Mẹ bầu nên làm gì khi ra sữa non?

Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng Bác sĩ chuyên khoa I Nguyễn Thị Mận - Bác sĩ Sản phụ khoa - Khoa Sản phụ khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng.

Tình trạng tiết sữa non xảy ra khá phổ biến ở phụ nữ mang thai từ tháng thứ 7 trở đi. Đây là hiện tượng bình thường và không có gì đáng lo ngại. Tuy nhiên nếu tiết sữa non trong giai đoạn sớm của thai kỳ hoặc tiết quá nhiều, kèm theo những dấu hiệu bất thường, bạn cần nhanh chóng đi khám. Vậy mẹ bầu nên làm gì khi ra sữa non?

1. Sữa non khi mang thai là gì?

Bạn sẽ nhận thức được rất nhiều thay đổi xảy ra với cơ thể mình khi mang thai như tăng cân, tăng nhu cầu đi tiểu, kiệt sức, đau nhức. Nhưng có những tình trạng khác xảy ra mà bạn không hề hay biết, bao gồm cả lượng máu tăng lên, cổ tử cung giãn nở và căng tức (hoặc mỏng đi) khi sắp đến ngày dự sinh và việc sản xuất sữa non để chuẩn bị cho bữa ăn đầu tiên của em bé.

Trong thời kỳ mang thai, núm vú có thể bắt đầu tiết sữa vài tuần hoặc vài tháng trước khi bạn chuẩn bị sinh con. Dịch lỏng rò rỉ từ núm vú thường là sữa non, được mệnh danh là vàng lỏng vì hàm lượng kháng thể và chất dinh dưỡng đáng kinh ngạc của nó. Sữa non là loại sữa đầu tiên mà cơ thể bạn tạo ra để chuẩn bị cho bé bú. Việc tiết sữa non khi mang bầu là bình thường và không có gì đáng lo ngại.


Tình trạng tiết sữa non có thể diễn ra vài tuần hoặc vài tháng trước khi bạn chuẩn bị sinh
Tình trạng tiết sữa non có thể diễn ra vài tuần hoặc vài tháng trước khi bạn chuẩn bị sinh

2. Nguyên nhân ra sữa non khi mang thai

Việc tiết sữa non khi mang bầu là do prolactin, hormone chịu trách nhiệm sản xuất sữa sau khi sinh em bé, bắt đầu hoạt động khi bạn vẫn đang mang thai, thường là trong tam cá nguyệt thứ ba. Trên thực tế, các hormone của cơ thể đang thực hiện một bước nhảy “tinh tế” trong thời kỳ mang thai, chúng hoạt động để giữ ở mức cân bằng phù hợp để mọi thứ - từ khi bạn chuyển dạ đến khi bắt đầu sản xuất sữa - diễn ra vào đúng thời điểm. Lý do khiến sữa mẹ không được sản xuất với số lượng nhiều, đặc biệt là sớm hơn trong thai kỳ, là do nồng độ estrogenprogesterone cao giúp kiểm soát quá trình tạo sữa. Nếu nồng độ prolactin cao hơn một chút so với estrogen và progesterone, sữa non có thể tiết ra một ít. Đó là điều bình thường và không có gì phải lo lắng. Việc này có thể dẫn đến việc tiết ra một vài giọt sữa ở một hoặc cả hai bên vú. Hiện tượng tiết sữa non diễn ra rất khác nhau ở mỗi người. Càng gần ngày sinh, lượng sữa non tiết ra sẽ nhiều hơn.

Tiết ra một ít sữa non được cho là bình thường khi núm vú của bạn cọ xát với áo ngực trong khi tập thể dục hoặc khi chúng bị kích thích theo bất kỳ cách nào - chẳng hạn như khi quan hệ tình dục.


Sữa non không nhiều do nồng độ estrogen và progesterone trong thai kỳ còn cao
Sữa non không nhiều do nồng độ estrogen và progesterone trong thai kỳ còn cao

3. Làm thế nào để nhận biết tình trạng tiết sữa non khi mang thai?

Kiểm tra bên trong áo ngực - bạn có thấy vết ố vàng nhỏ nào không? Đó là dấu hiệu núm vú đang tiết một ít sữa non. Nếu bạn không nhận thấy dấu hiệu kể trên? Đừng lo lắng - bạn có thể cố gắng nhỏ một vài giọt sữa bằng cách bóp nhẹ vào quầng vú.

4. Bạn có thể làm gì với tình trạng tiết sữa non khi mang thai?

Nếu bạn đang bị rỉ sữa non, nếu chỉ vài giọt thì không sao. Nếu lượng sữa chảy ra nhiều hơn khiến bạn cảm thấy không thoải mái, hãy mặc miếng lót bên trong áo ngực để thấm bớt lượng sữa. Tốt hơn hết là bạn nên khám bác sĩ nếu nhận thấy sữa non ra nhiều và / hoặc nếu sữa non có lẫn máu.

Tóm lại, việc rò rỉ sữa mẹ khi mang thai là hoàn toàn bình thường và không có gì đáng lo ngại. Đó chỉ là một dấu hiệu cho thấy cơ thể bạn đang chuẩn bị cho sự ra đời của em bé.


Tiết sữa non khi mang thai là hoàn toàn bình thường
Tiết sữa non khi mang thai là hoàn toàn bình thường

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe