Sen vốn là một biểu tượng cho sự thuần khiết của truyền thống Phật Giáo. Từ lâu, sen đã được sử dụng phổ biến trong nền Y Học Cổ Truyền phương Đông và nổi tiếng với nhiều công dụng sức khỏe tuyệt vời, chẳng hạn như làm đẹp da, ngăn ngừa ung thư, chống viêm và kiểm soát mức đường huyết hiệu quả.
1. Lịch sử lâu đời của sen
Cây sen – một loài thực vật mạnh mẽ, được sử dụng rộng rãi trong nền y học cổ truyền Đông Nam Á và nền ẩm thực của nhiều nơi trên thế giới. Hoa sen được biết đến với danh hiệu là “quốc hoa” của nước Ấn Độ, đồng thời là một biểu tượng cho sự thuần khiết trong truyền thống Phật Giáo và Ấn Độ giáo.
Hoa sen là loài cây sống lâu năm, có hình giống như chiếc bát và thường dễ bị nhầm lẫn với hoa súng. Hiện nay, sen có hơn 100 loài khác nhau. Loài cây này đã được nhiều nghiên cứu khoa học tiếp cận nhằm tìm ra phương pháp điều trị bệnh tiềm năng. “Ăn hạt sen có tốt không?” là thắc mắc được rất nhiều người quan tâm.
2. Lợi ích của sen đối với sức khỏe
Sen không chỉ đẹp mà còn mang đến một số lợi ích sức khỏe ấn tượng:
2.1. Ngăn chặn tình trạng tiêu chảy
Với thắc mắc “ăn hạt sen có tốt không?” thì câu trả lời là có. Sen không chỉ tốt cho sức khỏe mà còn giúp ngăn chặn tình trạng tiêu chảy hiệu quả.
Để thử áp dụng phương pháp điều trị bệnh tiêu chảy tự nhiên này, bạn có thể lấy một lượng vừa đủ hạt sen và ngâm trong nước ấm khoảng vài giờ, sau đó bỏ thêm một chút đường phèn để gia tăng thêm hương vị và sử dụng.
Lưu ý: Những người mắc bệnh táo bón nên tránh sử dụng ngó sen.
2.2. Giúp giảm lượng đường huyết và mức cholesterol cao trong máu
Củ sen có chứa nhiều chất xơ và carbohydrate phức hợp. Khi kết hợp cả 2 thành phần này với nhau có thể giúp bạn kiểm soát tốt được mức cholesterol và lượng đường trong máu.
Ngoài ra, chất xơ và carbohydrate phức hợp trong củ sen cũng có thể giúp bạn duy trì quá trình tiêu hóa chậm và ổn định hơn.
2.3. Giảm viêm hiệu quả
Tình trạng viêm thường đi kèm với cảm giác nóng trong người. Đây là 1 triệu chứng hoặc tác dụng phụ khó chịu của nhiều tình trạng sức khoẻ, có thể xảy ra do chấn thương hoặc tiếp xúc với các hóa chất độc hại.
“Ăn hạt sen có tốt không?”. Một nghiên cứu mới đây đã cho thấy, việc ăn hạt của 2 giống sen trắng và sen đỏ có thể giúp bạn giảm viêm hiệu quả. Trong tâm hạt sen có chứa hai polysaccharide, có tác dụng chống viêm và chống oxy hóa mạnh mẽ.
2.4. Giúp bổ sung các chất dinh dưỡng cho cơ thể
Thân cây sen có chứa nhiều khoáng chất cùng các loại chất dinh dưỡng quan trọng, điển hình là vitamin C. Trong cơ thể, vitamin C là một chất không thể thiếu đối với các chức năng hoạt động. Ngoài ra, thân cây sen còn rất giàu kali, giúp điều hòa huyết áp hiệu quả.
Từ lâu, củ sen đã trở thành một nhiên liệu phổ phổ biến trong nhiều món ăn Châu Á và có thể được chế biến theo nhiều cách khác nhau. Bạn có thể ăn củ sen luộc để nhận được các chất dinh dưỡng tốt nhất.
2.5. Đánh “bay” mụn
Bã nhờn tiết ra quá nhiều là nguyên nhân chính gây ra mụn, vì khi nó tích tụ có thể khiến cho các lỗ chân lông trên da bị tắc nghẽn và hình thành nên mụn trứng cá. Hoa sen được xem là một “trợ thủ” đắc lực, giúp bạn đấu tranh với những nốt mụn trứng cá đáng ghét. Bạn có thể thêm hoa sen vào trà xanh và thoa lên mặt để giúp làm giảm đáng kể lượng bã nhờn, từ đó góp phần làm thông thoáng các lỗ chân lông bị tắc nghẽn.
2.6. Giúp điều hoà chu kỳ kinh nguyệt
Lá sen và chiết xuất từ củ sen từ lâu đã được sử dụng trong nền Y Học Cổ Truyền Trung Quốc nhằm giúp điều hoà chu kỳ kinh nguyệt và cấm máu kinh. Một số nghiên cứu cũng cho thấy, uống nước củ sen hoặc ăn canh ngó sen có thể giúp phụ nữ tránh bị thiếu máu sau kỳ kinh nguyệt bằng cách kích quá trình tạo máu của cơ thể để thay thế cho lượng máu đã bị mất đi trong kỳ kinh.
2.7. Làm dịu cơn ho
Một phương pháp điều trị ho truyền thống từ sen mà bạn có thể áp dụng là trộn bột hạt sen với mật ong.
2.8. Ngăn chặn sự phát triển của ung thư
Một nghiên cứu được tiến hành vào năm 2014 đã phát hiện ra rằng, 1 hợp chất hữu cơ tên là neferine, nằm trong phôi hạt sen có khả năng tiêu diệt và ngăn chặn sự lây lan của các tế bào ung thư phổi.
3. Một số nguy cơ tiềm ẩn khi ăn hạt sen
Qua những thông tin trên, chắc hẳn bạn đã có đáp án cho câu hỏi “ăn hạt sen có tốt không?”. Tuy nhiên, hạt sen mặc dù rất tốt cho sức khỏe nhưng đối với trẻ nhỏ khi ăn quá nhiều có thể gây dị ứng hạt sen. Trẻ bị dị ứng hạt sen là do hệ thống tiêu hoá của chúng còn quá nhạy cảm và non nớt, gây khó khăn trong việc hấp thụ các chất dinh dưỡng. Khi bị dị ứng hạt sen, trẻ thường có các triệu chứng như khó thở, mẩn đỏ, ngứa da, buồn nôn, tiêu chảy, đau bụng, thậm chí là sốc phản vệ.
Các mẹ cũng lưu ý không nên trộn lẫn hạt sen với cháo vì điều này có thể gây ra các tình trạng khó tiêu, biếng ăn, đầy bụng, nguy hiểm hơn là trẻ bị dị ứng hạt sen.
Nếu trẻ có các dấu hiệu và triệu chứng của dị ứng hạt sen, các bậc phụ huynh cần đưa trẻ đến phòng khám hoặc bệnh viện càng sớm càng tốt, nhằm tránh xảy ra những phản ứng nguy hiểm cho tính mạng, đặc biệt là tình trạng sốc phản vệ - có thể gây tử vong nếu không được cấp cứu kịp thời.
Đối với những người đang gặp phải các vấn đề về rối loạn tiêu hoá cũng cần thận trọng khi ăn hạt sen. Mặc dù hạt sen có khả năng kiện tỳ và giúp cải thiện các bệnh về đường tiêu hoá nhưng khi bạn ăn không đúng cách hoặc quá liều lượng cho phép thì có thể khiến cho tình trạng bệnh trở nên tồi tệ hơn, thậm chí gây ra các triệu chứng như đầy bụng, khó tiêu hoặc táo bón.
Đối với người mắc bệnh tim cũng nên hạn chế ăn hạt sen vì trong tâm sen có chứa alkaloid – 1 loại chất độc có thể gây huy hiểm đối với cơ thể. Nhằm đảm bảo an toàn cho sức khỏe, những người mắc bệnh tim nên sao tâm sen ngả sang màu vàng để khử độc trước khi sử dụng.
Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.
Nguồn tham khảo: healthline.com