Mẫn cảm với thuốc là như thế nào?

Hội chứng mẫn cảm với thuốc là một phản ứng nghiêm trọng, bất ngờ đối với một loại thuốc, ảnh hưởng đến một số hệ thống cơ quan cùng một lúc. Mẫn cảm với thuốc có khả năng đe dọa tính mạng với tỷ lệ mắc bệnh đáng kể. Nó được đặc trưng bởi sốt, phát ban và sự tham gia của các cơ quan nội tạng. Chẩn đoán kịp thời là rất quan trọng.

1. Hội chứng mẫn cảm với thuốc là gì?

Hội chứng mẫn cảm với thuốc là một phản ứng nghiêm trọng, mang tính bất ngờ của cơ thể đối với một loại thuốc, ảnh hưởng đến một số cơ quan hoặc hệ cơ quan cùng lúc trong cơ thể. Thông thường, hội chứng mẫn cảm với thuốc được phát hiện dựa vào một số biểu hiện như:

  • Sốt cao
  • Bất thường về huyết học
  • Viêm hạch bạch huyết
  • Viêm một hoặc nhiều cơ quan khác nhau

Hội chứng mẫn cảm với thuốc đôi khi còn được gọi là phản ứng tăng bạch cầu ưa acid hay hội chứng quá mẫn do thuốc (DIHS).

Hội chứng mẫn cảm với thuốc tương đối hiếm gặp và chủ yếu xảy ra ở những người trưởng thành. Người ta cũng không tìm thấy sự khác nhau về tỷ lệ mắc hội chứng này giữa hai giới nam và nữ tuy nhiên hội chứng mẫn cảm thuốc đang được cho là mang một số đặc tính di truyền.

Các loại thuốc phổ biến nhất gây ra hội chứng mẫn cảm thuốc là một số loại thuốc chống động kinh (đặc biệt là carbamazepine, phenobarbitalphenytoin), thuốc chống bệnh gút và một số loại thuốc kháng sinh. Bên cạnh đó các nhà khoa học cũng ước tính rằng có ít nhất 1 trong tổng số 10.000 bệnh nhân mắc phải hội chứng mẫn cảm thuốc khi điều trị bằng thuốc chống co giật.

Hội chứng mẫn cảm thuốc hiếm khi xảy ra với thuốc khác những loại vừa nêu trên. Ngoài ra việc xác định chính xác nguyên nhân dẫn đến tình trạng này cũng tương đối khó khăn do những loại thuốc đã sử dụng từ những những ngày hoặc thậm chí từ tuần trước cũng có thể dẫn đến hội chứng mẫn cảm thuốc.

Theo các nghiên cứu mới nhất, có khoảng 10% trường hợp dị ứng thuốc không bao giờ tìm ra được nguyên nhân.

2. Nguyên nhân gây ra hội chứng mẫn cảm với thuốc

Hội chứng mẫn cảm với thuốc là một phản ứng trung gian tế bào T do chúng bị trì hoãn hoạt động và giải phóng lượng lớn cytokine gây đầu độc tế bào qua đó dẫn đến những tổn thương nơi các mô và cơ quan.

Như đã đề cập ở trên, việc xác định nguyên nhân gây ra hội chứng mẫn cảm với thuốc tương đối khó khăn, tuy nhiên các bác sĩ cho rằng một số đặc điểm sau có thể làm tăng nguy cơ mắc phải hội chứng mẫn cảm thuốc:

  • Di truyền: Những người trong gia đình có tiền sử mắc dị ứng thuốc thường có nguy cơ mắc cao hơn những người khác.
  • Một số bệnh về gan gây rối loạn trong việc chuyển hóa cũng như đào thải những độc tố từ thuốc cũng có thể làm tăng nguy cơ mắc hội chứng mẫn cảm thuốc.
  • Ngoài ra một số loại virus như virus herpes 6virus epstein barr cũng là những nguyên nhân gây dị ứng thuốc.

Di truyền là một trong các nguyên nhân gây ra hội chứng mẫn cảm với thuốc
Di truyền là một trong các nguyên nhân gây ra hội chứng mẫn cảm với thuốc

3. Triệu chứng và chẩn đoán hội chứng mẫn cảm với thuốc

3.1. Triệu chứng của hội chứng mẫn cảm với thuốc

Hội chứng mẫn cảm với thuốc thường phát triển trong vòng vài ngày sau từ 2 đến 8 tuần dùng thuốc.

Triệu chứng thường gặp nhất của hội chứng này là tình trạng sốt cao trong khoảng 38-400C kéo theo đó là phát ban diện rộng trên các khu vực da với đặc điểm đa dạng.

Ngoài ra theo nhiều nghiên cứu với độ tin cậy cao, các triệu chứng khác có thể gặp phải trong hội chứng mẫn cảm thuốc bao gồm:

  • Xuất hiện các mụn mủ, mụn nước trên da. Triệu chứng này xuất hiện trong 80% các trường hợp dị ứng thuốc.
  • Sưng, phù vùng mặt chiếm 30% các ca mẫn cảm thuốc.
  • 25% trường hợp mẫn cảm thuốc có dấu hiệu tổn thương niêm mạc (môi, miệng, cổ họng, bộ phận sinh dục...).
  • Hầu hết trường hợp xuất hiện tình trạng phát ban, có thể kéo dài vài ngày thậm chí vài tuần.

Các triệu chứng có thể xấu đi sau khi ngưng dùng thuốc và kéo dài trong nhiều tuần hoặc thậm chí nhiều tháng mặc dù đã ngừng thuốc. Mức độ nghiêm trọng của phát ban không nhất thiết có mối liên quan đến mức độ ảnh hưởng của các cơ quan, hệ cơ quan. Các triệu chứng muộn hơn phụ thuộc vào các cơ quan bị ảnh hưởng, chúng có thể bao gồm:


Người bệnh có thể xuất hiện các triệu chứng muộn về nội tiết như viêm tuyến giáp
Người bệnh có thể xuất hiện các triệu chứng muộn về nội tiết như viêm tuyến giáp

3.2. Chẩn đoán hội chứng mẫn cảm với thuốc

Chẩn đoán tình trạng dị ứng thuốc dựa trên biểu hiện lâm sàng của 3 triệu chứng: Sốt cao, phát ban da kéo dài và biểu hiện của các cơ quan khác.

hội chứng mẫn cảm thuốc có thể xảy ra đến 8 tuần sau khi sử dụng thuốc nên rất khó xác định chính xác loại thuốc nào là nguyên nhân gây ra hội chứng này. Vì lý do đó, cơ quan đăng ký châu Âu về phản ứng bất lợi nghiêm trọng với thuốc và các mẫu thử sinh học (RegiSCAR) đã đưa ra các tiêu chuẩn để hỗ trợ chẩn đoán hội chứng mẫn cảm với thuốc. Tiêu chí mà RegiSCAR đưa ra là một người được chẩn đoán dị ứng thuốc cần đảm bảo đủ những yếu tố sau:

  • Nhập viện điều trị
  • Những phản ứng nghi ngờ liên quan đến thuốc
  • Phát ban da cấp tính
  • Sốt trên 380C
  • Xuất hiện hạch to ở ít nhất 2 vị trí trên cơ thể
  • Sự tham gia của ít nhất một cơ quan
  • Bất thường về mặt huyết học như giảm số lượng tiểu cầu, tăng số lượng bạch cầu ưa acid và số lượng tế bào lympho bất thường

Ngoài ra tiền sử của bệnh nhân cũng như kết quả kiểm tra da và sức khỏe tổng quát cũng là cơ sở để các bác sĩ chỉ định một số xét nghiệm sau:

  • Sinh thiết da thường cho thấy sự xâm nhập dày đặc của các tế bào viêm, bao gồm cả tế bào lympho cũng như bạch cầu ưa acid.
  • Xét nghiệm máu có thể bao gồm: Nghiên cứu công thức máu và tình trạng đông máu
  • Xét nghiệm sinh hóa: Xét nghiệm chức năng gan, thận, cơ bắp
  • Huyết thanh học virus: Xác định sự xuất hiện của virus viêm gan B, viêm gan C, EBV, CMV và HHV-6.
  • Xét nghiệm chức năng nội tiết: Tuyến giáp, nồng độ glucose
  • Xét nghiệm nước tiểu: Đánh giá tổn thương thận
  • Điện tâm đồ, siêu âm và X-quang ngực để đánh giá tim, phổi.

4. Điều trị hội chứng mẫn cảm với thuốc

Điều quan trọng nhất là ngay lập tức dừng sử dụng tất cả các loại thuốc nghi ngờ, tiếp theo là theo dõi cẩn thận và chăm sóc hỗ trợ. Ngoài ra phát hiện sớm những triệu chứng của mẫn cảm thuốc cũng rất quan trọng.

Steroid toàn thân thường được sử dụng trong các trường hợp nặng liên quan đến viêm da, viêm phổi hoặc viêm gan. Tuy nhiên sau khi có hiệu quả, nên giảm lượng steroid từ từ tránh gây tái phát hội chứng khi giảm liều.


Điều trị hội chứng mẫn cảm với thuốc cần được thực hiện và theo dõi cẩn thận
Điều trị hội chứng mẫn cảm với thuốc cần được thực hiện và theo dõi cẩn thận

Những phương pháp điều trị bổ sung có thể bao gồm: immunoglobulin tiêm tĩnh mạch, plasmapheresis và các loại thuốc điều hòa miễn dịch như cyclophosphamide, mycophenolate và rituximab.

Điều trị hỗ trợ tình trạng phát ban có thể bao gồm:

  • Băng gạc
  • Corticosteroid tại chỗ
  • Thuốc kháng histamin đường uống
  • Bổ sung thêm nước và các chất điện giải

Mẫn cảm với thuốc là một hội chứng tương đối hiếm gặp, thậm chí có những loại thuốc chỉ phát hiện 1 ca mắc dị ứng trong tổng số 10.000 người sử dụng. Các biến chứng của hội chứng mẫn cảm thuốc tương đối nghiêm trọng tuy nhiên hầu hết bệnh nhân có thể phục hồi hoàn toàn sau khi mắc dị ứng thuốc trong khoảng vài tuần hoặc vài tháng.

Tuy chưa có những nghiên cứu cụ thể nhưng bệnh nhân phục hồi sau hội chứng mẫn cảm với thuốc được cho là có nguy cơ mắc các bệnh tự miễn cao hơn.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết tham khảo nguồn: uptodate.com, sciencedirect.com, dermnetnz.org

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe