Nguyên nhân khiến phân trẻ sơ sinh có mùi chua

Tình trạng phân trẻ sơ sinh có mùi chua hoặc sủi bọt là dấu hiệu của rối loạn tiêu hóa hoặc nhiễm khuẩn đường ruột. Tìm hiểu những thông tin liên quan phân trẻ sơ sinh có mùi chua sẽ giúp các bậc phụ huynh và bác sĩ có hướng điều trị sớm và chăm sóc bé phù hợp.

1.Phân trẻ sơ sinh có mùi chua

Phân trẻ sơ sinh có mùi chua là tình trạng thường gặp, gây ra không ít hoang mang và lo lắng cho cha mẹ. Theo các chuyên gia khoa nhi, hệ tiêu hóa của trẻ nhỏ vẫn rất non yếu, chưa thể hấp thu dưỡng chất một cách hoàn thiện. Do đó tình trạng phân trẻ sơ sinh có mùi chua ở mức độ nhẹ là biểu hiện hoàn toàn bình thường, cha mẹ có thể tự xử lý tại nhà mà không cần quá lo lắng. Tuy nhiên, nên đưa ngay bé đến bệnh viện để được theo dõi và điều trị kịp thời nếu thấy phân trẻ có mùi chua và kèm các biểu hiện sau đây:

  • Trẻ sơ sinh đi phân lỏng, tiêu chảy, phân sủi bọt.
  • Bé đi đại tiện với lượng phân nhiều hơn bình thường và nhiều hơn 3 lần một ngày.
  • Phân dạng lỏng, không thành khuôn, phân trẻ màu xanh.
  • Bé mệt mỏi, xanh xao do tình trạng thiếu nước nghiêm trọng.

Trắc nghiệm: Thế nào là trẻ sơ sinh đủ tháng?

Đặc điểm bên ngoài của trẻ sơ sinh đủ tháng được thể hiện qua các tiêu chuẩn như: Cân nặng, chiều dài và hình thể. Theo dõi bài trắc nghiệm dưới đây sẽ giúp các bậc cha mẹ hiểu thế nào là trẻ sơ sinh đủ tháng, qua đó có thể đánh giá tổng trạng sức khỏe và sự phát triển của bé yêu nhà mình.

Nội dung trắc nghiệm được tham vấn chuyên môn cùng Thạc sĩ, Bác sĩ y khoa, Ma Văn Thấm , chuyên khoa Nhi , Phòng khám Đa khoa Quốc tế Vinmec Dương Đông(Phú Quốc)

Ma Văn Thấm
Ma Văn Thấm
Thạc sĩ, Bác sĩ y khoa,
Nhi
Phòng khám Đa khoa Quốc tế Vinmec Dương Đông(Phú Quốc)

2.Nguyên nhân phân trẻ có mùi chua


Trẻ sơ sinh đi ngoài sủi bọt, phân vàng
Trẻ sơ sinh đi ngoài sủi bọt, phân vàng

Khi phân trẻ sơ sinh có mùi chua, cần nhanh chóng tìm ra nguyên nhân chính xác để có hướng điều trị kịp thời, tránh ảnh hưởng đến sức khỏe của bé. Có thể kể ra một số nguyên nhân thường dẫn đến tình trạng phân trẻ có mùi chua như:

2.1 Trẻ không thể hấp thu hết chất dinh dưỡng

Như đã nêu trên, hệ tiêu hóa của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ trong giai đoạn đầu đời con non yếu, vì vậy cơ thể bé không thể hấp thu hết các chất dinh dưỡng cung cấp vào.

Trong trường hợp lượng đường và chất dinh dưỡng trong sữa bé uống dư thừa sẽ gây kích ứng dạ dày, hoặc tạo điều kiện cho các vi sinh vật phát triển cũng là một trong những nguyên nhân phân trẻ có mùi chua.

Một trong số những nguyên nhân khác dẫn đến phân trẻ sơ sinh có mùi chua có thể là cơ thể bé chưa có đủ enzyme để phân giải đường lactose khi bú mẹ hoặc uống sữa công thức.

Ngoài ra, đối với các bé trong giai đoạn ăn dặm, lượng tinh bột đưa vào cơ thể quá nhiều hoặc chưa chín cũng dễ gây ra tình trạng đường tiêu hóa bị kích thích làm phân trẻ có mùi chua kèm theo sủi bọt.

2.2 Bé bị nhiễm khuẩn hoặc loạn khuẩn đường tiêu hóa

Nhiễm khuẩn, loạn khuẩn là một trong những nguyên nhân nguy hiểm làm cho phân trẻ có mùi chua. Cha mẹ nên đặc biệt lưu tâm đến nguồn gốc thực phẩm để tránh nguy cơ bé bị nhiễm virus rota hoặc một số vi khuẩn có hại. Những loại vi sinh vật này không chỉ gây ra tình trạng phân trẻ có mùi chua mà còn lấn át, cạnh tranh các lợi khuẩn có trong đường ruột, gây mất cân bằng vi sinh trong hệ tiêu hóa dẫn đến tiêu chảy, mất nước thậm chí gây nguy hiểm đến tính mạng.

2.3 Trẻ vừa trải qua điều trị kháng sinh

Như một tác dụng phụ không mong muốn, kháng sinh cũng nằm trong những nguyên nhân khiến phân trẻ sơ sinh có mùi chua. Kháng sinh tiêu diệt đồng thời cả những yếu tố có lợi và có hại, vì vậy sau một thời gian cho bé dùng kháng sinh, một số lợi khuẩn trong hệ tiêu hóa bị suy yếu, dẫn đến tình trạng mất cân bằng hệ vi sinh vật. Điều này gây ra rối loạn tiêu hóa ở trẻ cũng như làm phân trẻ có mùi chua.

3.Nên làm gì khi phân trẻ có mùi chua

3.1 Thay đổi chế độ dinh dưỡng phù hợp với nhu cầu cơ thể trẻ

  • Đối với trẻ sơ sinh dùng hoàn toàn sữa mẹ: mẹ nên lưu ý chế độ ăn của mình, bởi tất cả những gì mẹ ăn vào đều có thể được cơ thể biến đổi sản sinh thành sữa cho bé. Mẹ nên ăn những thực phẩm như rau quả, sữa chua, bánh mì, hạn chế các đồ ăn quá nhiều dầu mỡ, đồ ăn nhanh, chất kích thích,... và nên chọn thực phẩm sạch, có nguồn gốc rõ ràng để tránh nhiễm khuẩn gây ra tình trạng phân trẻ có mùi chua.
  • Đối với trẻ dùng sữa công thức: tình trạng phân trẻ có mùi chua thường hay xảy ra trong 2 đến 3 ngày đầu khi bé bắt đầu uống sữa. Các bậc cha mẹ nên theo dõi khả năng hấp thu của bé. Trong trường hợp cần thiết có thể xem xét đổi loại sữa khác phù hợp hơn với cơ thể con mình..

3.2 Đảm bảo vệ sinh

Việc đảm bảo vệ sinh những thực phẩm mẹ ăn, hay thực phẩm cho bé ăn là hết sức quan trọng, giúp ngăn ngừa tình trạng rối loạn tiêu hóa dẫn đến phân trẻ có mùi chua.

Ngoài ra cha mẹ cũng nên đảm bảo vệ sinh các vật dụng, đồ chơi mà bé tiếp xúc để đảm bảo vệ sinh cho bé.


Cha mẹ nên bổ sung thực phẩm hỗ trợ như men vi sinh giúp bé cân bằng lại hệ vi sinh đường ruột
Cha mẹ nên bổ sung thực phẩm hỗ trợ như men vi sinh giúp bé cân bằng lại hệ vi sinh đường ruột

3.3 Phân trẻ có mùi chua do nhiễm khuẩn, loạn khuẩn

Đối với trường hợp phân trẻ sơ sinh có mùi chua do nguyên nhân bị nhiễm khuẩn hay loạn khuẩn do dùng kháng sinh, cha mẹ nên bổ sung các loại thực phẩm hoặc thực phẩm hỗ trợ như men vi sinh, men tiêu hóa để giúp bé cân bằng lại hệ vi sinh đường ruột.

Quan sát phân của trẻ có thể giúp cha mẹ và các bác sĩ bước đầu phát hiện một số bệnh lý đường tiêu hóa ở trẻ. Vì thế khi thấy trẻ có dấu hiệu đi ngoài phân bất thường, đặc biệt là có mùi chua cần đến các trung tâm y tế để thăm khám, phát hiện bệnh và điều trị bệnh sớm cho trẻ. Việc phát hiện sớm sẽ đem lại cơ hội điều trị dễ dàng hơn cũng như tránh được những biến chứng nguy hiểm về sau.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe