Điều cần biết cho bệnh nhân đái tháo đường sử dụng insulin

Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng ThS. Bác sĩ Vũ Thị Duyên - Bác sĩ Thận - Nội tiết, Khoa Khám bệnh & Nội khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hải Phòng.

Đái tháo đường là bệnh rối loạn chuyển hóa mạn tính hiện nay với tốc đọ và số người mắc ngày càng gia tăng. Khi bất kỳ ai mắc đái tháo đường mà phải kiểm soát đường máu bằng sử dụng tiêm insulin thì bệnh nhân có những lưu ý riêng giúp cho duy trì ổn định đường huyết tốt trong suốt quá trình điều trị và hạn chế các biến chứng có thể xảy ra.

Nồng độ đường huyết ở bệnh nhân đái tháo đường cần đạt và duy trì tốt nhất là ở mức sinh lý gần với mức đường huyết của người không mắc bệnh đái tháo đường. Đối với một số trường hợp đặc biệt nồng độ đường huyết cần phải đạt và duy trì ở giới hạn riêng mà bác sĩ chỉ định có thể như có nhiều bệnh phối hợp hoặc tuổi cao có nguy cơ hạ đường huyết. Để giúp kiểm soát tốt đường huyết người bệnh đái tháo đường đang sử dụng tiêm insulin thì cần lưu ý một số điểm sau:

1. Cần chọn những thực phẩm lành mạnh để phù hợp với bữa ăn

Trong thực tế các thức ăn nên sử dụng cho bệnh nhân đái tháo đường cũng là những thức ăn tốt được khuyên dùng cho bất kì người nào. Đó là những thức ăn có hàm lượng chất béo thấp, ít muối, ít đường và giàu chất xơ, giàu vitamin, sạch an toàn không dung có dung các chất kích thích ví dụ như các loại thực phẩm họ đậu, hoa quả tươi, rau xanh, và ngũ cốc.

Khi ăn các thức ăn lành mạnh sẽ giúp bệnh nhân đái tháo đường có sức khỏe tốt vì nó có tác dụng sau:

  • Giúp cho bệnh nhân duy trì mức cân nặng hợp lý.
  • Đảm bảo giữ nồng độ đường huyết ở khoảng cho phép và an toàn không gây nhiều biến chứng.
  • Đề phòng ngừa bệnh lí về tim và mạch máu

Trong trường hợp người bệnh đang sử dụng tiêm insulin để kiểm soát đường máu thì hãy nhớ:

  • Tuân thủ chỉ định tiêm insulin theo đúng hướng dẫn của của bác sĩ.
  • Ăn đủ bữa, duy trì số lượng thức ăn và thời điểm ăn hàng ngày giống nhau.
  • Đừng bỏ bữa đặc biệt là sau khi đã tiêm insulin bởi dưới tác dụng của thuốc insulin nếu bỏ bữa có thể gây hạ đường huyết quá mức thậm chí nguy hiểm tính mạng gây tử vong. Hơn nữa bỏ bữa có thể khiến bản thân ăn quá nhiều ở bữa kế tiếp, dẫn tới tăng đường huyết quá mức sau ăn. Tốt nhất là nên chia thành nhiều bữa ăn nhỏ trong ngày thay vì ăn một hoặc hai bữa ăn lớn.

2. Luyện tập thể dục thể thao

Sống lối sống năng động mang lại lợi ích sức khỏe cho bất kì ai, bao gồm cả bệnh nhân đái tháo đường. Các hoạt động thể dục thể thao có thể tham khảo là:

  • Đi bộ
  • Bơi lội
  • Khiêu vũ
  • Đạp xe đạp
  • Chơi các môn thể thao khác

Ngay cả các hoạt động thường ngày (như dọn dẹp nhà cửa, làm vườn,...) cũng đều khiến cơ thể năng động hơn và mang lại lợi ích sức khỏe.

Đối với bệnh nhân đái tháo đường, sống năng động rất có lợi bởi vì:

  • Giúp giảm hoặc duy trì cân nặng ở mức hợp lí
  • Có thể hỗ trợ cho hiệu lực của insulin
  • Giúp hệ thống tim mạch và hô hấp hoạt động tốt hơn
  • Giúp cơ thể cảm thấy khỏe mạnh, tràn đầy năng lượng

Trước khi tập luyện hãy tham vấn ý kiến của bác sĩ, bởi nếu cơ thể có tình trạng bất thường (như tăng huyết áp, tăng nhãn áp,...), thì một số hình thức tập luyện có thể không phù hợp, thậm chí không an toàn.

Một tuần hãy cố gắng tập luyện ít nhất 3 lần, mỗi lần khoảng 30 - 45 phút. Nếu trước đây chưa từng tập luyện hoặc ít tập luyện, hãy khởi đầu quá trình với lần tập đầu tiên chỉ 5 - 10 phút, sau đó tăng dần thời gian qua mỗi lần tập.

Trong trường hợp bệnh nhân đang tiêm insulin cần lưu ý:

  • Không tập luyện trước khi ăn và chỉ tập luyện sau khi ăn uống theo hướng dẫn của bác sỹ.
  • Kiểm tra đường huyết trước, trong và sau khi tập luyện. Nếu đường huyết tăng cao hay quá thấp hãy liên hệ ngay với bác sĩ.
  • Tránh tập luyện trước khi đi ngủ bởi vì nó có thể là điều kiện thuận lợi gây hạ đường huyết trong đêm nhất là bệnh nhân có nhiều bệnh phối hợp.

Luyện tập thể dục thể thao mang lại lợi ích sức khỏe cho bất cứ ai, bao gồm bệnh nhân tiểu đường
Luyện tập thể dục thể thao mang lại lợi ích sức khỏe cho bất cứ ai, bao gồm bệnh nhân tiểu đường

3. Tuân thủ sử dụng insulin theo đúng chỉ định của bác sĩ chuyên khoa

Insulin bản chất là một nội tiết tố được sản xuất tự nhiên trong cơ thể. Nếu cơ thể không sản xuất đủ hoặc ngừng sản xuất insulin thì cơ thể sẽ thiếu lúc này cần sử dụng insulin thay thế bổ sung. Tất cả các bệnh nhân đái tháo đường typ 1 phải sử dụng insulin suốt đời, còn bệnh nhân đái tháo đường typ 2 cũng cần phải sử dụng insulin khi có chỉ định của bác sỹ chuyên khoa nội tiết.

Insulin không có dạng thuốc uống đường sử dụng duy nhất là đường tiêm. Việc tiêm insulin bắt buộc tuân thủ theo sự chỉ định của bác sĩ.

Insulin cần được bảo quản lạnh trong tủ lạnh ở ngăn mát nhưng không được bảo quản đông (tủ đông không được dùng để bảo quản insulin). Cũng cần tránh để insulin ở nơi có nhiệt độ cao và tránh nơi có ánh sáng quá mạnh. Nhiệt độ quá cao, quá thấp hoặc ánh sáng mạnh đều có thể làm hư hỏng insulin. Bên cạnh việc sử dụng insulin, bệnh nhân có thể được bác sĩ chỉ định sử dụng các thuốc khác. Việc sử dụng thuốc phải tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ.

Dù được điều trị bằng thuốc bệnh nhân đái tháo đường vẫn phải thực hiện chế độ ăn phù hợp với từng bệnh lí và tập luyện thường xuyên để duy trì nồng độ đường huyết hợp lí.

4. Kiểm tra nồng độ đường huyết hàng ngày bằng xét nghiệm glucose mao mạch


Tự kiểm tra nồng độ đường huyết hàng ngày
Tự kiểm tra nồng độ đường huyết hàng ngày

Bệnh nhân cần nắm và theo dõi tình trạng đường huyết của bản thân hàng ngày thông báo lại cho bác sĩ để bác sĩ xem xét và quyết định có cần điều chỉnh phương pháp điều trị chế độ ăn và chế độ luyện tập hay không. Số lần tự kiểm tra chỉ số đường huyết, thời điểm tự kiểm tra sẽ do bác sĩ chỉ định và bệnh nhân cần tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ.

Quá trình tự theo dõi nồng độ đường huyết bệnh nhân sẽ ghi lại hàng ngày trong một cuốn sổ có thể kèm theo trong đó là chế độ ăn và chế độ tập luyện trong ngày mà bệnh nhân đã thực hiện. Nhờ sự theo dõi thường xuyên này bệnh nhân sẽ biết mình đã tự chăm sóc bản thân cũng như đã tự quản lí tình trạng đái tháo đường của mình tốt hay chưa. Khi đi khám, bệnh nhân sẽ đưa cuốn sổ theo dõi cho bác sĩ, bác sĩ sẽ xem xét toàn bộ quá trình tự theo dõi của bệnh nhân, nếu cần bác sĩ sẽ cân nhắc lại chỉ định về insulin (liều tiêm, số lần tiêm, thời điểm tiêm) cũng như các chỉ định điều trị khác, có thể kèm theo điều chỉnh về chế độ ăn và chế độ tập luyện.

Trong quá trình tự theo dõi, nếu có bất kỳ điều gì bất thường xảy ra, bệnh nhân cần liên hệ ngay cho bác sĩ càng sớm càng tốt để xác định nguyên nhân cũng như có phương thức xử trí phù hợp.

Hiện nay Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec có gói Sàng lọc tim mạch và bệnh tiểu đường, nhằm giúp phát hiện sớm tình trạng tiền đái tháo đường, phân loại chính xác type tiểu đường, xây dựng chế độ dinh dưỡng, theo dõi giảm thiểu các nguy cơ, biến chứng do tiểu đường gây ra.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết tham khảo nguồn: Webmd.com

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe