Một số vấn đề cơ bản cần biết về phì đại tuyến tiền liệt

Bài viết được viết bởi BS. Doãn Thị Ngọc Vân - Đơn vị ngoại tiết niệu Bệnh viện Vinmec - Bệnh viện Đa khoa quốc tế Vinmec Times City.

Một điều cần lưu ý đối với người cao tuổi (từ 45 tuổi trở lên) là : u lành tuyến tiền liệt là căn bệnh không thực sự nguy hiểm nhưng muốn điều trị hiệu quả, tránh biến chứng thì người bệnh cần phải đi khám bác sĩ thật sớm khi thấy có những triệu chứng như kể trên. Tuyệt đối không nên tự mua thuốc và tự điều trị ở nhà thì bệnh càng nặng hơn, thậm chí còn nguy hiểm đến sức khỏe và tính mạng. Vì thực tế hiện nay, ngay cả khi đã mắc bệnh ung thư tuyến tiền liệt nhưng nếu được phát hiện sớm, điều trị kịp thời theo chỉ dẫn của thấy thuốc thì người bệnh vẫn có thể kéo dài tuổi thọ.

1. Thế nào là phì đại tuyến tiền liệt (PĐTTL)?

U phì đại lành tính TTL (hay u xơ TTL) không phải là bệnh lý ác tính. Khi mới sinh, TTL có kích thước bằng hạt đậu Hà Lan, tuyến này tiếp tục phát triển cho đến khi 20 tuổi, có kích thước 15-20g. Giai đoạn tuổi từ 30-45 kích thước tuyến tiền liệt duy trì ổn định 20g. Giai đoạn từ 45 tuổi trở lên tuyến tiền liệt phát triển không ổn định, kích thước dần phình to (phì đại tuyến tiền liệt). Mức độ PĐTTL ở mỗi người khác nhau, bình thường ở mức 20g tăng thêm từ 30-80g, cũng có người từ 100-200g.

Nguyên nhân PĐTTL:

Do rối loạn nội tiết tố sinh dục nam; do lối sống như: uống ít nước, ăn nhiều chất béo, sử dụng nhiều chất kích thích (thuốc lá, cà phê...). Ngoài ra, những người sống trong môi trường ô nhiễm, người mắc bệnh đường tiết niệu (viêm bàng quang), đái tháo đường , tiền sử gia đình có người bị phì đại tuyến tiền liệt...có nguy cơ dễ mắc bệnh phì đại tuyến tiền liệt. Điều đáng nói, khi bị PĐTTL nhiều người không biết dấu hiệu của bệnh, ít chú ý tới những thay đổi bất thường khi đi tiểu.


Phì đại tuyến tiền liệt nếu được phát hiện sớm, điều trị kịp thời theo chỉ dẫn của thấy thuốc thì người bệnh vẫn có thể kéo dài tuổi thọ
Phì đại tuyến tiền liệt nếu được phát hiện sớm, điều trị kịp thời theo chỉ dẫn của thấy thuốc thì người bệnh vẫn có thể kéo dài tuổi thọ

2. Dấu hiệu PĐTLT

2.1 Tiểu tiện khó

Khi có cảm giác buồn đi tiểu nhưng phải đứng một lúc trong nhà vệ sinh mới đi tiểu được, dòng nước tiểu nhỏ, cảm giác tiểu tiện không có lực, có lúc đái rắt.

2.2 Tiểu són

Nước tiểu tự bài tiết không thể kiềm chế khi ngủ. Nhiều trường hợp ban ngày cũng xuất hiện tình trạng tiểu són.

2.3 Tiểu ngắt quãng

Bệnh PĐTTL thường đi kèm với sự hình thành của sỏi bàng quang, làm cho quá trình đi tiểu đột nhiên bị ngắt quãng. Các triệu chứng trên sẽ nặng hơn nếu gặp lạnh hay do thường xuyên uống rượu bia hoặc sử dụng thuốc chống Cholinergic và thuốc thần kinh.

2.4 Đi tiểu nhiều lần

Số lần đi tiểu ban ngày thường tăng lên 3-4 lần so với mức bình thường, 2-3 lần vào ban đêm. Khoảng cách giữa 2 lần đi tiểu ngắn, lúc nào cũng có cảm giác buồn đi tiểu.
Ngoài những dấu hiệu điển hình trên, để chẩn đoán chính xác người bệnh nên đến cơ sở y tế để các bác sĩ siêu âm u tuyến tiền liệt đo độ nhô của tiền liệt tuyến và lượng nước tiểu tồn lưu. Dùng xét nghiệm PSA để biết đó là bướu lành hay ác tính.
Mặc dù, PĐTTL không quá nguy hiểm và có nhiều loại thuốc giúp cải thiện đáng kể tình trạng rối loạn đi tiểu của người bệnh, cũng như có nhiều phương pháp can thiệp nhưng cần được phát hiện sớm và điều trị kịp thời tránh những biến chứng như: Sỏi bàng quang , nhiễm trùng niệu tái đi tái lại, bí tiểu mạn tính, suy giảm chức năng thận... và có thể suy thận . Do vậy, khi thấy những dấu hiệu của bệnh cần đến bác sĩ chuyên khoa được khám và điều trị kịp thời.


Khi có cảm giác buồn đi tiểu nhưng phải đứng một lúc trong nhà vệ sinh mới đi tiểu được
Khi có cảm giác buồn đi tiểu nhưng phải đứng một lúc trong nhà vệ sinh mới đi tiểu được

3. Điều trị PĐTLT như thế nào?

Sau khi bệnh nhân được khám, làm xét nghiệm và chẩn đoán thì bác sĩ sẽ cho biết là nên điều trị nội khoa hay phải phẫu thuật (dùng thuốc hay mổ). Ngày nay có nhiều loại thuốc giúp cải thiện đáng kể tình trạng rối loạn đi tiểu của người bệnh, cũng như có nhiều phương pháp can thiệp ngoại khoa. Nói chung là tùy theo thể trạng người bệnh, kích thước u và u có gây biến chứng gì lên đường tiết niệu hay chưa... mà bác sỹ sẽ có hướng điều trị thích hợp. Điều trị nội khoa bằng thuốc và theo dõi lâu dài là xu hướng chung hiện nay,chỉ khi điều trị nội khoa thất bại mới đặt vấn đề can thiệp ngoaị khoa

Điều trị ngoại khoa u tuyến tiền liệt

Được chỉ định khi u xơ đã gây biến chứng hoặc điều trị nội khoa thất bại. Có nhiều phương pháp nhưng chủ yếu là phẫu thuật cắt đốt nội soi qua niệu đạo hoặc mổ bóc u qua đường bụng

3.1 Cắt đốt u xơ tiền liệt tuyến nội soi qua niệu đạo

Phương pháp này đến nay vẫn được xem là ”tiêu chuẩn vàng” trong điều trị u xơ tiền liệt tuyến và đang được áp dụng rộng rãi . Thường chỉ định cho những khối u < 80g

Ưu điểm của phương pháp:

Bệnh nhân không có vết mổ, cảm giác về mặt tâm lý, thẩm mỹ tốt. Hậu phẫu nhẹ nhàng do ít đau, nhanh lấy lại vận động do đó tránh được các biến chứng do nằm lâu, thời gian nằm viện ngắn, bệnh nhân chóng đi tiểu theo đường tự nhiên.

3.2 Phẫu thuật mổ mở

Ngày nay chỉ định mổ mở chỉ chiếm 1-2%, dành cho các khối u > 100g
Một điều cần lưu ý đối với người cao tuổi (từ 45 tuổi trở lên) là : u lành tuyến tiền liệt là căn bệnh không thực sự nguy hiểm nhưng muốn điều trị hiệu quả, tránh biến chứng thì người bệnh cần phải đi khám bác sĩ thật sớm khi thấy có những triệu chứng như kể trên. Tuyệt đối không nên tự mua thuốc và tự điều trị ở nhà thì bệnh càng nặng hơn, thậm chí còn nguy hiểm đến sức khỏe và tính mạng. Vì thực tế hiện nay, ngay cả khi đã mắc bệnh ung thư tuyến tiền liệt nhưng nếu được phát hiện sớm, điều trị kịp thời theo chỉ dẫn của thấy thuốc thì người bệnh vẫn có thể kéo dài tuổi thọ.

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe