Nhận biết cơn đau bụng ở trẻ sơ sinh

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Thạc sĩ, Bác sĩ nội trú Đặng Thị Ngoan - Bác sĩ Nhi - Sơ sinh - Khoa Nhi - Sơ sinh - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hạ Long.

Khi trẻ sơ sinh quấy khóc không thể dỗ dành, rất có thể vì bé đang bị đau bụng. Dù chưa thể nói, nhưng ba mẹ vẫn có thể nhận biết cơn đau bụng ở trẻ sơ sinh thông qua một vài dấu hiệu.

1. Nguyên nhân đau bụng ở trẻ sơ sinh

Nhiều khi bé quấy khóc làm mẹ vô cùng stress, lo lắng, đặc biệt là nếu điều này xảy ra thường xuyên. Nếu trẻ khóc hờn, thì may mắn là điều này không kéo dài. Bé khóc hờn lâu nhất chỉ khoảng ba giờ một ngày sau khi được 6 tuần tuổi. Sau đó giảm xuống một hoặc hai giờ một ngày khi bé được 3 đến 4 tháng. Sau đó, bé nín khóc và chơi ngoan trong thời gian còn lại của ngày, không có lý do gì đáng lo ngại cả.

Trẻ có thể khóc nhiều hơn bình thường khi bị tổn thương, bệnh lý, đói, nóng, lạnh hoặc quá mệt mỏi, dị ứng với sữa công thức hoặc thực phẩm có trong sữa mẹ.

Nếu bé không nín khóc mà còn hờn khóc nhiều hơn suốt cả ngày hoặc đêm, có thể bé bị đau bụng. Khoảng 25% trẻ sơ sinh bị đau bụng, thường vào giữa tuần thứ 2 và thứ 4.

Trắc nghiệm: các chỉ số cần chú ý về sự phát triển thể chất của trẻ

Chiều cao, cân nặng của bé ở từng giai đoạn nên là bao nhiêu là bình thường, bao nhiêu là bất thường? Cùng ThS.BS Ma Văn Thấm điểm lại xem bạn đã nắm được các chỉ số phát triển thể chất của bé chưa nhé!

Nội dung trắc nghiệm được tham vấn chuyên môn cùng Thạc sĩ, Bác sĩ y khoa, Ma Văn Thấm , chuyên khoa Nhi , Phòng khám Đa khoa Quốc tế Vinmec Dương Đông(Phú Quốc)

Ma Văn Thấm
Ma Văn Thấm
Thạc sĩ, Bác sĩ y khoa,
Nhi
Phòng khám Đa khoa Quốc tế Vinmec Dương Đông(Phú Quốc)

2. Triệu chứng đau bụng ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ

Đau bụng ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ thường xảy ra ở trẻ dưới 3 tháng tuổi. Em bé có thể bị đau bụng nếu có các triệu chứng:

  • Trẻ khóc to hơn và là khóc thét (như thể đang la hét hoặc đau đớn).
  • Trẻ khóc nhiều hơn vào cuối buổi chiều hoặc buổi tối.
  • Khóc ít nhất 3 giờ trong 3 ngày một tuần hoặc nhiều hơn trong ít nhất 3 tuần.
  • Cha mẹ thường không thể dỗ dành hoặc làm dịu trẻ trong cơn đau.
  • Trẻ có thể có bụng cứng, nắm chặt tay hoặc cong lưng trong cơn đau.
  • Bé khóc rất to, thường la hét, ưỡn người hoặc giơ hai chân lên, và có thể xì hơi. Vặn vẹo hoặc đau cơ, khuôn mặt lộ rõ ​​sự đau đớn (nhắm nghiền mắt, nhăn nhó,..)
  • Hành vi khác thường hoặc gắt gỏng
  • Trẻ ăn ngủ kém hơn bình thường.
  • Buồn nôn hoặc bị tiêu chảy.
  • Dạ dày của bé có thể căng phồng chứa đầy hơi.

Trẻ khóc nhiều hơn vào cuối buổi chiều hoặc buổi tối
Trẻ khóc nhiều hơn vào cuối buổi chiều hoặc buổi tối

3. Một số bệnh lý đường tiêu hóa gây đau bụng ở trẻ sơ sinh

3.1. Đầy hơi

Ở trẻ sơ sinh, đau bụng và đầy hơi thường đi đôi với nhau. Đầy hơi có thể do:

  • Vi khuẩn trong ruột
  • Nuốt không khí
  • Khó tiêu hóa công thức hoặc một số loại thực phẩm
  • Có vấn đề với sữa mẹ khi mẹ ăn một số loại thực phẩm.

Nếu bạn đang cho con bú, hãy nói chuyện với bác sĩ về chế độ ăn uống của bạn. Bạn có thể giải quyết vấn đề đau bụng ở trẻ nhỏ bằng cách tránh những thực phẩm có thể ảnh hưởng đến em bé. Nếu trẻ đang uống sữa bột, hãy hỏi bác sĩ nếu chuyển sang loại khác có thể giúp ích.

3.2. Táo bón

Táo bón là một loại rối loạn tiêu hóa thường gặp. Nếu trẻ gặp khó khăn khi đi ngoài, đi tiêu khô, hoặc không có gì cả, bé có thể bị táo bón. Một số lý do gây ra táo bón ở trẻ em bao gồm:

  • Nhu động ruột của trẻ còn kém.
  • Trẻ không ăn đủ thực phẩm giàu chất xơ như trái cây và rau củ quả.
  • Không uống đủ nước
  • Thay đổi chế độ ăn uống hoặc thói quen.
  • Dùng một số loại thuốc cũng có thể gây hiện tượng táo bón ở trẻ
  • Dị ứng sữa.

Mặc dù tình trạng này có thể xảy ra ở trẻ sơ sinh, nhưng nó phổ biến hơn khi trẻ bắt đầu ăn thức ăn đặc. Cách tốt nhất để làm dịu đau bụng ở trẻ sơ sinh do táo bón là giúp vận động ruột một lần nữa. Có một số cách mà bạn có thể áp dụng bao gồm:

  • Cho trẻ uống nước ép mận.
  • Loại bỏ thực phẩm gây táo bón ra khỏi chế độ ăn của trẻ, như sữa và phô mai.
  • Cho trẻ hoạt động thể chất thường xuyên.

Nếu tình trạng đau bụng ở trẻ nhỏ do táo bón cải thiện kém, ba mẹ nên đưa trẻ đến khám ở trung tâm y tế để có biện pháp điều trị phù hợp. Tuyệt đối không nên tự ý cho trẻ uống thuốc nhuận tràng. Hệ tiêu hóa còn non nớt của bé cần có sự thăm khám chu đáo của bác sĩ.


Cho trẻ uống nước ép mận nếu trẻ táo bón
Cho trẻ uống nước ép mận nếu trẻ táo bón

3.3. Trào ngược

Ở bệnh trào ngược dạ dày ở trẻ em, trẻ có thể cảm thấy nóng thực quản rát do axit dạ dày trào ngược lên. Đôi khi, trẻ sơ sinh bị trào ngược có một rối loạn tiêu hóa được gọi là GERD (bệnh trào ngược dạ dày thực quản). Các dấu hiệu bao gồm:

  • Trẻ không chịu ăn.
  • Nấc.
  • Bịt miệng hoặc nghẹt thở.
  • Ho nhiều, nhất là vào ban đêm.
  • Thở khò khè.
  • Nhiễm trùng tai thường xuyên.
  • Nôn hoặc khạc nhiều.
  • Tăng cân kém.
  • Chảy máu trong đường tiêu hóa.

3.4. Đau dạ dày

Đau dạ dày có thể xảy ra ở trẻ em, nhưng may mắn là bệnh thường không gây ra bởi nguyên nhân nghiêm trọng nào đó.

Tuy nhiên, đau dạ dày có thể gây đau đớn, vì vậy bạn cần khắc phục tình trạng này cho trẻ bằng cách đưa trẻ đến khám bác sĩ ngay.

4. Ba mẹ có thể làm gì để dịu cơn đau bụng của trẻ?

Ba mẹ có thể áp dụng một số biện pháp làm dịu cơn gắt, khóc và đau bụng ở trẻ sơ sinh bằng cách:

  • Sử dụng bình sữa mà giữ cho trẻ không nuốt không khí quá nhiều. Cho trẻ ngồi khi bú.
  • Ẵm trẻ trên tay, địu trẻ hoặc bế trẻ ở phía trước hoặc cho trẻ vào xe đẩy hoặc nôi. Đẩy bé nhẹ nhàng giúp xoa dịu cơn đau. Chuyển động và tiếp xúc cơ thể sẽ trấn an bé, ngay cả khi cơn đau bụng vẫn còn dai dẳng.
  • Cho trẻ tắm nước ấm.
  • Bọc khăn giữ ấm cho trẻ.
  • Massage bụng cho trẻ.
  • Không nên ép bé bú quá mức, điều này có thể khiến bé không thoải mái. Bạn hãy chờ ít nhất hai đến hai tiếng rưỡi rồi mới cho bé ăn lần tiếp theo.
  • Đặt em bé nằm sấp trên đầu gối của bạn một lát và xoa lưng nhẹ nhàng. Áp lực lên bụng của bé sẽ được xoa dịu.
  • Quấn ủ bé trong một tấm chăn lớn, mỏng để bé cảm thấy an toàn và ấm áp.

Là lĩnh vực trọng điểm của hệ thống Y tế Vinmec, Khoa Nhi luôn mang lại sự hài lòng cho Quý khách hàng và được các chuyên gia trong ngành đánh giá cao với:

  • Quy tụ đội ngũ y bác sĩ về Nhi khoa: gồm các chuyên gia có trình độ chuyên môn cao (giáo sư, phó giáo sư, tiến sĩ, thạc sĩ), giàu kinh nghiệm, từng công tác tại các bệnh viện lớn như Bạch Mai, 108.. Các bác sĩ đều được đào tạo bài bản, chuyên nghiệp, có tâm - tầm, am hiểu tâm lý trẻ. Bên cạnh các bác sĩ chuyên khoa Nhi trong nước, khoa Nhi còn có sự tham gia của các chuyên gia nước ngoài (Nhật Bản, Singapore, Úc, Mỹ) luôn tiên phong áp dụng những phác đồ điều trị mới nhất và hiệu quả nhất.
  • Dịch vụ toàn diện: Trong lĩnh vực Nhi khoa, Vinmec cung cấp chuỗi các dịch vụ khám - chữa bệnh liên hoàn từ Sơ sinh đến Nhi và Vaccine,... theo tiêu chuẩn Quốc tế để cùng bố mẹ chăm sóc sức khỏe bé từ khi lọt lòng đến tuổi trưởng thành
  • Kỹ thuật chuyên sâu: Vinmec đã triển khai thành công nhiều kỹ thuật chuyên sâu giúp việc điều trị các căn bệnh khó trong Nhi khoa hiệu quả hơn: phẫu thuật thần kinh - sọ, ghép tế bào gốc tạo máu trong điều trị ung thư.
  • Chăm sóc chuyên nghiệp: Ngoài việc thấu hiểu tâm lý trẻ, Vinmec còn đặc biệt quan tâm đến không gian vui chơi của các bé, giúp các bé vui chơi thoải mái và làm quen với môi trường của bệnh viện, hợp tác điều trị, nâng cao hiệu quả khám chữa bệnh.

Bác sĩ Đặng Thị Ngoan từng là giảng viên Bộ môn Nhi - trường Đại học Y dược Hải Phòng. Từng được cấp chứng chỉ về Nhi khoa trong và ngoài nước như: Bệnh viện Westmead, Australia; Trường Đại học Y Hải Phòng. Hiện tại, Bác sĩ Ngoan là bác sĩ Nhi - Sơ sinh tại Khoa Sơ sinh Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hạ Long

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe