Bệnh bại liệt là một bệnh truyền nhiễm do virus ở dạng nặng nhất gây ra tổn thương thần kinh dẫn đến tê liệt, khó thở và đôi khi tử vong. Trung tâm Dự phòng và Kiểm soát bệnh tật Hoa Kỳ (U.S. CDC) khuyến cáo cách phòng bệnh tốt là tiêm vắc-xin bại liệt dành cho trẻ từ 2 tháng tuổi đến 6 tuổi.
1. Nguyên nhân bệnh bại liệt
Nguyên nhân của bệnh bại liệt là do virus bại liệt lây truyền qua tiếp xúc trực tiếp với người bị nhiễm virus hoặc ít gặp hơn là qua thực phẩm và nước bị ô nhiễm. Những người mang virus bại liệt có thể phát tán virus trong nhiều tuần qua phân của họ. Và nguy hiểm hơn, người có virus nhưng lại không có triệu chứng nên rất dễ lây bệnh cho người khác. Bệnh bại liệt chủ yếu ảnh hưởng đến trẻ dưới 5 tuổi. Tuy nhiên, bất cứ ai chưa được tiêm phòng kể cả người lớn, đều có nguy cơ mắc bệnh.
2. Triệu chứng của bệnh bại liệt
Mặc dù bệnh bại liệt có thể gây tê liệt và tử vong, nhưng phần lớn những người bị nhiễm virus không bị bệnh và nếu có thì cũng không biết bản thân đã bị nhiễm bệnh. Khoảng 1 trong 4 người bệnh sẽ có các triệu chứng trông rất giống bệnh cúm, như:
- Viêm họng
- Cảm thấy mệt
- Đau dạ dày
- Sốt
- Đau đầu
- Đau lưng hoặc cổ hoặc cứng khớp
- Yếu cơ
Các triệu chứng "bại liệt không liệt" như thế này không khiến người bệnh bị tê liệt và thường tự đi trong vòng 10 ngày.
Một số ít người mắc bệnh bại liệt nghiêm trọng hơn được gọi là "bại liệt". Nếu nó, các triệu chứng của người bệnh sẽ bắt đầu trong vòng một tuần với triệu chứng như:
- Mất phản xạ
- Đau cơ hoặc yếu cơ
- Cảm giác cảm giác như kiến bò, tê tê, bồn chồn ở chân
- Bị liệt tay, chân hoặc cả hai
- Viêm màng não (nhiễm trùng trong não, tủy sống hoặc cả hai)
Bệnh bại liệt có thể đe dọa đến tính mạng nếu không cấp cứu kịp thời trong trường hợp bị liệt hành tủy dẫn đến suy hô hấp.
Nhiều năm sau mắc bại liệt, người bệnh có thể bắt đầu có các triệu chứng khác, được gọi là "hội chứng sau bại liệt", như:
- Gặp các vấn đề về thở và nuốt
- Mất cơ bắp
- Rối loạn giấc ngủ như ngưng thở khi ngủ
- Rối loạn thân nhiệt
3. Cách phòng bệnh bại liệt
Hiện nay không có cách nào chữa bệnh bại liệt, nhưng vắc-xin giúp cơ thể chống lại virus bại liệt.
Tổ chức Y tế thế giới và Trung tâm Dự phòng và Kiểm soát bệnh tật Hoa Kỳ (U.S. CDC) khuyến cáo cách phòng bệnh bại liệt hiệu quả nhất là cho trẻ tiêm phòng vắc-xin bại liệt theo lịch tiêm chủng như sau:
- Trẻ 2 tháng
- Trẻ 4 tháng
- Trẻ từ 6 đến 18 tháng
- Trẻ từ 4 đến 6 năm
3.1 Người lớn có được tiêm vắc-xin ngừa bại liệt hay không?
Vắc-xin bại liệt không được khuyến cáo tiêm cho người từ 18 tuổi trở lên. Nhưng ba nhóm người trưởng thành có nguy cơ cao tiếp xúc với bệnh bại liệt nên cân nhắc tiêm phòng bại liệt, gồm:
- Khách du lịch đi đến các quốc gia/khu vực có bệnh bại liệt diễn ra còn phổ biến
- Những người làm việc trong phòng thí nghiệm xử lý các mẫu vật có thể có chứa virus bại liệt
- Nhân viên y tế điều trị trực tiếp cho người bị nhiễm virus bại liệt
Nếu bạn rơi vào bất kỳ nhóm nào trong ba nhóm này, bạn nên nói chuyện với bác sĩ về việc tiêm phòng bại liệt. Nếu bạn chưa bao giờ được tiêm chủng phòng ngừa bệnh bại liệt, bạn nên tiêm ba mũi như sau:
- Mũi đầu tiên có thể bắt đầu sau khi được bác sĩ chỉ định
- Mũi thứ hai sau mũi thứ nhất từ 1 đến 2 tháng
- Mũi thứ ba sau mũi thứ hai từ 6 đến 12 tháng
Nếu bạn đã từng tiêm một hoặc hai liều vắc-xin bại liệt trước đó, bạn nên tiêm một hoặc hai liều nhắc lại.
3.2 Ai không nên tiêm vắc-xin bại liệt?
Bạn không nên tiêm vắc-xin bại liệt nếu:
- Bạn đã có một phản ứng dị ứng nghiêm trọng từ lần tiêm vắc-xin bại liệt trước đó.
- Bạn đã có phản ứng dị ứng nghiêm trọng với kháng sinh streptomycin, polymyxin B hoặc neomycin.
- Mặc dù không có tác dụng phụ nào được báo cáo ở phụ nữ mang thai khi tiêm vắc-xin này, nhưng phụ nữ mang thai nên tránh tiêm vắc-xin bại liệt nếu có thể. Nếu phụ nữ mang thai rơi vào một trong những nhóm người lớn được liệt kê ở trên, thì nên nói chuyện với bác sĩ trước khi tiêm vắc-xin bại liệt theo lịch trình khuyến nghị cho người lớn.
- Những người bị bệnh từ mức độ vừa đến nặng nên đợi cho đến khi hồi phục trước khi tiêm vắc-xin.
4. Lý do khách hàng tin tưởng tiêm vắc-xin tại Vinmec
Khách hàng khi tiêm vắc-xin tại bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec sẽ đảm bảo được 3 yếu tố chính bao gồm:
4.1 Yếu tố về chất lượng vắc-xin
Hiện nay, bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec đã hầu hết tất cả các loại vắc-xin có chất lượng cao, bao gồm cả vắc-xin bại liệt cho người lớn. Các vắc-xin sử dụng cho khách hàng đều có xuất xứ rõ ràng, phù hợp cho từng đối tượng, đảm bảo an toàn từ khâu kiểm nhập, bảo quản đến khi tiêm cho khách hàng. Vắc-xin được nhập khẩu và bảo quản tại hệ thống kho lạnh hiện đại, với dây chuyền bảo quản lạnh (Cold chain) đạt tiêu chuẩn GSP, giữ vắc-xin trong điều kiện tốt để đảm bảo chất lượng.
4.2 Yếu tố về chất lượng đội ngũ cán bộ Y tế
Yếu tố này đóng vai trò then chốt trong việc đảm bảo vắc-xin được chỉ định tiêm/uống cho đúng đối tượng theo khuyến cáo mới nhất của Bộ Y tế và Trung tâm Dự phòng và Kiểm soát bệnh tật Hoa Kỳ (U.S. CDC). Không chỉ giàu kinh nghiệm chuyên môn vắc-xin, bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec đảm bảo đội ngũ Bác sĩ và Điều dưỡng chuyên ngành cấp cứu luôn luôn sẵn sàng xử trí các trường hợp sốc phản vệ, suy hô hấp - ngừng tuần hoàn, đảm bảo xử lý kịp thời, đúng phác đồ để cứu sống người bệnh/khách hàng ngay khi có sự cố xảy ra.
4.3 Yếu tố về chất lượng dịch vụ
Bên cạnh về chất lượng vắc-xin và đội ngũ y bác sĩ, bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec đã triển khai một số tiện ích giúp quý khách hàng dễ dàng tiếp cận vắc-xin chất lượng cao và có những trải nghiệm thoải mái nhất khi sử dụng dịch vụ của bệnh viện như: Đặt lịch tư vấn và tiêm vắc-xin qua 3 cách (qua tổng đài, đặt lịch hẹn trực tuyến hoặc ngay tại bệnh viện) và dịch vụ vắc-xin mua theo gói hoặc mua lẻ đều phù hợp với cả gia đình với nhiều ưu đãi hấp dẫn.
Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.
Bài viết tham khảo nguồn: immunize.org