Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng Bác sĩ chuyên khoa II Nguyễn Văn Thái - Bác sĩ Tai Mũi Họng - Khoa Khám bệnh & Nội khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng.
Ngứa họng là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến ho. Tình trạng ho, ngứa họng lâu dài gây khó chịu, ảnh hưởng đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống nếu không được điều trị dứt điểm.
1. Nguyên nhân gây ngứa họng, ho khan lâu ngày
Viêm mũi dị ứng là nguyên nhân phổ biến nhất gây ngứa cổ họng thường xuyên, đặc biệt là khi thời tiết thay đổi, các yếu tố môi trường tác động đến bệnh viêm mũi dị ứng như bụi, phấn hoa, khói thuốc lá... Chúng ta sẽ có các biểu hiện đi kèm như nghẹt mũi, ngứa mắt, hắt xì mệt mỏi chảy nước mắt và ngứa họng gây ho dài ngày nếu không được điều trị dứt điểm.
● Dị ứng thực phẩm phổ biến như hải sản, trứng, sữa, lúa mì... Các dị ứng này có thể gây ngứa cổ họng hoặc khoang miệng.
● Dị ứng các loại thuốc như penicillin và các loại kháng sinh khác gây ra ngứa họng sau khi dùng thuốc. Tình trạng này sẽ diễn ra cùng các triệu chứng khác như phát ban, da quanh mắt đỏ, ngứa tai, buồn nôn, tiêu chảy, ói mửa, khó nuốt, tụt huyết áp...
● Nhiễm vi khuẩn và virus thông thường cũng có thể gây ngứa họng. Tình trạng ngứa cổ họng do virus, vi khuẩn chỉ tồn tại trong một thời gian ngắn, nhưng cũng có trường hợp bội nhiễm thì chúng ta nên đến bệnh viện để được khám và kê thuốc kháng sinh điều trị dứt điểm. Bên cạnh đó chúng ta có thể nhận diện các triệu chứng liên quan như nhiễm cúm, sốt, đau nhức cơ thể, đau đầu, nghẹt mũi, ho dai dẳng...
● Mất nước cũng là nguyên nhân dẫn đến ngứa họng, khô họng
● Trào ngược dạ dày thực quản mạn tính sẽ gây ra các vấn đề về cổ họng trong đó có ngứa họng. Ngứa cổ họng là triệu chứng duy nhất của trào ngược dạ dày. Các triệu chứng kèm theo dễ dàng nhận biết như khó nuốt, nóng ở ngực hoặc cổ họng, viêm thanh quản, mòn men răng, miệng có vị lạ...
● Thuốc có tác phụ gây ngứa cổ họng.
Đối với ho lâu ngày có thể là ho do dị ứng, do chất kích ứng, do viêm họng hạt, viêm phổi hoặc hen phế quản... Chúng ta có thể được thăm khám và chia ra các loại ho như ho đờm, ho khan, ho có máu... Trong đó ho khan là loại ho khó xác định nguyên nhân như chất gây ra kích ứng là gì hay do môi trường hay do thực phẩm để phòng tránh. Bởi vậy ho khan là tình trạng bệnh khó điều trị. Tuy nhiên ho khan đa số các trường hợp là do yếu tố kích ứng đường hô hấp nhưng cũng có thể do bên ngoài như do bệnh về tim chủ yếu là hen tim hoặc suy tim. Tình trạng ho khan nên được điều trị dứt điểm tránh ảnh hưởng đến sức khỏe lâu dài, ảnh hưởng đến cuộc sống.
2. Một số biện pháp giảm ho khan, ngứa cổ họng
Hầu hết các trường hợp ho khan, ngứa cổ họng lâu do các nguyên nhân kể trên có thể được điều trị giảm triệu chứng bằng các biện pháp hiệu quả sau:
● Ngậm một thìa mật ong
● Súc họng bằng nước muối
● Kẹo ngậm và siro ho
● Thuốc xịt mũi
● Trà nóng với chanh và mật ong
● Sử dụng thuốc chống dị ứng không kê đơn và thuốc xịt mũi có thể làm giảm ngứa họng do dị ứng.
Bên cạnh đó, chúng ta cần biết cách phòng ngừa cơn ngứa cổ họng và các cơn ho khan, ho lâu ngày bằng cách bỏ hút thuốc lá, uống nhiều nước, hạn chế chất kích thích như rượu bia và giữ vệ sinh đường hô hấp đặc biệt là trong mùa thời tiết nhạy cảm và trong môi trường chứa nhiều nguy cơ gây bệnh về đường hô hấp.
Chúng ta cần chú ý sự tăng giảm của các triệu chứng ho hoặc mức độ ho, ngứa họng để nếu nghiêm trọng cần đến bệnh viện khám để được bác sĩ khám và tư vấn điều trị phù hợp. Khi chúng ta có triệu chứng sau cần đến bệnh viện điều trị:
● Khó thở
● Thở khò khè
● Phát ban
● Sưng mặt
● Đau họng nghiêm trọng
● Sốt
● Khó nuốt
Bác sĩ sẽ điều trị tình trạng ngứa họng, ho khan kéo dài bằng các loại thuốc kháng sinh phù hợp hoặc thuốc kháng virus, kiểm soát dị ứng nghiêm trọng một cách kịp thời.
BSCK II Nguyễn Văn Thái nguyên là Bác sĩ Tai Mũi Họng và Phẫu thuật Đầu cổ tại Khoa Tai Mũi Họng – Bệnh viện Trung Ương Huế với hơn 17 năm kinh nghiệm điều trị, đặc biệt trong lĩnh vực Phẫu thuật Đầu cổ. Hiện là Bác sĩ Tai Mũi Họng tại Phòng khám Liên Chuyên khoa thuộc Khoa Khám bệnh và Nội Khoa Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng.
Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.
Thực phẩm bảo vệ sức khỏe
THÔNG PHẾ PHÚC HƯNG
- Hỗ trợ giảm ho, hỗ trợ giảm đờm do viêm phế quản
- Hỗ trợ giúp đường hô hấp thông thoáng
Thành phần: Cho 250ml chế phẩm
- Tô tử (Fructus Perillae frutescensis): 20g
- Ngũ vị tử (Fructus Schisandrae chinensis): 20g
- Tỳ bà diệp (Folium Eriobotryae): 20g
- Cam thảo (Radix et rhizoma Glycyrrhyzae): 20g
- Can khương (Zingiber officinalis Ross): 20g
- Bối mẫu (Bulbus Fritillariae): 20g
- Trần bì (Pericarpium Citri reticulatae perenne): 20g
- Cát cánh (Radix Platycodi): 15g
- Lá táo (Zizyphus mauritiana Lamk): 30g
- Tế tân (Radix et rhizoma Asari): 6g
- Tá dược vừa đủ 250ml.
Công dụng
- Hỗ trợ giảm ho, giảm đờm, giảm đau rát họng do viêm họng, viêm phế quản.
- Giúp đường hô hấp thông thoáng.
Cách dùng - Liều dùng
Ngày uống 2 - 3 lần
- Từ 3 – 6 tuổi: Mỗi lần 15ml.
- Từ 6 – 14 tuổi: Mỗi lần 20 ml.
- Trẻ từ 14 tuổi trở lên và người lớn: Mỗi lần 25 ml.
Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.
Không dùng cho người có mẫn cảm, kiêng kỵ với bất kỳ thành phần nào của sản phẩm.
Nhà sản xuất và chịu trách nhiệm sản phẩm:
CÔNG TY TNHH ĐÔNG DƯỢC PHÚC HƯNG
Số 96 -98 Nguyễn Viết Xuân, Phường Quang Trung, Quận Hà Đông, TP Hà Nội
Liên hệ: 1800 5454 35 – Zalo 0916 561 338
Website: www.benhhen.vn
Chi tiết về sản phẩm: https://phuchung.vn/chi-tiet/tpbvsk-thong-phe-phuc-hung.html
(Số GPĐKQC: 1969/2022/XNQC-ATTP)