Mang thai bị đau vùng thắt lưng chậu: Nên sinh thường hay sinh mổ?

Đau vùng thắt lưng xương chậu khi mang thai là vấn đề rất nhiều mẹ bầu gặp phải ở mọi giai đoạn thai kỳ, thể hiện những bất ổn của các khớp và xương vùng chậu. Tình trạng này thường gây ra các cơn đau âm ỉ khi hoạt động hay nghỉ ngơi, lan tỏa từ xương chậu tới đùi trên và bộ phận sinh dục.

1. Biểu hiện đau vùng thắt lưng xương chậu khi mang thai

Xương chậu là bộ phận quan trọng trong cơ thể người phụ nữ. Tại khu vực này có chứa một hệ thống dây chằng và các cơ giúp duy trì sự ổn định và chuyển giao cân nặng từ phần trên cơ thể xuống phần dưới.

Đau xương chậu hay đau lưng khi mang thai thường xảy ra trong khoảng 3 tháng cuối của thai kỳ. Biểu hiện điển hình của tình trạng đau vùng thắt lưng xương chậu là những cơn đau lưng, đau thắt lưng âm ỉ, lan từ xương chậu xuống đến bẹn, đùi, tử cung.... Tùy vào cơ địa mà mỗi người sẽ có mức độ đau khác nhau, cơn đau sẽ càng tăng lên khi thai phụ hoạt động hay thay đổi tư thế khi ngủ.

Đau vùng thắt lưng xương chậu khi mang thai cũng có thể kèm theo tình trạng rối loạn chức năng bàng quang, đặc biệt khi thai phụ thay đổi tư thế đột ngột. Nhiều trường hợp còn có thể nghe thấy âm thanh phát ra tại vùng chậu khi đi lại hay cử động nhẹ.

2. Nguyên nhân gây đau vùng thắt lưng xương chậu khi mang thai

Cho đến thời điểm hiện tại, nguyên nhân gây ra tình trạng đau vùng thắt lưng xương chậu khi mang thai vẫn chưa rõ ràng. Tuy nhiên, một số yếu tố có khả năng gây ra nguy cơ đau xương chậu bao gồm:

  • Thai phụ có tiền sử đau thắt lưng vùng xương chậu hoặc đau lưng dưới.
  • Thai phụ đã từng bị chấn thương vùng chậu trước đó;

Thai phụ đã từng bị chấn thương vùng chậu
Thai phụ đã từng bị chấn thương vùng chậu

  • Do nghề nghiệp của thai phụ có liên quan tới hoạt động thể chất nặng nhọc;
  • Sinh nở nhiều lần;
  • Thai nhi quá lớn.

Ngoài ra, một số nghiên cứu còn chỉ ra rằng, đau vùng thắt lưng xương chậu hay đau xương chậu khi mang thai có thể liên quan đến một vài sự thay đổi các vị trí của cơ quan trong cơ thể khi mang thai; hoặc có thể là do nội tiết tố estrogen ở cơ thể thai phụ tác động vào các mô liên kết và các mô sụn sợi trong quá trình mang thai; Sự thiếu hụt vitamin D và canxi cũng có khả năng gây ra các cơn đau thắt lưng vùng chậu.

3. Bị đau thắt lưng vùng chậu nên sinh thường hay sinh mổ?

Có khoảng 50% trường hợp thai phụ bị đau lưng khi mang thai, cơn đau thường khu trú tại thắt lưng hoặc khớp vùng chậu. Theo nghiên cứu của Viện Sức khỏe Cộng đồng Na Uy thì nhóm sản phụ có tiền căn đau vùng thắt lưng xương chậu khi mang thai nếu sinh mổ sẽ có khả năng tiếp tục bị đau dai dẳng sau sinh nhiều hơn những sản phụ sinh thường.

Tình trạng đau vùng thắt lưng xương chậu khiến thai phụ cảm thấy mệt mỏi, khó chịu và sợ phải sinh thường vì nghĩ rằng cơn đau sẽ làm cho quá trình sinh nở gặp khó khăn. Tuy nhiên, vẫn chưa có bằng chứng khoa học nào chứng minh điều này.

Để hiểu rõ hơn về những cơn đau vùng thắt lưng xương chậu sau khi mổ lấy thai, một nghiên cứu theo dõi trên 10.000 phụ nữ tại Na Uy đã chỉ ra rằng, phần lớn cơn đau thường xuất hiện từ những tuần 30 của thai kỳ và tỷ lệ đau vùng chậu sau sinh ở người sinh mổ cao gấp 3 lần những người sinh thường. Mặt khác, khi bị đau thắt lưng vùng chậu nếu sinh mổ sẽ làm tăng nguy cơ không hồi phục. Chính vì thế, ngoại trừ những trường hợp bắt buộc phải mổ lấy thai thì sinh thường vẫn luôn là lựa chọn an toàn nhất cho những sản phụ bị đau vùng thắt lưng xương chậu khi mang thai.

Trắc nghiệm: Đặc điểm cơn đau đẻ và diễn biến cuộc chuyển dạ

Cơn đau đẻ là dấu hiệu thông báo sự chào đời của em bé. Cùng thử sức với bài trắc nghiệm sau đây sẽ giúp các bà mẹ mang thai nhận biết cơn đau đẻ và diễn biến cuộc chuyển dạ để chuẩn bị trước tâm lý những gì sắp xảy ra đối với mình.

Nội dung trắc nghiệm được tham vấn chuyên môn cùng Thạc sĩ, Bác sĩ y khoa, Tạ Quốc Bản , chuyên khoa Sản phụ khoa , Khoa Sản phụ khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Phú Quốc

Tạ Quốc Bản
Tạ Quốc Bản
Thạc sĩ, Bác sĩ y khoa,
Sản phụ khoa
Khoa Sản phụ khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Phú Quốc

4. Làm gì khi bị đau thắt lưng vùng chậu trong và sau sinh?

Khi mang thai, nếu bị đau vùng thắt lưng xương chậu thì thai phụ nên dành thời gian để nghỉ ngơi nhiều hơn. Nếu công việc bắt buộc phải ngồi nhiều thì nên ngồi dựa lưng; hạn chế đi lại nhiều, làm việc hay nâng vác vật nặng. Khi thấy có những biểu hiện bất thường kèm theo cơn đau thì cần đến cơ sở y tế để được thăm khám và tư vấn.

Ngoài ra, thai phụ cũng cần phải chú ý đến khẩu phần ăn hàng ngày để đảm bảo cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể và thai nhi, đặc biệt bổ sung canxi trong những tháng cuối thai kỳ và không nên thức khuya.

Thai phụ tuyệt đối không nên tự ý sử dụng thuốc điều trị để giảm đau lưng khi mang thai vì tác dụng phụ của thuốc có thể ảnh hưởng đến sự phát triển toàn diện của thai nhi.


Khám bác sĩ khi có biểu hiện lạ
Khám bác sĩ khi có biểu hiện lạ

Trường hợp sau khi sinh mà sản phụ vẫn bị đau lưng thì có thể áp dụng một số biện pháp điều trị sau:

  • Bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng: Một chế độ dinh dưỡng với các thực phẩm lành mạnh, cân bằng các chất sẽ giúp giảm đau lưng hiệu quả, ngoài ra mẹ có thể ăn thêm các món giúp bổ khí huyết, hồi phục sức khỏe;
  • Làm việc và nghỉ ngơi hợp lý: Sau sinh cơ thể sản phụ còn chưa phục hồi, chỉ nên vận động nhẹ nhàng để cơ thể thích ứng dần, cần có kế hoạch làm việc nhà, chăm sóc con và nghỉ ngơi hợp lý. Đi bộ nhẹ nhàng để giúp khí huyết lưu thông cũng là cách giảm đau lưng hiệu quả;
  • Tập thể dục phục hồi chức năng: Các bài thể dục nhẹ nhàng có thể giúp cơ thể nhanh chóng hồi phục và giảm đau lưng hiệu quả;
  • Xoa bóp mát xa vùng lưng: Động tác massage nhẹ nhàng sẽ giúp giảm bớt sự ứ đọng và lưu thông khí huyết, giúp sản phụ thư giãn và xua tan mệt mỏi.

Để giải quyết các vấn đề thường gặp trong thai kỳ một cách hiệu quả nhất mà không ảnh hưởng đến sự phát triển tự nhiên của thai nhi, thai phụ nên đăng ký cho mình một gói chăm sóc thai sản toàn diện qua từng giai đoạn mang thai. Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec đã triển khai Chương trình Chăm sóc Thai sản nhằm mục đích đồng hành cùng mẹ bầu cho một thai kỳ an toàn, khỏe mạnh và thuận lợi nhất.

Chương trình gồm các gói dịch vụ sau:

  • Chương trình chăm sóc Thai sản 2019 – 12 tuần
  • Chương trình chăm sóc Thai sản 2019 – 27 tuần
  • Chương trình chăm sóc Thai sản 2019 – 36 tuần
  • Chương trình chăm sóc Thai Sản 2019 – Chuyển Dạ
  • Dịch vụ sàng lọc di truyền trước chuyển phôi

Vinmec mang đến sự ưu việt vượt trội về trình độ y bác sĩ - những người có chuyên môn, uy tín trong lĩnh vực sản khoa; hệ thống cơ sở vật chất hiện đại hỗ trợ tối ưu cho các kỹ thuật thăm khám, sàng lọc; không gian khám bệnh văn minh, sang trọng và dịch vụ chuyên nghiệp. Tất cả những ưu thế này đã giúp Vinmec luôn được giới chuyên môn đánh giá rất cao về chăm sóc thai sản, là lựa chọn của phụ nữ mang thai.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe