẽ rất cao (từ 30-50%). Bởi vì lúc này hệ thống miễn dịch của người mẹ không phát triển và sản sinh ra các kháng thể giúp bảo vệ chống lại vi rút. Nếu bạn đang mang thai và nghi ngờ đã bị nhiễm bệnh gần đây, hãy tìm đến sự trợ giúp của bác sĩ ngay lập tức.

6. Những ảnh hưởng của mụn rộp sinh dục khi mang thai

Mụn rộp sinh dục có thể gây ra một số ảnh hưởng nặng nề cho sức khỏe của cả mẹ và bé. Cụ thể là:

6.1 Đối với mẹ

Virus herpes có thể gây ra các biến chứng nghiêm trọng đối với phụ nữ mang thai, bao gồm ngứa ngáy tại cơ quan sinh dục, sốt, cơ thể mệt mỏi, đau đầu, rối loạn tiểu tiện, viêm màng não, ung thư cổ tử cung, sẩy thai hoặc sinh non.

6.2 Đối với bé

Thai nhi sẽ là người phải chịu nhiều ảnh hưởng nhất nếu mẹ bị nhiễm Herpes sinh dục trong thời gian mang thai. Căn bệnh này có thể gây ra một số biến chứng nguy hiểm cho trẻ sơ sinh, bao gồm viêm phổi, viêm màng não, động kinh, mù lòa, điếc, thậm chí là tử vong.


Mẹ bị nhiễm Herpes trong thai kỳ sẽ ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của trẻ sơ sinh
Mẹ bị nhiễm Herpes trong thai kỳ sẽ ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của trẻ sơ sinh

7. Phòng ngừa Herpes sinh dục khi mang thai

Để phòng ngừa Herpes sinh dục khi mang thai nên cẩn thận khi quan hệ tình dục trong kỳ tam cá nguyệt thứ ba. Không nên quan hệ tình dục trong giai đoạn này, trừ khi bạn biết chắc chắn “nửa kia” không bị mắc bệnh.

Ngoài ra, cũng không nên thực hiện quan hệ tình dục bằng miệng trong thời gian này.

Tất cả phụ nữ mang thai nên được kiểm tra Herpes sinh dục, đặc biệt là các trường hợp có bạn tình bị nhiễm herpes. Việc chẩn đoán càng sớm thì hiệu quả điều trị càng cao, từ đó giúp giảm nguy cơ lây nhiễm bệnh cho cả mẹ và bé trong thời gian thai kỳ.

8. Điều trị mụn rộp sinh dục khi mang thai

Bạn có thể sử dụng thuốc kháng virus herpes như một liệu pháp ức chế hàng ngày hoặc điều trị cho các đợt bùng phát bệnh, tuy nhiên bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng bất kỳ loại thuốc nào trong khi mang thai để phòng ngừa các rủi ro về sức khỏe gây ra do tác dụng phụ của thuốc.

Virus herpes cũng gây ra các ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe của trẻ sơ sinh. Mẹ không nên cho phép bất cứ ai đang có các triệu chứng loét lạnh trên miệng để hôn bé. Trong trường hợp bạn bị mụn rộp ở miệng, hãy rửa tay sạch sẽ bằng xà phòng và nước trước khi chạm vào trẻ.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết tham khảo nguồn: Webmd.com

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe