Nhận diện sự khác nhau của những cơn đau thắt ngực từng loại bệnh

Đau tức ngực là loại bệnh lý nguy hiểm ở người với nhiều dấu hiệu khác nhau như: đau tức ngực khó thở, đau ngực buồn nôn, đau thắt ngực, đau thắt ngực hai bên trái và phải kèm đau nhói tim... Vậy đau tức ngực là dấu hiệu của loại bệnh gì? Cách nhận biết sự khác nhau giữa những cơn đau tức ngực là gì? Tất cả sẽ được giải mã trong bài viết này.

1. Nguyên nhân gây ra đau thắt ngực

Đau thắt ngực là do tim không được cung cấp đủ lượng máu và oxy cần thiết. Sau đây sẽ là một số nguyên nhân chủ yếu gây ra:

  • Đau thắt ngực do bệnh lý về tim.
  • Đau ngực do bệnh lý liên quan đến màng phổi.
  • Đau ngực do bệnh lý liên quan đến thành ngực.
  • Đau ngực do bệnh lý về đường tiêu hóa.

2. Nhận diện sự khác nhau của cơn đau thắt ngực của từng loại bệnh

Dấu hiệu đau thắt ngực thoáng qua có thể do triệu chứng nhỏ của bệnh thông thường chẳng hạn như ăn uống khó tiêu. Tuy nhiên, nếu những cơn đau ngực xảy ra liên tục, lặp đi lặp lại với xu hướng tăng dần những cơn đau thì đây có thể là dấu hiệu của một số loại bệnh nguy hiểm. Đặc biệt đau thắt ngực do các bệnh lý về tim mạch có thể gây tử vong cao.

Đau thắt ngực có nhiều cơn đau khác nhau: đau thắt ngực khó thở, đau thắt ngực buồn nôn, đau ngực trái, đau ngực phải... Vậy làm sao để biết được những cơn đau nào là dấu hiệu của bệnh gì? Sau đây sẽ là một số bệnh đau ngực thường gặp và dấu hiệu đi kèm của chúng.

2.1. Bệnh động mạch vành

Đau thắt ngực do bệnh động mạch vành là tình trạng động mạch vành bị tắc nghẽn hoặc thu hẹp lại do các mảng tích tụ từ cholesterol (sự tích tụ này còn được gọi là xơ vữa động mạch). Những mảng bám này làm cho dòng máu lưu thông qua động mạch vành khó khăn hơn.


Đau tức ngực do tắc nghẽn động mạch vành
Đau tức ngực do tắc nghẽn động mạch vành

Dẫn đến lượng máu cung cấp cho tim không đủ, mà máu lại mang oxy cần thiết cho hoạt động của tim. Gây ra hiện tượng thiếu máu cục bộ, khiến người bệnh đau thắt ngực khó thở trong vài phút kèm hiện tượng nhói tim. Khi nhu cầu về máu và oxy cung cấp cho tim được đáp ứng đủ thì cơn đau này sẽ chấm dứt.

Những cơn đau thắt ngực do bệnh động mạch vành thường:

  • Khiến người bệnh cảm thấy tim mình như đang bị thắt lại, như bị đè nén và bóp mạnh, rất khó thở.
  • Đau tức ngực trái một cách dữ dội, hoảng sợ, vã mồ hôi.
  • Cơn đau thường diễn ra trong thời gian ngắn (vài giây hoặc vài phút).
  • Nếu người bệnh bị xúc động quá mạnh, hoặc tức giận, căng thẳng hay vận động quá sức thì cơn đau ở ngực trái sẽ dữ dội hơn.
  • Vị trí đau thường là ngay sau xương ức, sau đó lan dần lên cằm, vai trái.

Biến chứng nguy hiểm của đau thắt ngực do bệnh động mạch vành gây đó là nhồi máu cơ tim khi cơn đau kéo dài từ 15 - 20 phút, cực kỳ nguy hiểm đến tính mạng.

2.2. Bệnh bóc tách động mạch chủ

Động mạch chủ (ĐMC) là động mạch lớn nhất và quan trọng nhất trong cơ thể người, giữ vai trò vận chuyển máu đến mọi cơ quan trong cơ thể.

Bóc tách động mạch chủ là tình trạng lớp nội mạc của ĐMC bị rách, làm cho máu len lỏi vào bên trong. Gây ra thiếu máu cục bộ, đồng thời gây vỡ ĐMC.

Dấu hiệu của những cơn đau thắt ngực do bóc tách ĐMC gây ra như sau:

  • Đau thắt ngực liên tục, sâu và lan đau lan dần về phía sau lưng.
  • Choáng váng, đau thắt ngực khó thở.
  • Ngất xỉu.

Đây là trường hợp đau thắt ngực cực kỳ nguy hiểm, gây suy tim cấp và gây tử vong rất cao.

2.3. Bệnh lý ở phổi và màng phổi


Ho nhiều và ho ra máu là dấu hiệu của đau tức ngực do các bệnh lý về phổi gây nên
Ho nhiều và ho ra máu là dấu hiệu của đau tức ngực do các bệnh lý về phổi gây nên

Một số loại bệnh ở phổi như tràn khí màng phổi, viêm màng phổi, u phổi, tắc động mạch phổi cũng là nguyên nhân gây ra những cơn đau ngực.

Dấu hiệu:

  • Đau rát theo nhịp thở.
  • Đau hơn khi trong tư thế nằm.
  • Khó thở dữ dội.
  • Ho nhiều và ho ra máu (rõ rệt nhất với tắc động mạch phổi).
  • Người bệnh bị sốt (thường thấy ở người bị viêm phế quản, herpes, viêm màng phổi).
  • Bệnh lý liên quan đến thành ngực

Những cơn đau ngực do bệnh lý liên quan đến thành ngực như chấn thương ngực (tổn thương khu trú tại mô mềm ở ngực, tổn thương xương sườn), bệnh lý liên quan đến thần kinh liên sườn... thường có dấu hiệu như sau:

  • Đau tức âm ỉ ngực trái hoặc phải.
  • Đau mỗi khi người bệnh cử động, di chuyển các cơ vùng ngực.
  • Đau khi thở sâu.
  • Đau khi chạm hoặc ấn lên thành ngực.

2.4. Bệnh đường tiêu hóa

Đau ngực do các bệnh liên quan đến đường tiêu hóa như trào ngược dạ dày thực quản, khó tiêu... Dấu hiệu phổ biến của những cơn đau liên quan đến tiêu hóa gồm:

  • Đau ngực kèm buồn nôn.
  • Khó ăn uống, khó nuốt thức ăn.
  • Đau sau khi ăn hoặc đau khi đói.
  • Đau ở vùng thượng vị hoặc lan đến vùng thượng vị.
  • Đau ngực hơn khi nằm và không đỡ khi nghỉ ngơi hoặc dùng nitroglycerin.

Trên đây là những cung cấp cho bạn cách nhận biết các loại bệnh thông qua những cơn đau thắt ngực, đau tức ngực khó thở. Có kiến thức về đau tức ngực sẽ giúp người bệnh chủ động hơn trong việc khám chữa bệnh. Đừng chủ quan với bất kỳ dấu hiệu đau ngực nào, nếu có hiện tượng đau thắt ngực liên tục và mức độ đau tăng dần thì cần đến ngay cơ sở y tế uy tín để bác sĩ chuyên khoa chẩn đoán và có biện pháp chữa trị kịp thời.

Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec cung cấp gói khám mạch vành để chẩn đoán, xét nghiệm, điều trị cho khách hàng có các dấu hiệu dấu hiệu đau thắt ngực với cảm giác đau nhói, bỏng rát, kim châm. Vị trí đau ở sau xương ức, chính giữa tim, ngực trái lan ra vai trái, cánh tay và bàn tay trái kèm theo là hiện tượng khó thở, vã mồ hôi, hồi hộp, chóng mặt.

XEM THÊM:

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe