Răng số 7 đóng một vai trò rất quan trọng trong hoạt động ăn nhai của mỗi con người. Tuy nhiên, việc nhổ răng số 7 có cần trồng lại không là thắc mắc của nhiều người hiện nay. Để giải đáp thắc mắc, mời bạn đọc cùng tìm hiểu thông tin qua bài viết dưới đây.
1. Răng số 7 là răng nào? Có vai trò gì?
Răng số 7 đảm nhận vai trò chủ lực trong việc ăn nhai. Sở dĩ gọi là răng số 7 bởi đây là chiếc răng ở vị trí thứ 7 tính từ phía răng cửa vào. Với mỗi cung hàm trên và dưới thì sẽ có 2 chiếc răng số 7 nằm ở 2 bên đối diện nhau.
Thông thường chiếc răng vĩnh viễn số 7 mọc khá muộn, bắt đầu hình thành khi chúng ta lên 12 – 13 tuổi. Nhiệm vụ chính của răng số 7 là nhai, nghiền nát thức ăn trước khi chúng được đưa tới dạ dày.
Theo như kết quả giải phẫu khi nhổ răng số 7 thì hàm trên có 3 chân và hàm dưới 2 chân. Ngoài ra, do cấu trúc răng tương đối lớn nên chúng thường có 3 ống tủy trở lên. Điều này là do răng số 7 thường đảm nhận vai trò ăn nhai chủ lực nên cần số lượng chân lớn để giữ vững cấu trúc răng, giúp quá trình ăn nhai hàng ngày được diễn ra nhanh chóng và hiệu quả hơn.
2. Nhổ răng số 7 có nguy hiểm không?
Răng số 7 chỉ mọc duy nhất 1 lần ở mỗi người, không mọc lại khi mất nên bạn cần phải chú ý chăm sóc răng miệng kỹ để giữ gìn chiếc răng quan trọng này luôn khỏe mạnh.
Độ tuổi mọc răng số 7 vĩnh viễn là khi con người 12 tuổi, răng sữa đã thay hết. Mỗi một người có 4 răng số 7, 2 cái ở hàm trên và 2 cái hàm dưới.
Chiếc răng số 7 có hình dạng, kích thước lớn và cấu tạo phức tạp. Do đó, nhổ răng số 7 có nguy hiểm không còn tùy thuộc vào một số yếu tố sau đây:
- Khi bạn bị mất răng hàm số 7, việc ăn uống sẽ trở nên khó khăn hơn rất nhiều, lực nhai yếu đi, thức ăn không được nghiền kỹ trước khi đưa vào dạ dày, từ đó ảnh hưởng không tốt tới hệ tiêu hóa;
- Khi răng số 7 bị mất đi mà không được phục hình sớm thì sẽ dẫn tới tình trạng tiêu xương hàm, tụt lợi;
- Nhổ răng số 7 có bị hóp má không? Câu trả lời cho bạn là có. Mất răng số 7 sẽ khiến 2 má bị hóp vào, da mặt chảy xệ, vùng da xung quanh miệng sẽ xuất hiện các nếp nhăn khiến gương mặt của bạn trông già đi so với tuổi thật;
- Một khi răng số 7 bị nhổ bỏ sẽ tạo khoảng trống trên khuôn hàm, các răng bên cạnh có nguy cơ đổ nghiêng, xô lệch và thậm chí là ảnh hưởng tới toàn bộ hệ thống nhai;
- Mất răng hàm số 7 cũng khiến các răng đối diện không còn sự nâng đỡ, từ đó tạo áp lực lớn lên quai hàm, các cơn đau nhức như đau cơ hàm, đau đầu, mỏi vai gáy... sẽ xuất hiện theo khiến bạn rất khó chịu.
- Xáo trộn khớp cắn: Các răng kế cận có xu hướng bị xê dịch vào khoảng trống mất răng, các răng đối diện vùng mất răng sẽ trồi lên hoặc thòng xuống quá mức. Về lâu dài, tình trạng này sẽ gây ra các vấn đề về khớp cắn.
3. Nhổ răng số 7 có cần trồng lại?
Với những nguy cơ về sức khỏe nêu trên, việc phục hình răng số 7 bị mất là điều cần thiết để giúp bạn:
- Khôi phục được chức năng ăn nhai bình thường của răng hàm;
- Khi bạn trồng lại răng số 7 sẽ giúp lấy lại được tính thẩm mỹ cho hàm răng và bảo vệ, phòng ngừa các bệnh răng miệng khác ảnh hưởng tới sức khỏe.
4. Bị mất răng số 7 phục hình bằng phương pháp nào?
Hiện nay có 2 phương pháp phục hình răng cố định thường được áp dụng trong trường hợp mất răng, thiếu răng đó là làm cầu răng sứ và cấy ghép Implant.
Tuy nhiên, khi bạn bị mất răng số 7 thì phương pháp làm cầu răng không thể áp dụng được. Bởi vì nếu muốn trồng lại răng đã mất thì bạn cần có đầy đủ 2 răng ở 2 bên cạnh răng số 7 để mài làm trụ bám. Tuy nhiên, răng số 7 là chiếc răng cuối cùng trong cung hàm (khi chưa xuất hiện chiếc răng khôn nào). Khi đó, nếu làm cầu răng sứ thì chỉ có một bên trụ răng để bám. Vì lẽ đó mà các yêu cầu để làm cầu răng không đảm bảo nên không thể tiến hành được. Ngay cả khi bạn có chiếc răng khôn thì cũng không nên dùng răng này để làm trụ bám cho cầu răng mới, bởi đó là chiếc răng có nguy cơ bệnh lý cao, khiến cầu răng cũng bị hỏng.
Phương pháp tối ưu nhất hiện nay được áp dụng đối với tình trạng mất răng số 7 là cấy ghép Implant răng. Cấy ghép răng Implant có thể khắc phục được tất cả các nhược điểm khi làm cầu răng giả. Phương pháp này không làm ảnh hưởng đến các răng bên cạnh và cũng là giải pháp duy nhất có thể ngăn ngừa được tình trạng tiêu xương hàm, co rút nướu, bảo vệ các răng xung quanh và cấu trúc xương hàm luôn khỏe mạnh.
Quy trình cấy ghép răng Implant được thực hiện thông qua 5 bước dưới đây:
Bước 1: Khám tổng quan và tư vấn từ bác sĩ. Trước khi muốn cấy ghép răng Implant, bạn cần phải tiến hành khám tổng quan về sức khỏe cũng như răng miệng. Thông qua phương pháp chụp CT Scanner 3D, nha sĩ sẽ nắm được cấu trúc, chất lượng xương hàm cũng như vị trí răng bị mất. Từ đó, tiến hành một số xét nghiệm để biết bạn có đủ sức khỏe thực hiện phương pháp này hay không. Sau khi đã biết rõ về tình trạng sức khỏe, bác sĩ sẽ tư vấn cho bạn về các loại trụ Implant, chi phí thực hiện cấy ghép...
Bước 2: Tiến hành cấy ghép trụ. Nha sĩ sẽ khám tổng quát lại cho bạn thêm một lần nữa để chắc chắn rằng sức khỏe ổn định. Trước khi tiến hành cấy ghép Implant, bạn sẽ được gây tê tại vùng đặt trụ Implant để giảm thiểu cảm giác đau đớn. Quá trình đặt trụ thường diễn ra trong vòng 7 - 10 phút.
Bước 3: Lấy dấu hàm và gắn răng tạm thời. Sau khoảng 2 - 3 ngày được đặt trụ, bạn cần quay lại trung tâm theo lịch hẹn để nha sĩ thực hiện gắn răng tạm thời, thuận tiện cho quá trình ăn uống.
Bước 4: Tái khám sau khi bạn đã cấy ghép Implant. Tiếp theo đó khoảng 7 - 10 ngày, nha sĩ sẽ hẹn bạn đến tái khám nhằm kiểm tra độ lành của nướu.
Bước 5: Bước cuối cùng là gắn mão sứ lên trên trụ và cố định. Khi xương hàm và trụ gắn chặt với nhau, nha sĩ sẽ tiến hành gắn mão sứ và cố định lại bằng các khớp nối. Sau khi hoàn tất cấy ghép, bạn sẽ được nha sĩ tư vấn và hướng dẫn việc chăm sóc răng miệng tại nhà.
Răng số 7 chỉ mọc duy nhất 1 lần ở mỗi người, không mọc lại khi mất nên bạn cần phải chú ý chăm sóc răng miệng kỹ để giữ gìn chiếc răng quan trọng này luôn khỏe mạnh. Tuy nhiên, trong trường hợp bắt buộc phải nhổ bỏ răng số 7, bạn nên chọn phương pháp phù hợp với mình để phục hình răng.
Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.