Lưu ý khi dùng kháng sinh Carbapenem

Carbapenem được xếp vào thuốc kháng sinh beta - lactam. Đây là thuốc khánh sinh nhóm Carbapenem có hoạt tính diệt khuẩn có phổ rộng lớn. Sau đây là một số thông tin cần lưu ý khi dùng kháng sinh Carbapenem mà người dùng nên biết trước khi sử dụng.

1. Cơ chế hoạt động của Carbapenem

Kháng sinh Carbapenem là nhóm kháng sinh có tác dụng chính là diệt khuẩn thông qua liên kết với các protein gắn penicillin. Từ đó giúp ức chế enzyme transpeptidase xúc tác cho quá trình tạo thành liên kết chéo giữa các chuỗi peptide gắn trên khung peptidoglycan làm dẫn đến ức chế tổng hợp vách tế bào vi khuẩn.

2. Tác dụng của thuốc Carbapenem

Vì có phổ kháng khuẩn rộng nhất trong kháng sinh nhóm beta - lactam nên các thuốc Carbapenem (gồm imipenem, meropenem, doripenem) có tác dụng trên vi khuẩn gram dương, gram âm và vi khuẩn kị khí. Mặc dù vậy, Carbapenem không có tác dụng trên Enterococcus faecium, methicillin-resistant Staphylococcus aureus (MRSA) và Stenotrophomonas maltophilia.

Tác dụng của thuốc Carbapenem (imipenem, meropenem) là sử dụng trong nhiễm khuẩn mức độ từ trung bình đến nặng trong nhiễm khuẩn bệnh viện và nhiễm đồng thời nhiều loại vi khuẩn. Các thử nghiệm trên lâm sàng đã chứng minh được hiệu quả của imipenem và meropenem trong điều trị các nhiễm khuẩn trung bình đến nặng gồm:

Meropenem được chỉ định sử dụng trong điều trị viêm màng não nhưng imipenem thì lại chống chỉ định vì nguy cơ gây ra các cơn co giật.

Doripenem là kháng sinh Carbapenem mới nhất được FDA Hoa Kỳ chấp thuận vào năm 2007. Doripenem được chỉ định sử dụng trong điều trị nhiễm khuẩn ổ bụng biến chứng và nhiễm khuẩn đường tiết niệu biến chứng, bao gồm cả viêm thận và bể thận.

3. Lưu ý khi dùng kháng sinh Carbapenem

  • Mọi thuốc Carbapenem đều hấp thu kém qua đường uống vì vậy thuốc chỉ được sử dụng bằng đường tiêm.
  • Thời gian bán thải của các Carbapenem (bao gồm imipenem, meropenem, doripenem) là khoảng 1 giờ nên Carbapenem cần dùng ít nhất 3 lần/ ngày.
  • Imipenem và meropenem đều có thể thấm vào dịch não tủy ở bệnh nhân mắc viêm màng não do các Carbapenem này đều có thể tích phân bố lớn và thấm tốt vào các mô hay cơ quan bị nhiễm khuẩn.
  • Cần điều chỉnh liều hoặc cân nhắc khoảng cách đưa liều khi sử dụng thuốc Carbapenem trên bệnh nhân bị suy giảm chức năng thận. Vì bệnh nhân bị suy thận giai đoạn cuối sẽ phải trải qua lọc máu nhân tạo nên các imipenem, cilastatin và meropenem bị thải trừ đáng kể qua màng lọc, tuy nhiên chỉ một lượng nhỏ imipenem bị thải trừ trong thẩm phân phúc mạc (khoảng 3 - 5%).
  • Imipenem không thích hợp trong truyền kéo dài, khoảng 3 - 4 giừ vì tính kém bền vững khi ở dạng dung dịch hoàn nguyên.
  • Như Imipenem, Meropenem cũng không thích hợp trong truyền kéo dài vì tính kém bền vững.
  • Khi pha loãng Doripenem ở nhiệt độ phòng thì thời gian ổn định của dung dịch là khoảng 12 giờ. Với tính ổn định cao này nên Doripenem được sử dụng trong truyền kéo dài để cải thiện hiệu quả và giảm tối đa sự kháng thuốc của vi khuẩn.

4. Độ an toàn của thuốc kháng sinh nhóm carbapenem

Các Carbapenem nhìn chung đều có độ an toàn cao và dung nạp tốt qua đường truyền, tuy nhiên cần lưu ý điều chỉnh liều dùng phù hợp đối với từng Carbapenem.

  • Imipenem có nguy cơ gây co giật nên tổng liều dùng hàng ngày được khuyến cáo là không vượt quá 50mg/ kg/ ngày hoặc 4g/ ngày ở người có chức năng thận hoàn toàn bình thường. Các tác dụng phụ gây ra trên đường tiêu hóa có thể là các triệu chứng như buồn nôn hoặc nôn, tiêu chảy. Các tác dụng phụ này sẽ phụ thuộc vào liều dùng của người bệnh;
  • Meropenem an toàn hơn Imipenem vì nguy cơ co giật ở liều cao thấp hơn so với Imipenem. Meropenem gây ra tác dụng phụ trên đường tiêu hóa không phụ thuộc vào liều dùng. Với độ an toàn khi sử dụng ở liều cao và độc tính gây ra trên hệ thần kinh thấp hơn cho phép nên Meropenem được chỉ định sử dụng trong điều trị viêm màng não;
  • Doripenem là loại ít gây ra nguy cơ co giật nhất so với các Carbapenem khác. Tác dụng phụ hay gặp là các triệu chứng trên đường tiêu hóa như buồn nôn hoặc nôn, tiêu chảy.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe