Cyanocobalamin là một dạng vitamin B12 nhân tạo, có công dụng ngăn ngừa và điều trị tình trạng thiếu hụt vitamin B12 trong máu. Cyanocobalamin cần được kê đơn từ bác sĩ/ dược sĩ để đảm bảo hiệu quả khi sử dụng.
1. Cyanocobalamin công dụng là gì?
1.1. Cyanocobalamin là gì?
Cyanocobalamin là dạng vitamin B12 nhân tạo dùng theo đơn kê của bác sĩ, được chỉ định để ngăn ngừa và điều trị nồng độ vitamin B12 có trong máu thấp.
- Cyanocobalamin thuộc nhóm khoáng chất và Vitamin .
- Thành phần chính là Cyanocobalamin, tên thường hay gọi là vitamin B12.
- Cyanocobalamin được sản xuất theo nhiều dạng và hàm lượng khác nhau:
- Dạng viên nén: hàm lượng 100mcg, 250mcg, 500mcg, 1.000mcg.
- Dạng viên nén phát hành mở rộng hàm lượng 1.000mcg.
- Viên nén ngậm dưới lưỡi hàm lượng 2.500mcg.
- Dung dịch tiêm hàm lượng 1.000mcg trên ml.
- Xịt mũi hàm lượng 500mcg trên lần xịt.
1.2. Cyanocobalamin có tác dụng gì?
Cyanocobalamin có vai trò hết sức thiết yếu trong cơ thể chúng ta như:
- Dùng điều trị các bệnh về máu như thiếu máu ác tính, thiếu máu hồng cầu to (tự phát, hoặc sau khi cắt dạ dày).
- Chữa đau dây thần kinh tọa và đau dây thần kinh ở cổ – cánh tay hoặc đau do các bệnh về thần kinh.
- Điều trị trong thiếu hụt vitamin B12 do mắc bệnh Spru (tiêu hoá bị rối loạn, và làm cho cơ thể không hấp thụ được vitamin B12), bị tiêu chảy mỡ hoặc cắt 1 phần dạ dày, đang bị nhiễm giun móc.
- Dự phòng trong thiếu máu kết hợp với thiếu hụt Vitamin B12 ở những người bệnh bị cắt bỏ dạ dày hoặc cắt bỏ rộng hồi tràng và rối loạn hấp thu.
- Cyanocobalamin có thể dùng làm thuốc bổ cho người bệnh mệt mỏi.
Chống chỉ định:
- Người bệnh quá mẫn với các thành phần có trong Cyanocobalamin và nhạy cảm với Coban.
2. Liều dùng của Cyanocobalamin
Liều dùng Cyanocobalamin ở người lớn:
- Người lớn trên 19 tuổi: Dùng 2,4mcg.
- Phụ nữ đang mang thai: Dùng 2,6mcg.
- Phụ nữ đang cho con bú: Dùng 2,8mcg.
- Chế độ ăn uống bổ sung: 50 đến 6.000mcg trên ngày.
Trẻ em:
- Trẻ từ 0 đến 6 tháng: Dùng 0,4mcg.
- Trẻ từ 7 đến 12 tháng: Dùng 0,5mcg.
- Trẻ em từ 1 đến 3 tuổi: Dùng 0,9mcg.
- Trẻ em từ 4 đến 8 tuổi: Dùng 1,2mcg.
- Trẻ em từ 9 đến 13 tuổi: Dùng 1,8mcg.
- Trẻ em trên 14 tuổi: Dùng 2,4mcg.
Điều trị thiếu máu ác tính:
Liều dùng cho người lớn:
- Khuyến cáo của nhà sản xuất: 100mcg dùng tiêm bắp hoặc tiêm dưới da một lần mỗi ngày trong 6 đến 7 ngày, sau đó cách ngày cho 7 liều, tiếp đó 3 đến 4 ngày trong 2 đến 3 tuần, sau đó sẽ dùng hàng tháng.
- Liều tiêm thay thế: 1.000mcg dùng tiêm bắp hoặc tiêm dưới da một lần mỗi ngày trong vòng 7 ngày,
- Dạng xịt mũi: 500mcg (1 lần xịt vào 1 lỗ mũi) dùng hàng tuần. Nếu người bệnh đang dùng bữa ăn nóng, nên xịt 1 giờ trước hoặc sau bữa ăn.
Liều dùng cho trẻ em:
- Liều 30 đến 50mcg tiêm bắp hoặc tiêm dưới da một lần mỗi ngày trong 2 tuần hoặc hơn với tổng liều là 1.000mcg đến 5.000mcg, dùng đồng thời với 1mg/ ngày axit folic trong vòng 1 tháng.
- Duy trì: Dùng 100mcg tiêm bắp hoặc tiêm dưới da hàng tháng.
Điều trị thiếu hụt vitamin B12:
Liều dùng cho người lớn:
- Liều khởi đầu dùng 30mcg tiêm bắp một lần mỗi ngày trong 5 đến 10 ngày.
- Duy trì: Dùng 100 đến 200mcg tiêm bắp hàng tháng.
- Liều nhỏ mũi: 500mcg dùng mỗi tuần một lần.
Xử lý khi quên liều:
- Trong trường hợp người bệnh lỡ quên một liều Cyanocobalamin hãy dùng càng sớm càng tốt (thường thì có thể uống cách 1 đến 2 giờ so với giờ đã được bác sĩ yêu cầu). Nhưng nếu thời gian đã quá gần với liều kế tiếp, người bệnh hãy bỏ qua liều đã quên và dùng liều Cyanocobalamin kế tiếp vào thời điểm đã quy định. Lưu ý là không dùng gấp đôi liều lượng đã quy định để bù cho liều đã quên.
Xử trí khi quá liều:
- Cyanocobalamin chứa Vitamin B12 là một loại vitamin tan trong nước, vì vậy chúng khá an toàn ngay cả khi dùng ở liều cao. Tuy nhiên, việc bổ sung quá nhiều Cyanocobalamin có thể sẽ gây ra một số những tác dụng phụ nghiêm trọng lên từng nhóm đối tượng nhất định.
- Trong trường hợp khẩn cấp, hãy gọi ngay cho Trung tâm cấp cứu 115 hoặc đến trạm Y tế địa phương gần nhất để được hướng dẫn xử lý.
3. Lưu ý khi dùng Cyanocobalamin
- Vitamin B12 có rất nhiều tên biệt dược, hàm lượng và dạng bao bì. Người bệnh cần phải đọc kỹ hướng dẫn sử dụng cẩn thận, vì hàm lượng vitamin B12 có thể sẽ khác nhau ở từng sản phẩm.
- Vitamin C (axit ascorbic) có thể làm giảm lượng vitamin B12 người bệnh hấp thụ. Vì vậy, tránh dùng liều lớn vitamin C trong khoảng 1 giờ trước, hoặc sau khi dùng Cyanocobalamin có Vitamin B12.
- Người bệnh không nên dùng Cyanocoba Mide nếu bị dị ứng với coban hoặc mắc bệnh Leber. Cyanoacetamide có thể gây tổn thương đến dây thần kinh thị giác (và có thể sẽ gây mù) ở những người bị bệnh Leber.
Trước khi dùng Cyanocobalamin người bệnh nên:
- Báo với bác sĩ, nếu bị dị ứng với vitamin B12 hoặc bất kỳ loại hay thảo dược hay thực phẩm chức năng nào khác.
- Báo với bác sĩ nếu người bệnh đang mang thai và dự định có thai hoặc đang cho con bú.
Lưu ý khi dùng cho người đang mang thai hoặc cho con bú:
- Cyanocobalamin được xem là tương đối an toàn khi dùng trong thai kỳ hay ở người đang nuôi con bú. Trên thực tế, các tổ chức khuyến nghị mẹ bầu đang ăn chay hoàn toàn hoặc một phần nên bổ sung thêm vitamin B12 để phòng tránh nguy cơ bị thiếu hụt. Tuy nhiên, như bất kỳ loại thuốc hay thực phẩm bổ sung nào, người bệnh trước khi dùng hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để cân nhắc giữa lợi ích với nguy cơ khi dùng.
- Cyanocobalamin được phân phối trong sữa mẹ nhưng an toàn đối với trẻ bú mẹ.
4. Tác dụng phụ của Cyanocobalamin
- Khó thở (ngay cả người bệnh khi gắng sức nhẹ), bị sưng tấy hoặc tăng cân nhanh chóng.
- Bị đau ngực.
- Nóng, bị đỏ và đau bất thường ở cánh tay hoặc chân.
Tác dụng phụ thường hay gặp:
- Nhức đầu hoặc chóng mặt và yếu.
- Buồn nôn và đau bụng hay tiêu chảy.
- Tê hoặc ngứa ran, phát ban;
- Sốt hoặc đau khớp và sưng lưỡi
Không phải người bệnh nào khi dùng Cyanocobalamin cũng gặp các tác dụng phụ như trên. Nếu người bệnh có bất kỳ thắc mắc nào về tác dụng phụ, hãy tham khảo thêm ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ.
5. Tương tác Cyanocobalamin
Cyanocobalamin không có sự tương tác nghiêm trọng nào được biết đến với các loại thuốc khác.
Tương tác Cyanocobalamin vừa phải như:
- Dichlorphenamide.
- Cyanocobalamin có sự tương tác nhỏ với ít nhất là 71 các loại thuốc khác nhau.
6. Cách bảo quản Cyanocobalamin
- Thời gian bảo quản Cyanocobalamin là 36 tháng kể từ ngày sản xuất.
- Bảo quản Cyanocobalamin ở nơi khô ráo, thoáng mát, nhiệt độ không quá 30°C, trong bao bì gốc và tránh ánh sáng, môi trường có tính acid.
- Để xa tầm với của trẻ nhỏ và vật nuôi trong nhà.
- Trước khi dùng Cyanocobalamin nên xem kỹ hạn dùng của thuốc. Tuyệt đối không được dùng Cyanocobalamin khi đã hết hạn sử dụng được in trên bao bì.
Những thông tin cơ bản về Cyanocobalamin trong bài viết trên chỉ mang tính chất tham khảo. Cyanocobalamin cần sự kê đơn nên người bệnh không tự ý sử dụng, mà hãy liên hệ trực tiếp với bác sĩ chuyên khoa để có đơn kê phù hợp, đảm bảo an toàn cho sức khỏe.