Nội dung video được tư vấn chuyên môn bởi Ths. Bs Trần Văn Quý - Phó trưởng khoa khám bệnh và nội khoa - Bệnh viện ĐKQT Vinmec Hải Phòng.
Mối liên hệ giữa bệnh nhân mắc viêm cơ tim và sau tiêm vacxin Covid -19 có ảnh hưởng trực tiếp với nhau. Việc hiểu và nắm rõ giúp bệnh nhân biết cách để cải thiện được sức khỏe bản thân.
1. Tìm hiểu về bệnh lý viêm cơ tim
Viêm cơ tim là tình trạng cơ tim bị viêm, hậu quả ảnh hưởng đến chức năng tim. Điều này dẫn đến nhịp tim bị nhanh hoặc đôi khi là rối loạn nhịp tim. Tình trạng này cũng có thể gây giảm khả năng bơm máu hoặc vận chuyển oxi quả tim.
Nguyên nhân mắc viêm cơ tim thường được xác định là do virus, vi khuẩn và bệnh lý tự miễn. Một số ít hiếm gặp hơn là do phản ứng của thuốc.
Bệnh viêm cơ tim có thể gặp ở bất kỳ đối tượng nào. Tuy nhiên phổ biến nhất là thường gặp ở những đối tượng dưới 30 tuổi, có sức khỏe bình thường. Nam giới có nguy cơ mắc bệnh nhiều nữ giới.
Những biểu hiện nhẹ của bệnh viêm cơ tim thường là đau ngực, nhịp tim nhanh, cảm giác khó thở, hồi hộp. Một số biểu hiện nặng hơn thường là đau ngực dữ dội, nhịp tim rối loạn bất thường, khó thở nhiều, có thể ho có đờm....
2. Tiêm vắc xin phòng Covid 19 có dẫn đến nguy cơ mắc bệnh viêm cơ tim không?
Khi tiêm vacxin Covid 19 sẽ giúp ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh Covid 19, đồng thời làm giảm nguy cơ mắc các bệnh lý nền.
Lợi ích tiêm phòng Covid -19 mang đến rất tích cực. Do đó, các khuyến cáo trên thế giới đưa ra là chúng ta vẫn nên tiêm phòng Covid 19 cho đối tượng từ 12 tuổi trở lên.
Hiện nay một số nghiên cứu cũng đưa ra, viêm cơ tim có thể gặp ở người sau khi tiêm vacxin mRNA đợt thứ 2, từ 1 tới 5 ngày.
Vì thế sau tiêm nếu người bệnh có biểu hiện đau tức ngực, người mệt mỏi, sốt... thì lúc này cần tới ngay bệnh viện để được thăm khám và chẩn đoán kịp thời.
Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.