Nguyên nhân hình thành nấm phổi

Nấm phổi là căn bệnh hiếm gặp ở những người có hệ miễn dịch tốt. Nấm phổi là bệnh nhiễm trùng phổi, bệnh rất khó được chẩn đoán và dễ nhầm lẫn với các bệnh viêm phổi khác. Nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời, bệnh nhân bị viêm phổi có nguy cơ cao tử vong.

1. Nấm phổi là gì?

Nấm phổi là bệnh viêm phổi do nấm gây ra. Đây là bệnh nhiễm trùng ở phổi có thể do một hoặc nhiều loại nấm gây ra. Phần lớn nấm chỉ là ký sinh cơ hội, tuy nhiên khi gặp điều kiện thuận lợi, chẳng hạn như sử dụng quá nhiều kháng sinh, dùng corticoid kéo dài, hoặc những người bị suy giảm hệ miễn dịch (bị nhiễm HIV/AIDS)...

Bệnh ở phổi được gây ra bởi nhiều loại nấm nhưng thường gặp nhất là nấm Aspergillus và nấm Histoplasma.

2. Nấm phổi có nguy hiểm không?

Bệnh nấm phổi là căn bệnh nguy hiểm bởi việc chẩn đoán bệnh ở phổi do nấm rất khó khăn và dễ bị nhầm lẫn bởi các triệu chứng của nấm phổi rất giống với các dấu hiệu của các bệnh viêm phổi khác. Chính vì vậy, việc điều trị cho những bệnh nhân bị nấm phổi cũng rất dễ đi sai hướng, khiến tình trạng bệnh càng trở nên trầm trọng. Thêm vào đó, không khí chính là con đường lây nhiễm chủ yếu của nấm, những người hít phải bào tử nấm trong không khí, vào phổi, nếu gặp điều kiện thuận lợi sẽ phát triển và gây bệnh.

Mắc bệnh nấm phổi nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời có thể khiến người bệnh có nguy cơ cao tử vong.


Hình ảnh nấm phổi
Hình ảnh nấm phổi

3. Triệu chứng của bệnh nấm phổi

Các dấu hiệu của bệnh nấm phổi thường không điển hình và dễ nhầm lẫn với các bệnh viêm nhiễm ở phổi khác, chẳng hạn như viêm phổi, lao phổi...Các biểu hiện của bệnh nấm phổi tùy thuộc vào tác nhân gây bệnh.

Một số triệu chứng thường gặp ở bệnh nhân bị nấm phổi, bao gồm:

  • Phần lớn bệnh nhân đều bị sốt cao kéo dài
  • Ho khan
  • Đau ngực, cảm thấy khó chịu ở ngực
  • Bệnh ở phổi do nấm aspergillosis gây ra thường khiến người bệnh ho ra máu
  • Sưng hạch và tắc nghẽn đường dẫn khí do bệnh nấm đặc hữu gây ra
  • Mệt mỏi
  • Sụt cân
  • Khó thở

Bệnh nấm phổi gây ra các cơn ho khan
Bệnh nấm phổi gây ra các cơn ho khan

Bệnh nấm phổi nếu không được điều trị thì các bào tử nấm sẽ lan sang các bộ phận khác và gây bệnh, chẳng hạn như nấm não (viêm màng não, áp xe não), viêm cơ, tổn thương da... đặc biệt, người bệnh có nguy cơ cao bị nhiễm nấm huyết. Nấm phổi kéo dài khiến người bệnh có nguy cơ cao mắc các biến chứng nặng nề như tình trạng ho ra máu không kiểm soát, sức khỏe bị suy kiệt, đe dọa đến tính mạng người bệnh.

4. Nguyên nhân hình thành bệnh nấm phổi

Bệnh ở phổi được phân thành hai loại chính:

  • Nhiễm nấm cổ điển (Cryptococcus, Histoplasmoses)
  • Nhiễm nấm cơ hội (Candida, Aspergillus).

Aspergillus, Candida và Cryptococcus là ba loại nấm gây bệnh ở phổi thường gặp nhất.

Bệnh nấm phổi thường gặp những bệnh nhân có suy giảm sự chống đỡ của cơ thể với bệnh tật, suy giảm hệ miễn dịch, hoặc rối loạn chuyển hóa, rối loạn dinh dưỡng, hay mắc các bệnh về máu, nấm sẽ phát triển ở những hốc bị tổn thương hoặc có sẵn hoặc do tình trạng hoại tử gây ra.

Một số yếu tố khiến nấm cơ hội có điều kiện phát triển và gây bệnh nấm phổi, bao gồm:

  • Người bệnh từng bị lao phổi
  • Sử dụng corticoid trong thời gian dài hoặc sử dụng thuốc giảm miễn dịch để điều trị
  • Những người bị suy giảm hệ miễn dịch (nhiễm HIV/AIDS hoặc ghép tạng)

Nấm phổi không phải là bệnh lây truyền, nguyên nhân nhiễm nấm là do hít phải những bào tử nấm, chúng có trong không khí.


Nhiễm nấm cơ hội Candida
Nhiễm nấm cơ hội Candida

5. Đối tượng có nguy cơ mắc bệnh nấm phổi

Một số yếu tố khiến bạn có nguy cơ cao mắc bệnh nấm phổi, chẳng hạn như:

  • Việc sử dụng corticoid trong thời gian dài
  • Bệnh nhân mắc bệnh bạch cầu cấp tính hoặc lympho
  • Bệnh nhân được ghép tạng
  • Tình trạng giảm bạch cầu kéo dài
  • Suy giảm hệ miễn dịch
  • Suy giảm miễn dịch bẩm sinh

6. Phòng tránh bệnh nấm phổi

Việc phòng tránh các tác nhân gây bệnh nấm phổi thực sự rất khó khăn bởi chúng có ở khắp mọi nơi, từ nguồn nước, không khí... Theo các chuyên gia y tế, để chủ động phòng ngừa bệnh nấm phổi, chúng ta cần nâng cao sức đề kháng của mỗi cá nhân, chẳng hạn như thường xuyên luyện tập thể dục, ăn nhiều hoa quả, rau xanh.

Những bệnh nhân có nguy cơ cao bị nấm phổi cần được nâng cao nhận thức, nhanh chóng chẩn đoán và điều trị kịp thời, tránh để lây lan ra cộng đồng.

Những đồ vật trong nhà cần được lau chùi sạch sẽ, tránh để bị nấm mốc, sắp xếp đồ đạc gọn gàng tránh để bị ẩm ướt.


Nâng cao sức đề kháng bằng cách luyện tập thể dục
Nâng cao sức đề kháng bằng cách luyện tập thể dục

Cần phải cạo đi và phủ sơn đối với những đoạn tường bị ẩm mốc. Vệ sinh nhà cửa sạch sẽ, tránh tình trạng thực phẩm rơi vãi trong nhà. Nên mang khẩu trang khi vệ sinh nhà cửa nhằm tránh hít phải nấm.

Bệnh nhân bị bệnh nấm phổi thường rất khó chẩn đoán, dễ bị nhầm lẫn với các bệnh viêm khác ở phổi bởi các biểu hiện của bệnh thường không điển hình và rất giống với triệu chứng của tình trạng viêm phổi khác. Vì vậy, khi phát hiện ra bất cứ dấu hiệu nào của bệnh, bạn cần đến ngay các cơ sở y tế uy tín để được thăm khám, chẩn đoán và điều trị kịp thời, tránh biến chứng nguy hiểm.

XEM THÊM:

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe