Mẹ có thể bị thiếu sắt khi đang cho con bú không?

Sắt đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe, đặc biệt sắt giúp vận chuyển oxy trong cơ thể. Phụ nữ sau sinh rất dễ bị thiếu sắt. Tình trạng này kéo dài sẽ gây ra những bệnh lý nguy hiểm, đặc biệt là thiếu máu. Đây là hiện tượng các tế bào hồng cầu không có khả năng cung cấp đủ oxy cho cơ thể, khiến người mẹ cảm thấy mệt mỏi, chóng mặt và tim đập nhanh. Vậy nguyên nhân nào khiến mẹ sau sinh có nguy cơ cao bị thiếu sắt và liệu có phải do trẻ bú sữa mẹ hay không?

1. Trẻ có nhận đủ sắt khi bú mẹ hay không?

Hầu hết trẻ sơ sinh đều có đủ lượng sắt dự trữ trong cơ thể ít nhất trong 4 tháng đầu đời. Sữa mẹ chứa rất ít chất sắt; do đó, Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ khuyến cáo trẻ chỉ bú sữa mẹ (bú mẹ hoàn toàn) cần được bổ sung sắt mỗi ngày với liều lượng 1 miligam sắt cho mỗi kilogam trọng lượng cơ thể; việc bổ sung sắt cho trẻ sơ sinh nên bắt đầu từ 4 tháng tuổi.

Khi trẻ nhận được cả sữa mẹ và sữa công thức, nhu cầu bổ sung sắt của trẻ sẽ phụ thuộc vào lượng sữa mẹ và lượng sữa công thức mà trẻ tiêu thụ. Cha mẹ nên nói chuyện với bác sĩ về việc liệu con họ có được cung cấp đủ chất sắt hay không.

Nếu trẻ chỉ bú sữa công thức có bổ sung sắt (trong thời gian trước khi cho ăn bổ sung) thì không cần bổ sung thêm sắt.

Vào khoảng 6 tháng tuổi, nhu cầu sắt của trẻ sơ sinh có thể được đáp ứng thông qua việc cho trẻ ăn các loại thực phẩm giàu chất sắt, ngũ cốc tăng cường chất sắt hoặc thuốc bổ sung sắt.


Mẹ có thể bổ sung sắt nếu trẻ uống sữa công thức hoàn toàn
Mẹ có thể bổ sung sắt nếu trẻ uống sữa công thức hoàn toàn

Các nghiên cứu cho thấy rằng, trẻ có thể tự tăng khả năng hấp thụ sắt từ sữa mẹ nếu trẻ bú mẹ bị thiếu sắt và từ đó làm tăng kho dự trữ sắt của mình. Các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng trẻ 6 tháng tuổi hoặc bé hơn bú sữa mẹ không có khả năng điều hòa sự hấp thụ sắt của mình, dẫn đến hấp thụ quá nhiều, gây ra trình trạng thừa sắt. Đến 9 tháng tuổi, bé mới có khả năng tự điều chỉnh lại khi cơ thể có dấu hiệu thừa sắt. Vì vậy, đối với trẻ dưới 6 tháng tuổi, mẹ không nên tùy tiện bổ sung thuốc sắt cho bé, sẽ gây nguy hiểm.

2. Cơ thể mẹ có thể bị thiếu sắt khi đang cho con bú hay không?

Việc cơ thể có nồng độ sắt quá thấp có thể ảnh hưởng đến tâm trạng của mẹ và điều này có thể khiến bạn khó khăn hơn trong việc gắn kết với con. Thiếu sắt có thể khiến bạn dễ trở nên nổi nóng, cáu kỉnh và dễ mắc trầm cảm sau sinh. Bên cạnh đó, mệt mỏi cũng làm cho việc cho con bú trở nên khó khăn hơn.

Tuy nhiên, thực tế sữa mẹ lấy rất ít sắt từ cơ thể bạn, chỉ khoảng 0,3 miligam mỗi ngày. Vì thế, thiếu sắt đối với mẹ sau sinh không phải vì nguyên nhân cho con bú.

Hầu hết phụ nữ tiêu thụ khoảng 14 mg sắt mỗi ngày. Lượng sắt mất đi này tương tự như những gì cơ thể bạn mất đi trong kỳ kinh nguyệt. Vì hầu hết các bà mẹ cho con bú không có kinh nguyệt trong ít nhất vài tháng đầu cho con bú nên bạn không nên quá lo lắng. Tuy nhiên, hãy bạn duy trì một chế độ ăn uống lành mạnh, cân bằng với nhiều trái cây, rau và thịt nạc. Và nếu bạn có tiền sử thiếu máu do thiếu sắt, hãy nói chuyện với bác sĩ của bạn về việc bổ sung phù hợp.


Trường hợp bạn bị thiếu máu do thiếu sắt cần nói chuyện với bác sĩ về việc bổ sung phù hợp.
Trường hợp bạn bị thiếu máu do thiếu sắt cần nói chuyện với bác sĩ về việc bổ sung phù hợp.

Sau khi sinh, bạn thường cảm thấy mệt mỏi và chán nản, có thể đây chính là dấu hiệu cho thấy cơ thể bạn không nhận đủ chất sắt. Sinh con và chảy máu âm đạo xảy ra trong 6 tuần đầu tiên, khiến hầu hết các bà mẹ mới sinh có lượng sắt thấp hơn nhưng không phải do nguyên nhân trẻ bú sữa mẹ.

Song nồng độ sắt trong cơ thể có khả năng trở lại bình thường khi cơ thể mẹ phục hồi sau sinh với điều kiện có chế độ ăn uống cân bằng kèm những thực phẩm giàu chất sắt.

Bổ sung sắt là hoàn toàn an toàn khi bạn đang cho con bú. Đối với phụ nữ cho con bú, chế độ ăn uống được khuyến nghị cho sắt là 9 miligam (mg) mỗi ngày.

Ăn nhiều thực phẩm giàu chất sắt sẽ giúp bạn xây dựng lại kho dự trữ chất sắt của cơ thể. Có hai loại thực phẩm giàu chất sắt, bao gồm:

  • Thịt đỏ, cá và gia cầm có chứa sắt, dễ dàng được cơ thể sử dụng
  • Đậu, trái cây sấy khô, ngũ cốc nguyên hạt có chất cám và các loại rau xanh đậm như cải xoăn, củ cải, cải xoong và bông cải xanh là nguồn bổ sung sắt từ thực vật. Nguồn bổ sung này sẽ khó hấp thụ hơn.

Hãy uống nhiều nước cam vì vitamin C có thể giúp bạn hấp thụ sắt từ thực vật tốt hơn trong bữa ăn
Hãy uống nhiều nước cam vì vitamin C có thể giúp bạn hấp thụ sắt từ thực vật tốt hơn trong bữa ăn

Vitamin C giúp cơ thể bạn hấp thụ sắt từ thực vật tốt hơn trong bữa ăn. Do đó, mẹ nên uống nước cam hoặc ăn trái cây, rau giàu vitamin C, chẳng hạn như ớt, trái kiwi vào bữa ăn nhằm giúp cơ thể hấp thụ sắt tốt hơn.

Tránh uống cà phê và trà trong bữa ăn vì chúng có chứa polyphenol, khiến cơ thể khó hấp thụ chất sắt từ thực phẩm. Thuốc kháng axit làm giảm chứng ợ nóng cũng hạn chế sự hấp thụ chất sắt từ thực phẩm. Nếu đang cho con bú, mẹ có thể bổ sung thuốc sắt cho phụ nữ sau sinh bằng vitamin có chứa sắt.

Bạn có thể không được xét nghiệm máu sau khi sinh con, trừ khi sinh mổ, mất máu nhiều khi chuyển dạ hoặc gặp các vấn đề khác, chẳng hạn như chóng mặt.

Nếu mức độ chất sắt của bạn thấp hơn đáng kể so với mức cần thiết, khiến mẹ bị thiếu máu nghiêm trọng cùng các biểu hiện đi kèm như nhịp tim đập nhanh hoặc không đều, da xanh xao hơn bình thường hoặc bạn có thể ho nhiều hơn thì bạn cần đến các trung tâm y tế để thăm khám và điều trị.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Nguồn tham khảo: babycenter.com, cdc.gov

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe