Lưu ý khi chụp CT phổi

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Thạc sĩ, Bác sĩ Trịnh Thị Phương Nga - Bác sĩ Chẩn đoán hình ảnh - Khoa Chẩn đoán hình ảnh và Y học hạt nhân - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City.

Chụp CT phổi là chẩn đoán cần thiết để phát hiện những tổn thương tại phổi mà những thiết bị khác khó có thể chẩn đoán chính xác được. Tuy nhiên, cũng có một số điểm cần lưu ý trước khi chụp CT phổi.

1. Những lưu ý khi chụp CT phổi

1.1. Nhược điểm của chụp cắt lớp phổi

Một điều rất đáng quan tâm đối với những người chụp cắt lớp phổi đó là người chụp phải chịu một lượng tia X xâm nhập vào cơ thể, loại tia này có ảnh hưởng trực tiếp đối với sức khỏe, là nguy cơ gây nên bức xạ ở người.

Tuy nhiên, nhiều người cảm thấy lo lắng không biết chụp CT phổi có hại không. Theo đánh giá từ chuyên gia, về cơ bản chụp CT phổi vẫn là giải pháp Y khoa an toàn với nguy cơ rủi ro thấp. Tuy nhiên, bạn cần được sự tư vấn từ các chuyên gia,ì nếu không thật sự cần thiết thì không nên lạm dùng việc chụp cắt lớp.

1.2. Nhóm đối tượng cần tránh chụp CT phổi

Thông báo đến bác sĩ nếu đang cho con bú, phụ nữ trong thời kỳ thai sản hoặc nghi ngờ mang thai. Bà bầu và trẻ nhỏ: là đối tượng khá nhạy cảm với những ảnh hưởng từ tia X, bởi thế mà đối với việc chụp cắt lớp phổi là không nên. Nó có thể gây ra những ảnh hưởng xấu cho thai nhi.

Những đối tượng có các triệu chứng hoặc tiền sử bệnh lý: tiểu đường, hen suyễn, tim mạch, thận, dị ứng thuốc hoặc đang trong quá trình sử dụng thuốc điều trị bất kỳ bệnh lý khác cần báo cho bác sĩ trước khi thực hiện chụp CT phổi.

Người dị ứng với chất cản quang là một loại thuốc được tiêm vào cánh tay của người chụp trước khi tiến hành việc chụp cắt lớp, với mục đích thấy rõ hơn một mô hoặc phần bị tổn thương khi được thể hiện trên hình. Việc dị ứng với loại thuốc này sẽ khiến cơ thể người sinh ra một số phản ứng như nổi ngứa, phát ban nghiêm trọng hơn có thể ảnh hưởng đến tính mạng.


Bệnh nhân có tiền sử bị hen suyễn nên báo cho bác sĩ trước khi chụp CT phổi
Bệnh nhân có tiền sử bị hen suyễn nên báo cho bác sĩ trước khi chụp CT phổi

1.3. Quy trình chụp CT phổi

Việc chụp CT phổi được diễn ra theo một quy trình thống nhất và có những yêu cầu riêng của nó đối với người thực hiện bao gồm các công việc như:

● Mặc đồ thoải mái khi chụp, loại bỏ những đồ trang sức, vật dụng trên người.

● Bệnh nhân cần trung thực trong việc khai báo trước quá trình chụp về tiền sử bệnh của mình, tình trạng có thai hoặc không.

● Một số trường hợp bệnh nhân cần tiêm thuốc cản quang theo yêu cầu của bác sĩ trước khi lên bàn chụp. Trường hợp này bệnh nhân cần nhịn ăn trước 4 - 6 giờ nếu phải tiêm thuốc

● Bệnh nhân lên bàn chụp, thực hiện các yêu cầu của bác sĩ về tư thế, việc nín thở... nhằm có được chất lượng hình ảnh chụp cao. Trong quá trình này, bạn sẽ ở một mình một không gian phòng chụp.

● Sau khi chụp, cần chú ý đến hoạt động của bệnh nhân nhằm kịp thời xử lý những trường hợp không may xảy ra.

● Quy trình chụp cắt lớp phổi thông thường sẽ kéo dài trên 30 phút và không phải chờ lâu vì hình ảnh chụp sẽ được cho ra ngay trên màn hình vi tính

● Bác sĩ trả kết quả, đọc và in ra cho bệnh nhân.

2. Chụp CT phổi có phải nhịn ăn không?

Theo giải đáp từ các chuyên gia chụp CT phổi có cần nhịn ăn không tùy thuộc vào 2 yếu tố cơ bản sau:

- Vị trí thực hiện chụp CT phổi

Tùy vào bộ phận cần kiểm tra bằng phương pháp chụp CT bác sĩ sẽ chỉ định nên nhịn ăn hay không. Cụ thể:

● Đầu/ xoang/ cột sống/ tứ chi: Không cần phải nhịn ăn.

● Cổ/ ngực/ bụng/ khung xương chậu: Nhịn ăn 4 tiếng trước khi chụp.

- Có/ Không sử dụng thuốc cản quang:

● Có dùng thuốc cản quang: Nhịn ăn 4 – 6 tiếng trước khi chụp CT phổi.

● Không dùng thuốc cản quang: Bệnh nhân không cần nhịn ăn.

Như vậy, để biết chính xác chụp CT phổi có cần nhịn ăn hay không bạn nên lựa chọn địa chỉ uy tín để được thăm khám và tư vấn trực tiếp từ bác sĩ chuyên khoa trước khi thực hiện.


Bệnh nhân kiểm tra chụp CT phổi tại cổ sẽ được chỉ định nhịn ăn
Bệnh nhân kiểm tra chụp CT phổi tại cổ sẽ được chỉ định nhịn ăn

3. Địa chỉ chụp CT phổi

Nên chọn các cơ sở y tế lớn, có uy tín không chỉ trong hệ thống các bệnh viện nói chung mà còn phải nổi bật, đi đầu trong lĩnh vực chẩn đoán, điều trị ung thư phổi.

Trong ngành Y học hiện nay, việc chụp CT phổi không phải là vấn đề khó khăn, đặc biệt đối với các bệnh viện lớn có trang bị các thiết bị y tế đầy đủ. Tuy nhiên, những bất cập khi phải thăm khám ở các bệnh viện nhà nước như quy trình rườm rà, thủ tục rắc rối, số lượng người đông... gây tốn kém thời gian cho người bệnh. Chính vì thế, chúng tôi giới thiệu đến bạn địa chỉ Bệnh viện Đa khoa quốc tế Vinmec.


Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec cung cấp gói Tầm soát ung thư phổi
Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec cung cấp gói Tầm soát ung thư phổi

Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec đã và đang trở thành một địa chỉ uy tín trong sàng lọc ung thư phổi, hiện bệnh viện đang triển khai gói Gói Tầm soát ung thư phổi với những ưu điểm vượt trội sau:

● Đội ngũ bác sĩ là những chuyên gia trong điều trị ung thư phổi, chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm.

● Hợp tác chuyên môn toàn diện với các bệnh viện trong nước, quốc tế: Singapore, Nhật, Mỹ,..

● Điều trị, chăm sóc người bệnh toàn diện, phối hợp đa chuyên khoa theo hướng cá thể hóa từng người bệnh.

● Có đầy đủ các phương tiện chuyên môn để chẩn đoán xác định bệnh và xếp giai đoạn trước điều trị: Nội soi, CT scan, PET-CT scan, MRI, chẩn đoán mô bệnh học, xét nghiệm gen - tế bào,...

● Có đầy đủ các phương pháp điều trị chủ đạo bệnh ung thư: phẫu thuật, trị xạ, hóa chất, ghép Tế bào gốc...

Hiện nay tại tất cả các bệnh viện Vinmec đều đang triển khai áp dụng kỹ thuật chụp CT phổi. Hiện có 07 cơ sở bệnh viện Vinmec tập trung ở những thành phố lớn trên cả nước như Hà Nội, Hồ Chí Minh, Đà Nẵng.....

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe