Lượng sữa cho bé 5 tháng tuổi bao nhiêu là đủ? Mẹ đang băn khoăn không biết bao nhiêu là đủ cho con bú. Việc con bú không đủ sữa sẽ làm cho mẹ cảm thấy vô cùng lo lắng. Hãy cùng đọc thêm bài viết dưới đây để hiểu thêm thông tin cần biết về lượng sữa cho bé 5 tháng tuổi.
1. Lượng sữa cho bé 5 tháng tuổi bao nhiêu là đủ?
Sữa mẹ đóng một vai trò rất quan trọng trong sự phát triển toàn diện của trẻ. Nguồn sữa đầu tiên đặc biệt là sữa mẹ thì cực kỳ quan trọng đối với trẻ sơ sinh. Tuy nhiên, đối với những bà mẹ có lượng sữa ít hoặc không đủ cung cấp cho nhu cầu của trẻ thì bé buộc phải uống thêm sữa ngoài. Đối với cả 2 trường hợp, việc biết trẻ cần bao nhiêu sữa là rất quan trọng.
Trong từng thời điểm thì lượng sữa của trẻ sẽ khác nhau, do vậy lượng sữa cho trẻ 5 tháng tuổi cũng khác. Vậy bé 5 tháng tuổi bú bao nhiêu là đủ? Theo chuyên gia, lượng sữa cho bé 5 tháng tuổi là vào khoảng 90 - 120ml sữa/ cữ và 5 - 6 cữ/ ngày. Mỗi cữ sẽ cách nhau khoảng 4h là phù hợp nhất.
2. Dấu hiệu bé no, bú đủ sữa
Khi bé đã bú no sẽ có những dấu hiệu để mẹ nhận biết và dừng cho bé bú và nếu tiếp tục cho bé bú có thể gây nôn/trớ. Những dấu hiệu mà mẹ có thể dễ dàng nhận ra, chẳng hạn như:
- Bé ngừng bú và quay đầu khỏi ti mẹ và nhả núm vú ra ngoài.
- Bé dễ bị phân tâm từ những thứ xung quanh vì khi đó đã no rồi, bé chưa no rất tập trung khi bú.
- Ngực của mẹ sẽ không còn cảm giác cứng hay chảy sữa.
- Giấc ngủ của bé liền mạch: Nếu bé ngủ được giấc trên 45 - 60 phút (45 phút là thời gian tối thiểu cho một giấc ngủ của trẻ sơ sinh) thì đó là tín hiệu lượng sữa con ăn vào đủ cho hoạt động ngủ và chơi của con.
Khi cho bé bú mẹ thì không nên cho bé bú quá 2/3 thể tích dạ dày nếu không bé sẽ bị ọc sữa. Trong 72 giờ đầu tiêu sau sinh mẹ sẽ tiết sữa non với nhiều dưỡng chất đặc biệt và sữa này sẽ giúp bé tăng cường hệ miễn dịch trong 6 tháng đầu tiên vì vậy mẹ cần phải cho bé bú sữa này.
3. Dấu hiệu của bé bú không đủ sữa
3.1. Thời gian bú của con quá ngắn hoặc là quá dài
Mặc dù thời gian bú của mỗi bé là khác nhau nhưng trung bình là vào khoảng 10 – 20 phút/ cữ bú. Nếu con bú quá lâu trên 1 giờ là thời gian bú quá dài và ngắn hơn 10 phút là thời gian bú quá ngắn, việc này sẽ không đủ lượng sữa cho bé.
3.2. Bé chậm tăng cân
Dấu hiệu bé bị sụt cân và chậm tăng cân là dấu hiệu rõ nhất cho việc bé bú không đủ sữa. Sau từ 10 đến 14 ngày tuổi thì cân nặng của bé trở về với lúc mới sinh và bắt đầu tăng cân. Cụ thể:
- Từ 0 đến 3 tháng bé tăng 100 – 200g/ tuần
- Từ 3 đến 6 tháng bé tăng 100 – 140g/ tuần
- Từ 6 đến 12 tháng bé tăng 60 – 100g/ tuần
Đôi khi bé ốm bị sụt cân thì đó là bình thường. Nhưng nếu bé sụt cân quá nhiều và không tăng cân hoặc tăng quá chậm thì đó là dấu hiệu bé bú không đủ sữa.
3.3. Sữa mẹ tiết ra không tăng sau nhiều ngày
Lúc mới sinh thì sữa mẹ có thể chưa tiết ra được nhiều nhưng lượng sữa sẽ được cải thiện vài ngày sau đó. Cụ thể là sau 3 – 4 ngày sau sinh sữa mẹ về nhiều hơn, màu trắng đục. Nếu sữa mẹ tiết ra không thấy tăng lên thì tức là mẹ sẽ không đủ sữa cho con và bé bú cũng không đủ.
3.4. Ngực mẹ bị mềm đi, xẹp xuống
Nếu ngực của mẹ bị xẹp xuống hay mềm đi vào giai đoạn cho con bú thì đó chính là dấu hiệu sữa bị giảm lượng, bé có thể bú không đủ.
3.5. Bụng và núm vú của mẹ sẽ bị đau khi cho con bú
Hiện tượng đau bụng và núm vú khi đang cho con bú cũng là do cho bé ngậm đầu ti sai vị trí. Điều đó đang cảnh báo rằng mẹ cho con bú sai cách và đồng nghĩa với việc có thể bé nhà bạn đang bú không đủ sữa.
3.6. Bé bú xong mẹ không có cảm giác bị “châm kim”
Sau khi cho bé bú xong thì mẹ thường xuyên có cảm giác “châm kim” hoặc là ngứa một chút ở đầu ngực. Sau khi bé bú xong mẹ cũng không có cảm giác này thì là do lượng sữa mẹ giảm đi và bé cũng bú không đủ.
3.7. Một số dấu hiệu của bé bú không đủ sữa khác
Nếu bú thiếu sữa và bị đói thì bé sẽ biết thể hiện hơn nhu cầu của mình qua các dấu hiệu rõ rệt như sau:
- Bé vùi đầu và đập tay vào ngực của người đang bế ẵm
- Bé gây nên sự chú ý bằng cách dằng kéo quần áo
- Bé di chuyển tay chân và khua khoắng liên tục
- Bé có thể quấy khóc, rên rỉ và khó chịu
- Mắt bé không ngừng cử động kể cả khi bé vẫn đang nhắm.
- Bé tỉnh giấc khi đang ngủ và rồi sau đó ngay lập tức ngủ thiếp đi rất nhanh
Nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu chính là phương pháp nuôi dưỡng trẻ sơ sinh tối ưu và được khuyến khích trên toàn thế giới bởi nó mang lại nhiều lợi ích tuyệt vời cho cả mẹ và bé. Tuy nhiên, không phải bà mẹ nào cũng nắm rõ được những kiến thức về nuôi con bằng sữa mẹ, đặc biệt là các chị em lần đầu được thực hiện thiên chức làm mẹ thiêng liêng.
4. Những lưu ý để biết bé 5 tháng bú bao nhiêu là đủ
- Thời gian cho bé bú mỗi cữ là vào khoảng 20 - 30 phút giúp cho tuyến vú của mẹ tiết ra nhiều hơn
- Cho bé bú theo nhu cầu trong 6 tháng đầu và không nên ép bé bú theo quy định của bố mẹ
- Nên đặt đầu ti của mẹ phía đầu miệng của trẻ và không cố nhấn ti vào đầu lưỡi trẻ
- Bế bé bú sao cho phần đầu sẽ cao hơn phần thân còn lại
- Chọn bình và núm bú phải an toàn cho trẻ
- Nên lựa chọn núm vú vừa với độ tuổi và kích thước vừa miệng của trẻ
- Nên thường xuyên thay núm bú cho trẻ
- Thực hiện đúng các bước vệ sinh bình bú đối với bé
- Không nên cho bé bú khi bé đang khóc,...
5. Những lưu ý dành cho mẹ khi mẹ cho bé bú
Việc cho bé bú tưởng chừng như đơn giản và cũng là một bản năng của người mẹ. Nhưng những lưu ý liên quan đến vấn đề này thì mẹ cũng cần phải nắm rõ để con yêu có thể nhận được những dòng sữa trọn vẹn nhất.
- Trong mỗi cữ, mẹ cũng không nên cho trẻ bú quá 2/3 thể tích của dạ dày, nếu không, bé sẽ bị ọc và trớ sữa. Để an toàn thì sau khi bú nếu mẹ vẫn thấy trẻ đói thì mẹ nên vỗ ợ hơi rồi cho bé bú tiếp.
- Tùy vào nhu cầu của mỗi trẻ mà mẹ hãy cân nhắc là có nên cho bé bú thêm cữ đêm hay không. Bởi lẽ, bé cần được ngủ đủ giấc và đúng cử từ 10 giờ đêm – 3 giờ sáng nhằm đáp ứng sự phát triển trí não và thể trạng của mình.
- Trong khoảng 72 giờ đầu tiên thì mẹ sẽ tiết ra lượng sữa non với rất nhiều dưỡng chất và đặc biệt, lượng sữa này có thể tăng cường hệ miễn dịch của bé yêu trong vòng suốt 6 tháng đầu tiên.
- Nếu trẻ không chịu bú theo cữ thì mẹ cũng không nên ép trẻ quá mà mẹ có thể dựa vào nhu cầu để cho trẻ bú. Không nên quá ép bé mà tạo nên tâm trạng sợ hãi và bỏ bú.
- Khoảng 2 tuần đầu tiên khi sinh thì trẻ sẽ có hiện tượng sụt cân sinh lý vì chưa thích nghi được với môi trường bên ngoài. Tuy nhiên, bé sẽ tăng cân lại bình thường sau hơn 1 tuần nên mẹ cũng đừng quá lo lắng nhé.
- Đối với trẻ sinh non và trẻ nhẹ cân thì trong giai đoạn 1 đến 2 tháng tuổi, mẹ không nên thực hiện việc cho bé ăn hoàn toàn theo nhu cầu mà không có sự theo dõi về lượng sữa mà bé ăn. Trong trường hợp này, mẹ cần phải có sự tư vấn của bác sĩ dinh dưỡng để có một lịch ăn phù hợp với trẻ sinh non để bé có thể theo kịp đà tăng trưởng.
6. Sự phát triển về cân nặng của trẻ 5 tháng tuổi
Trung bình mỗi tuần bé 5 tháng tuổi sẽ tăng ít nhất là 125gram và nặng khoảng 6.1kg đến 7.8kg đối với bé gái; 6.7 - 8.4kg đối với bé trai. Thể trạng của mỗi bé sẽ khác nhau. Có những bé vận động nhiều hơn nên cơ thể của bé có phần săn chắc hơn. Trái lại có những bé bụ bẫm hơn do vậy bố mẹ nên dựa vào cân nặng để phán đoán được sức khỏe của trẻ. Đối với những bé có cơ thể săn chắc thì sức khỏe cũng được cho là tốt hơn so với những bé mập. Vậy nên, bố mẹ hãy thường xuyên hỗ trợ cho trẻ vận động để bảo vệ sức khỏe và sự phát triển của trẻ. Quyết định cho bao nhiêu là đủ là ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển về cân nặng.
Nguồn tham khảo: mamamy.vn
Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.