Mẹo giúp bạn chọn đúng kính mắt

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ chuyên khoa II Nguyễn Thái Hưng - Khoa Khám bệnh & Nội khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng. Bác sĩ chuyên khoa II Nguyễn Thái Hưng có kinh nghiệm 13 năm là bác sĩ điều trị bệnh về mắt.

Kính mắt ngày nay được coi là phụ kiện thời trang, giống như ví hay thắt lưng. Nếu bạn cảm thấy đeo kính áp tròng khiến bạn khó chịu, bạn có thể thay đổi và lựa chọn loại kính mắt phù hợp. Mức độ hài lòng với kính mắt sẽ phụ thuộc vào việc bạn lựa chọn thấu kính phù hợp cho kính mắt và gọng kính phù hợp với gương mặt bạn hoặc cách bạn chọn kính mắt vô cùng quan trọng.

1. Những loại thấu kính có sẵn

Một khối chất trong suốt ( thủy tinh, nhựa...) được giới hạn bởi hai mặt cong hoặc bởi một mặt cong và một mặt phẳng được gọi là thấu kính.

Công nghệ càng ngày càng tiến bộ, việc sản xuất thấu kính cũng được cải tiến không ngừng. Trước đây, thấu kính thường chỉ được làm từ thủy tinh. Ngày nay, hầu hết thấu kính đều được làm từ chất liệu nhựa công nghệ cao, giúp kính nhẹ hơn, không dễ vỡ như thủy tinh và có thể được xử lý bằng bộ lọc nhằm bảo vệ mắt khỏi tác động của tia cực tím (UV).

Sau đây là các loại thấu kính được làm từ chất liệu nhẹ hơn, mỏng hơn và chống trầy xước tốt hơn so với các loại thấu kính được làm từ thủy tinh hoặc các loại nhựa cũ, bao gồm:

  • Polycarbonate. Những ống kính chống va đập này là một lựa chọn tốt nếu bạn thường xuyên chơi thể thao bởi kính mắt có thể dễ dàng bị hỏng. Chúng cũng được tích hợp khả năng chống tia cực tím.
  • Trivex: Là hợp chất hữu cơ được tổng hợp từ các monome phân tử gốc ure, chúng được làm từ một loại nhựa mới hơn tương tự như ống kính polycarbonate. Chúng nhẹ, mỏng và có khả năng chống va đập. Trivex cũng có thể điều chỉnh tầm nhìn tốt hơn đối với một số trường hợp.

Kính làm từ chất liệu Trivex có nhiều ưu điểm vượt trội
Kính làm từ chất liệu Trivex có nhiều ưu điểm vượt trội
  • Chỉ số nhựa cao: Nếu tầm nhìn của bạn bị ảnh hưởng nghiêm trọng, những thấu kính loại này nhẹ hơn và mỏng hơn so với những thấu kính siêu dày trước đây bạn từng sử dụng.
  • Hình Q=quả cầu: Chúng có nhiều độ cong khác nhau. Điều đó có nghĩa là chúng có thể mỏng hơn và phẳng hơn để bạn có thể sử dụng được một phần lớn hơn của bề mặt kính
  • Thay đổi màu theo ánh sáng: Ánh sáng mặt trời thay đổi kính mắt từ trong suốt sang có màu. Nếu kính chắn gió chặn tia UV thì khi ngồi trong xe, bạn không cần phải đeo kính râm. Chúng có thể được làm từ thủy tinh hoặc nhựa.
  • Kính râm phân cực: Những ống kính này làm giảm độ chói vì vậy chúng rất hữu ích cho những người thường chơi thể thao và lái xe. Những loại kính này có thể khó nhìn thấy màn hình tinh thể lỏng trên bảng điều khiển của xe bạn.

Các vấn đề thị lực mà bạn mắc phải sẽ quyết định hình dạng của thấu kính. Bạn sẽ cần một thấu kính lõm (cong vào trong) nếu bạn bị cận thị. Một ống kính lồi (cong ra ngoài) sẽ giúp ích nếu bạn bị viễn thị. Nếu bạn bị loạn thị, giác mạc bị sai hình, do đó thấu kính của bạn có thể trông giống như một hình trụ. Nói một cách đơn giản, thấu kính là một công cụ bạn sử dụng để tập trung ánh sáng vào võng mạc của mắt một cách chính xác.


Hình dạng của thấu kính phụ thuộc vào các vấn đề thị lực mà bạn mắc phải
Hình dạng của thấu kính phụ thuộc vào các vấn đề thị lực mà bạn mắc phải

2. Thấu kính đa điểm

Nếu bạn ở độ tuổi từ 40 trở lên, bạn sẽ cần kính mắt với tròng kính đa tiêu cự, như hai loại thấu kính là kính hai tròng hoặc kính đa tròng. Trước đây, bạn có thể phát hiện loại thấu kính này bằng đường kẻ giữa hai phần. Nhưng các sản phẩm ngày nay thường trông liền mạch.

  • Kính hai tròng: Đây là loại kính thuốc. Các ống kính được chia thành hai phần với hai tác dụng quang học riêng biệt. Phần trên giúp tầm nhìn xa. Nửa dưới dành cho tầm nhìn gần. Chúng thường được kê đơn dành cho những người trên 40 tuổi với tầm nhìn bị suy giảm do lão thị. Tình trạng viễn thị, một sự thay đổi liên quan đến tuổi tác ảnh hưởng đến ống kính của mắt.
  • Kính đa tròng: giúp tạo thị giác tự nhiên giống như trước khi bị lão thị. Trong khi kính hai tròng chỉ có hai công suất thì kính đa tròng cung cấp một trường nhìn rõ từ xa đến gần bằng cách chuyển tiếp công suất tăng dần một cách liên tục. Khi làm việc trên máy tính, khi sử dụng kính đa tròng, bạn không cần phải cúi đầu lên xuống hay làm với tư thế không thoải mái.

Hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa nếu bạn muốn lựa chọn loại kính phù hợp với mình. Bác sĩ sẽ giúp bạn lựa chọn kính mắt phù hợp nhất với nhu cầu và thị lực của bạn.


Kính đa tròng giúp người sử dụng có nhiều công suất tăng dần một cách liên tục
Kính đa tròng giúp người sử dụng có nhiều công suất tăng dần một cách liên tục

3. Lớp phủ thấu kính

Thấu kính bao gồm nhiều lớp phủ:

  • Lớp phủ chống phản xạ: Nó có thể giúp bảo vệ đôi mắt khi tiếp xúc với ánh sáng chói, phản xạ, quầng sáng xung quanh và làm tầm nhìn tốt hơn
  • Lớp phủ chống trầy xước và chống tia cực tím: Hầu hết các ống kính ngày nay có tích hợp cả chống trầy xước và tia cực tím
  • Tròng kính màu: Đôi khi, việc lựa chọn tròng kính màu sáng hoặc tối trên thấu kính có thể giúp bạn nhìn rõ hơn. Tròng kính tông màu vàng có thể làm tăng độ tương phản. Tròng kính màu xám khi sử dụng kính râm sẽ giúp không thay đổi màu sắc của mọi thứ. Tròng kính với tông màu nhẹ có thể che giấu các dấu hiệu lão hóa quanh mắt bạn.
  • Lớp phủ gương: với lớp phủ gương, kính mắt của bạn trông sẽ sành điệu hơn, tuy nhiên chúng có thể khiến tầm nhìn của bạn bị ảnh hưởng. Bạn có thể lựa chọn lớp phủ gương với các màu như bạc, vàng và xanh.

Để có thể sử dụng kính mắt trong thời gian dài, bạn cần lưu ý:

  • Luôn cất kính ở nơi khô ráo, sạch sẽ, tránh xa những thứ có thể gây ảnh hưởng kính mắt
  • Làm sạch kính mắt bằng nước và một miếng vải không xơ. Điều đó sẽ giúp kính mắt không bị đốm, trầy xước và giúp bạn nhìn rõ hơn
  • Thường xuyên khám mắt định kỳ.

Bài viết tham khảo nguồn: webmd.com

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe