Không tăng cân không có nghĩa là trẻ sẽ luôn thấp bé hơn bình thường và tình trạng này còn phụ thuộc vào nhiều nguyên nhân khác nhau. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp các thông tin liên quan đến nguyên nhân và cách đối phó với việc không tăng cân ở trẻ.
1. Có nên lo lắng khi trẻ không không tăng cân nhanh?
Bạn không nên quá lo lắng nếu nhận thấy trẻ không tăng cân như bình thường, thay vào đó bạn nên duy trì theo dõi biểu đồ tăng trưởng của trẻ. Hãy nhớ rằng, mặc dù trẻ nên tăng cân đều đặn, nhưng vẫn có những ngoại trừ và thậm chí bé có thể bị giảm cân một chút khi làm quen với một chế độ sinh hoạt mới. Sự tăng trưởng của bé không phải lúc nào cũng là một quá trình hoàn toàn suôn sẻ vì ở một số thời điểm tốc độ phát triển của bé sẽ chậm lại và thậm chí có thể là ngừng tạm thời. Tuy nhiên, nếu sự lo lắng việc trẻ không tăng đủ cân vẫn tồn tại trong bạn thì hãy nói chuyện với bác sĩ để có những tư vấn hỗ trợ cần thiết.
2. Trẻ sơ sinh không tăng cân phải làm sao?
Để tìm hiểu nguyên nhân tại sao trẻ không tăng cân hoặc chậm tăng cân, bác sĩ sẽ tiến hành khám sức khỏe cho trẻ và tìm hiểu thêm thông tin về tốc độ phát triển và các yếu tố khác của trẻ để đánh giá tình trạng. Nếu trẻ đạt được các mốc phát triển khá đúng thời điểm, bé vẫn cảm thấy vui vẻ và khỏe mạnh thì tình trang của bé đang ổn.
Tuy nhiên, nếu nhận thấy trẻ không phát triển với tốc độ khỏe mạnh thì bác sĩ có thể sẽ tiến hành chẩn đoán trẻ mắc chứng "không tăng cân" hoặc "không phát triển ". Các tiêu chí được sử dụng để đưa ra chẩn đoán này có thể bao gồm:
- Cân nặng của trẻ giảm xuống dưới phân vị thứ ba trên biểu đồ tăng trưởng
- Cân nặng thấp hơn 20 % trọng lượng lý tưởng so với chiều cao
- Cân nặng giảm hai hoặc nhiều đường phân vị chính trên biểu đồ tăng trưởng kể từ lần kiểm tra cuối cùng.
- Mặc dù không tăng cân có thể xảy ra với tất cả các trẻ, nhưng trẻ sinh non có nguy cơ không tăng cân cao hơn trẻ sinh đủ tháng.
Để tìm ra nguyên nhân, bác sĩ cũng có thể tiến hành các xét nghiệm máu, nước tiểu hoặc các xét nghiệm khác và theo dõi lượng calo của bé trong một khoảng thời gian. Bác sĩ cũng có thể quan sát cách bạn cho con bú hoặc cho bé bú bình để xem các hoạt động hàm của trẻ.Trong một số trường hợp, bác sĩ có thể giới thiệu trẻ đến bác sĩ tiêu hóa nhi khoa hoặc đến các chuyên gia dinh dưỡng để đánh giá và điều trị.
Bé không tăng cân có thể là một vấn đề đáng lo ngại đối với bạn, nhưng điều quan trọng là bạn không nên đổ lỗi cho bản thân hoặc cảm thấy mình không phải là một bậc cha mẹ tốt trong việc nuôi dưỡng trẻ. Bên cạnh đó, việc duy trì một chế độ dinh dưỡng hợp lý, đặc biệt là trong ba năm đầu tiên là rất quan trọng đối với sự phát triển trí não và thể chất của trẻ.
3. Nguyên nhân trẻ sơ sinh không tăng cân
Để xác định được nguyên nhân tiềm ẩn gây ra tình trạng không tăng cân đối với trẻ, bác sĩ có thể phải dành nhiều thời gian để thực hiện đánh giá như thực hiện các xét nghiệm, nghiên cứu chế độ ăn uống, lịch sử sức khỏe, mức độ hoạt động của trẻ.
Nếu trẻ không phát triển ổn định có nghĩa là trẻ ăn uống không tốt hoặc không hấp thụ được chất dinh dưỡng một cách đúng cách. Dưới đây là một số lý do khiến điều này có thể xảy ra:
Nguyên nhân bắt nguồn từ vấn đề cho ăn:
- Trẻ có thể liên tục mệt mỏi và ngủ thiếp đi trước khi bú đủ sữa.
- Trẻ có thể có phản xạ bú yếu khiến trẻ không thể nhận đủ sữa từ vú của mẹ.
- Sứt môi hoặc vòm miệng sẽ cản trở việc trẻ bú. Tuy nhiên, những tình trạng này được giải quyết bằng cách cho trẻ bú bằng bình sữa và núm vú đặc biệt và sự trợ giúp của các chuyên gia cho con bú.
- Bị tưa lưỡi có thể khiến trẻ không bú tốt và không nhận được tất cả các chất dinh dưỡng cần thiết.
- Nếu trẻ đang bú sữa công thức, việc pha sữa không đúng cách có thể dẫn đến việc không tăng cân.
- Việc gặp khó khăn trong việc bú và gặp khó khăn trong việc thực hiện thói quen cho trẻ bú cũng có thể khiến trẻ không ăn đủ. Ngoài ra, có thể vú của mẹ không sản xuất đủ sữa để nuôi trẻ. Sữa mẹ luôn có sẵn cho trong cơ thể và khi bắt đầu cho trẻ bú, theo bản năng, cơ thể sẽ tiết ra hormone oxytocin, kích thích sự chảy của sữa.
- Trạng thái căng thẳng sẽ gây ra phản xạ này ngăn cản trẻ bú sữa mẹ. Khi vấn đề này trở thành mãn tính, nó có thể dẫn đến việc trẻ không thể tăng cân. Do đó, bạn nên hình thành phản xạ buông lỏng, cố gắng tìm một nơi thư giãn để cho con bú.
- Cho ăn theo một lịch trình nghiêm ngặt thay vì theo nhu cầu có thể khiến trẻ nhận được ít dinh dưỡng hơn mức chúng cần. Hầu hết các chuyên gia đều tin rằng nên để trẻ bú mẹ hoặc bú bình bao lâu tùy thích khi trẻ muốn.
Các nguyên nhân phổ biến khác:
- Nếu trẻ bị ốm, cơ thể trẻ có thể cần nhiều calo và chất dinh dưỡng hơn.
- Tình trạng bệnh cũng có thể ảnh hưởng đến sự thèm ăn của trẻ. Trẻ có thể mắc các vấn đề mãn tính về đường tiêu hóa như tiêu chảy, trào ngược, bệnh celiac hoặc không dung nạp sữa.
- Trầm cảm sau sinh khiến cho mẹ không thể dành cho trẻ sự chú ý cần thiết để đảm bảo rằng bé nhận đủ calo.
- Trong một số ít trường hợp, việc không tăng cân có thể là kết quả của một số vấn đề về phổi, vấn đề hệ thần kinh, vấn đề về nhiễm sắc thể, vấn đề về bệnh tim, thiếu máu hoặc rối loạn chuyển hóa hoặc nội tiết.
4. Điều trị tình trạng trẻ không tăng cân
Một khi nguyên nhân gây ra vấn đề đã được tìm thấy, bác sĩ sẽ bắt đầu khắc phục nó bằng cách điều trị các căn nguyên và tăng lượng calo cho trẻ, nếu cần. Để trở lại cân nặng hợp lý, trẻ cần được bổ sung sữa mẹ, bổ sung sữa công thức hoặc cho trẻ bắt đầu ăn dặm. Trẻ cần cung cấp nhiều thức ăn có hàm lượng calo cao hơn và khi bé đủ lớn, bạn nên lựa các sản phẩm từ sữa nguyên chất như phô mai, phô mai tươi, sữa chua, kem và bánh pudding (nhưng hãy ngừng cho trẻ uống sữa bò cho đến khi 1 tuổi), trứng, bơ, bánh mì nguyên cám và mì ống, bánh kếp, khoai tây nghiền và ngũ cốc nóng.
Trong trường hợp nặng, trẻ không tăng cân có thể phải nhập viện để được truyền tĩnh mạch và được theo dõi sát sao.
5. Làm cách nào để biết trẻ đã ăn đủ?
Nếu trẻ dưới 3 tháng tuổi và đang bú sữa mẹ hoàn toàn, bạn sẽ biết trẻ bú đủ sữa thông qua các biểu hiện sau:
- Trẻ sẽ phải thay từ sáu đến tám chiếc tã vải mỗi ngày.
- Bé đi tiêu nhiều lần mỗi ngày và phân có màu mù tạt trong tháng đầu tiên. Sau tháng đầu tiên, trẻ có thể đi tiêu ít hơn.
- Khi trẻ bú, bạn có thể thấy bé cử động hàm và nghe thấy tiếng bé bú và thậm chí có thể nghe thấy tiếng nuốt nuốt nước bọt.
- Ngực của bạn sẽ trở nên mềm hơn sau khi cho con bú so với trước đó.
- Trẻ sơ sinh tăng khoảng một ounce mỗi ngày trong ba tháng đầu tiên. Sau đó, là mức tăng khoảng 0,5 - 0,6 ounce một ngày cho đến 6 tháng và 0,4 ounce một ngày cho trẻ sơ sinh từ 6 đến 9 tháng và 0,3 - 0,4 ounce một ngày cho trẻ sơ sinh từ 9 đến 12 tháng.
Nếu trẻ có xu hướng buồn ngủ trong khi bú, hãy giữ cho trẻ tỉnh táo trong khi bú bằng cách nhẹ nhàng cù chân của trẻ, cởi quần áo cho trẻ, thay tã cho trẻ trước hoặc giữa khi bú, lôi kéo trẻ vào một số trò chơi, cho trẻ ngồi thẳng lưng để trẻ ợ hơi khi bạn chuyển từ vú này sang vú kia.
Nếu trẻ không bú hết ở cả hai bên vú, hãy thực hiện hút sữa để bạn có thể duy trì sản xuất sữa. Nếu bạn lo lắng về cân nặng hoặc mức tiêu thụ thức ăn của trẻ giữa các lần khám định kỳ theo lịch trình, hãy cân bé mỗi lần một tuần. Để chính xác, hãy đảm bảo bạn luôn sử dụng cùng một thang đo. Mặc dù việc cho con bú không phải lúc nào cũng là lựa chọn tốt cho tất cả các bà mẹ và trẻ sơ sinh, nhưng nếu bạn có ý định chuyển sang sữa công thức thì hãy hỏi bác sĩ để được thêm.
Không tăng cân không đồng nghĩa với việc trẻ sẽ luôn thấp bé hơn bình thường vì tình trạng này còn phụ thuộc vào nguyên nhân sâu xa khiến trẻ tăng cân chậm. Ví dụ, nếu trẻ mắc một bệnh lý lâu dài thì có thể trẻ sẽ luôn thấp hơn mức trung bình. Mặt khác, nếu trẻ gặp vấn một đề tương đối dễ dàng thì trẻ có thể bắt kịp bằng cách phát triển nhanh hơn bình thường trong một khoảng thời gian.
Trong trường hợp trẻ chậm tăng cân kéo dài, kém hấp thu, chậm phát triển, cha mẹ nên bổ sung cho trẻ các sản phẩm hỗ trợ có chứa lysine, các vi khoáng chất và vitamin thiết yếu như kẽm, crom, selen, vitamin nhóm B giúp đáp ứng đầy đủ nhu cầu về dưỡng chất ở trẻ. Đồng thời các vitamin thiết yếu này còn hỗ trợ tiêu hóa, tăng cường khả năng hấp thu dưỡng chất, giúp cải thiện tình trạng biếng ăn, giúp trẻ ăn ngon miệng. Cha mẹ có thể đồng thời áp dụng việc bổ sung chất qua đường ăn uống và các thực phẩm chức năng có nguồn gốc từ tự nhiên để bé dễ hấp thụ. Điều quan trọng nhất là việc cải thiện triệu chứng cho bé thường phải diễn ra trong thời gian dài. Việc kết hợp nhiều loại thực phẩm chức năng cùng lúc hoặc thay đổi liên tục nhiều loại trong thời gian ngắn có thể khiến hệ tiêu hóa của bé không kịp thích nghi và hoàn toàn không tốt vì vậy, cha mẹ phải thực sự kiên trì đồng hành cùng con
Nguồn tham khảo: babycenter.com
Thực Phẩm bảo vệ sức khỏe LAMINKID I:
Sản phẩm có công dụng bổ sung vi khoáng và vitamin cho cơ thể. Hỗ trợ tiêu hóa, tăng cường hấp thu thức ăn, giúp trẻ ăn ngon. Hỗ trợ nâng cao đề kháng cho trẻ, hỗ trợ giảm nguy cơ mắc bệnh do sức đề kháng kém như viêm đường hô hấp trên, cảm cúm.
Đối tượng sử dụng:
- Trẻ biếng ăn, kém hấp thu thức ăn, trẻ gầy yếu, suy dinh dưỡng, chậm phát triển.
- Trẻ có sức đề kháng kém, đang ốm hoặc vừa ốm dậy, trẻ hay mắc các bệnh viêm đường hô hấp trên, cảm cúm.
Chịu trách nhiệm về chất lượng sản phẩm:
- Công ty Cổ phần dược phẩm Elepharma
- Số 9, phố Trương Công Giai, tổ 17, Phường Dịch Vọng, Quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội, Việt Nam
- (ĐT) 1800 6091; (E) info.elepharma@gmail.com
Xem thêm thông tin về sản phẩm tại: https://i.vinmec.com/laminkid
Đăng ký tư vấn dinh dưỡng cho bé tại: https://i.vinmec.com/dangkytuvandinhduong