Máy tạo nhịp tim hoạt động thế nào?

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Thạc sĩ, Bác sĩ Nguyễn Tung Hoành - Bác sĩ Tim mạch Can thiệp - Khoa Hồi sức - Cấp cứu - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Nha Trang. Bác sĩ có nhiều kinh nghiệm và thế mạnh trong Hồi sức - Cấp cứu tim. mạch.

Ngày nay, có rất nhiều thiết bị hỗ trợ tim mạch để điều trị các bệnh lý về tim. Một trong những thiết bị hỗ trợ tim mạch phổ biến nhất là máy tạo nhịp tim.

1. Máy tạo nhịp tim hoạt động như thế nào?

Máy tạo nhịp tim cấu tạo gồm hai phần là bộ điều khiển và hai dây điện cực. Một đầu dây điện cực thứ nhất được nối với bộ điều khiển, đầu dây còn lại được cắm vào thành tim. Dây điện cực thứ hai có một đầu được gắn ở buồng nhĩ, đầu còn lại được gắn ở buồng thất.

Bộ điều khiển là một hộp kim loại nhỏ bao gồm pin và mạch điện. Bộ điều khiển điều chỉnh tần số xung điện, từ đó gửi xung điện có năng lượng thấp đến tim bằng dây điện cực. Xung điện có tác dụng làm tim co bóp theo tần số đã được cài đặt.

Đối với những bệnh nhân mắc bệnh rối loạn nhịp tim chậm, nghẽn dẫn truyền tim máy tạo nhịp tim sẽ làm tăng nhịp tim, hoạt động điện giữa buồng nhĩ và buồng thất được đồng bộ, phòng tránh các bệnh rối loạn nhịp tim nguy hiểm. Máy tạo nhịp tim có thể lắp tạm thời hoặc vĩnh viễn.


Máy tạo nhịp tim
Máy tạo nhịp tim

2. Đặt máy tạo nhịp tim cần kiêng gì?

Khi đặt máy tạo nhịp tim bệnh nhân cần tránh tiếp xúc lâu dài với một số thiết bị điện, điện tử như: điện thoại, máy nghe nhạc, máy chụp cộng hưởng từ... Vì khi tiếp xúc nhiều với các thiết bị trên sẽ làm gián đoạn các tín hiệu của máy.

Tuân thủ các chỉ định của bác sĩ, kết hợp uống thuốc theo đơn để có hiệu quả tốt nhất trong việc điều trị rối loạn nhịp tim. Khám bệnh theo định kỳ để bác sĩ tư vấn, đánh giá tình hình hoạt động máy, pin, dây dẫn, điều chỉnh chế độ máy phù hợp với sức khỏe hiện tại của người dùng. Tuân thủ các chế độ tập thể dục thể thao, dinh dưỡng theo hướng dẫn của bác sĩ. Cần trao đổi với bác sĩ về việc sử dụng máy tạo nhịp tim khi làm thủ thuật y tế.

Hạn chế nằm đè và tránh đè tay lên máy đo nhịp tim. Khi tham gia giao thông hãy sử dụng các phương tiện theo lời khuyên của bác sĩ.

Trắc nghiệm: Huyết áp của bạn có đang thực sự tốt?

Huyết áp cao hay thấp đều ảnh hưởng đến tình trạng sức khỏe con người. Để biết tình trạng huyết áp của bạn có thực sự tốt không, hãy làm bài trắc nghiệm sau đây để đánh giá.

3. Biến chứng có thể gặp khi đặt máy tạo nhịp tim

3.1. Tụ máu

Đây là biến chứng thường gặp khi làm thủ thuật đặt máy. Máu tụ hình thành trong quá trình bóc tách các mạc, cân cơ để tạo khoảng trống chứa máy hoặc do máu thoát ra từ các tĩnh mạch, động mạch bị vỡ. Tụ máu nhẹ tự hết sau một thời gian, nếu tụ máu nặng thì cần điều trị.

3.2. Bong vết thương tại chỗ

Biến chứng bong vết thương tại chỗ xuât hiện trong vài ngày sau khi đặt máy, là biến chứng hiếm gặp. Nguyên nhân do đặt máy có kích thước không phù hợp làm căng da, căng cơ quá mức dẫn đến vết thương lâu lành và thiếu máu. Ngoài ra, biến chứng này gây nhiễm trùng. Điều trị biến chứng này bằng cách cắt lọc tạo lại rìa vết thương, đặt lại máy ở chỗ thích hợp.

3.3. Lạc chỗ máy tạo nhịp và ăn mòn da

Lạc chỗ máy là sự dịch chuyển của máy so với vị trí ban đầu. Sự dịch chuyển này ảnh hưởng đến hoạt động của máy làm bào mòn lớp da bên trên, máy bị trồi lên lòi ra ngoài gây nhiễm trùng. Điều trị biến chứng này bằng cách tạo hình chỗ da bị mất và đặt lại máy.

Ngoài ra còn có một số biến chứng hiếm gặp khác như, tràn khí màng phổi, tràn máu màng phổi, huyết khối do khí, huyết khối tĩnh mạch, tràn máu màng tim, ép tim.

4. Máy tạo nhịp tim không dây được dùng phổ biến nhất hiện nay

Máy tạo nhịp tim không dây được đặt trực tiếp vào tim không cần dây dẫn. Máy có thiết kế nhỏ gọn nhưng chức năng ít hơn máy tạo nhịp tim thông thường. Vì vậy máy phù hợp với những bệnh nhân rối loạn nhịp tim đơn giản. Việc đặt máy tạo nhịp tim không dây gây ít biến chứng.


Máy tạo nhịp tim không dây
Máy tạo nhịp tim không dây

Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City đã triển khai thường quy kỹ thuật cấy máy tạo nhịp tim. Với trang bị hiện đại, hệ thống Phòng mổ Hybrid được các trang thiết bị tối tân như máy chụp mạch DSA, máy gây mê tích hợp các phần mềm theo dõi huyết động bệnh nhân một cách chặt chẽ nhất (hệ thống PiCCO, entropy...). Do đó, phòng mổ Hybrid có thể đáp ứng các yêu cầu phẫu thuật và can thiệp cấy máy tạo nhịp, nong, đặt stent mạch vành, stent graft động mạch chủ, mổ tim mở, thay van tim các bệnh tim bẩm sinh với kỹ thuật hiện đại ít xâm lấn nhất, an toàn, giúp người bệnh sớm phục hồi sức khỏe nhanh.

Trung Tâm Tim Mạch - Bệnh viện Đa khoa quốc tế Vinmec sở hữu đội ngũ chuyên gia của gồm những Giáo sư, Tiến sĩ, bác sĩ Chuyên khoa 2, Thạc sĩ giàu kinh nghiệm, có uy tín lớn trong lĩnh vực điều trị nội khoa, ngoại khoa, thông tim can thiệp và ứng dụng các kỹ thuật cao cấp trong việc chẩn đoán và điều trị bệnh lý tim mạch. Đặc biệt, Trung tâm có các trang thiết bị hiện đại, ngang tầm với các bệnh viện uy tín nhất trên thế giới.

Thêm vào đó, Vinmec còn hợp tác toàn diện với Viện Tim mạch – Bệnh viện Bạch Mai, Bộ môn Tim mạch trường Đại học Y Hà nội, Đại học Paris Decartes - Bệnh viện Georges Pompidou (Pháp), Đại học Pennsylvania (Hoa kỳ)...

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe