Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ nội trú Hồ Thị Hồng Tho - Bác sĩ Nhi sơ sinh - Khoa Nhi - Sơ sinh - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Phú Quốc
Xây dựng một lịch trình sinh hoạt cho các bé là một việc làm mang tính cá nhân. Các tín hiệu mà bé đưa ra không giống nhau và bố mẹ cần làm quen cũng như nhận biết ở con mình các tín hiệu riêng để phát triển một thời khóa biểu liên quan đến thói quen ăn uống, giấc ngủ và vui chơi đáp ứng được nhu cầu của cả bé và các thành viên còn lại trong gia đình.
1. Nhu cầu của các trẻ từ 9 – 10 tháng tuổi là gì?
Để thiết lập một lịch trình hợp lý cho các bé từ 9 đến 10 tháng tuổi, điều đầu tiên mà bố mẹ cần làm là tìm hiểu nhu cầu của các bé gồm những gì để đáp ứng được chúng. Thông thường, hầu hết những trẻ 9 và 10 tháng tuổi cần:
- Thức ăn đặc 3 lần một ngày, cộng với khoảng 600 đến 1000 ml sữa mẹ hoặc sữa công thức trong khoảng thời gian 24 giờ. Ở độ tuổi này, trẻ có thể sẽ ăn nhiều loại thức ăn khác nhau và đóng vai trò tích cực trong giờ ăn bằng cách tự ăn và uống từ một chiếc cốc có ống hút.
- Tổng thời gian ngủ của trẻ khoảng 14 giờ ngủ trong một ngày - bao gồm giấc ngủ dài ban đêm và các giấc ngủ ngắn trong ngày. Bé từ 9 đến 10 tháng tuổi thường cần 2 giấc ngủ ngắn trong ngày vào buổi sáng và buổi chiều.
- Thời gian để chơi đùa, hình thành các kỹ năng mới và tương tác với mọi người xung quanh.
- Tham khảo ý kiến của các cặp vợ chồng khác có con trong độ tuổi từ 9 đến 10 tháng là một ý kiến hay. Dưới đây là một số các lịch trình hằng ngày được tham khảo từ các gia đình có con từ 9 đến 10 tháng tuổi.
Trắc nghiệm: các chỉ số cần chú ý về sự phát triển thể chất của trẻ
Chiều cao, cân nặng của bé ở từng giai đoạn nên là bao nhiêu là bình thường, bao nhiêu là bất thường? Cùng ThS.BS Ma Văn Thấm điểm lại xem bạn đã nắm được các chỉ số phát triển thể chất của bé chưa nhé!Nội dung trắc nghiệm được tham vấn chuyên môn cùng Thạc sĩ, Bác sĩ y khoa, Ma Văn Thấm , chuyên khoa Nhi , Phòng khám Đa khoa Quốc tế Vinmec Dương Đông(Phú Quốc)
2. Lịch ăn của trẻ 9 tháng tuổi với sữa mẹ
Trẻ 9 tháng tuổi vẫn có thể còn bú sữa mẹ. Lịch trình này được xây dựng chủ yếu dựa trên nhu cầu của trẻ. Tuy nhiên, chủ nhật trong tuần không theo lịch này vì trẻ được bố mẹ đưa đi chơi và sau đó dành cả ngày ở với ông bà
- Khoảng từ 6 đến 7 giờ sáng: Trẻ thức dậy và rúc vào giường với mẹ và bố. Mẹ cho trẻ bú, và sau đó bố mẹ thức dậy và mặc quần áo. Trẻ có thời gian chơi - trẻ thường bắt đầu trong nôi của mình và ăn nhẹ ngũ cốc trong khi chơi. Bố dành nhiều thời gian để chơi với trẻ nhiều nhất có thể trước khi đi làm. Tùy thuộc vào thời gian đi làm và mẹ cần hoàn thành bao nhiêu việc trong ngày hôm đó (việc nhà, v.v.) mà mẹ có thể ngủ tiếp cho đến khi bố rời đi.
- Khoảng 8 giờ: Bữa sáng với hoa quả. Trẻ 9 tháng tuổi không còn ăn nhiều thức ăn trẻ em, nên có thể ăn cùng với sữa chua, trái cây nhỏ, và thêm ngũ cốc. Sau khi ăn xong, trẻ thích chơi với đủ loại đồ chơi trên sàn nhà, đi vòng quanh nhà nắm lấy ngón tay của mẹ, nhảy cầu cửa và nhờ mẹ đọc sách cho bé.
- Khoảng 9:30 hoặc 10 giờ sáng: Bú mẹ và ngủ trưa. Trẻ thường ngủ khoảng một giờ, nhưng có thể từ 45 phút đến hai giờ. Nếu có thời gian sau khi trẻ thức dậy, mẹ và bé sẽ cùng làm việc vặt hoặc đến thư viện. Khi ra ngoài, mẹ nên chuẩn bị cho trẻ một cốc đầy nước.
- Khoảng giữa trưa: Bữa trưa với một lọ trái cây hoặc rau dành cho trẻ em như một ít đậu Hà Lan, ngô, hoặc những miếng cà rốt nhỏ hoặc các loại rau khác để trẻ tự ăn. Mẹ có thể đưa cho trẻ những phần của bất cứ thứ gì mà mẹ đang ăn - có thể là một số viên pho mát, một phần bánh sandwich, hoặc mì ống và pho mát. Mẹ và bé đang cùng thử nhiều món ăn vặt hơn, vì đó là tất cả những gì trẻ muốn!
- Khoảng 1:30 chiều: Bú mẹ và ngủ trưa. Đây thường là giấc ngủ ngắn dài hơn của trẻ trong ngày - từ một đến hai giờ. Nếu mẹ thực sự mệt mỏi, mẹ sẽ ngủ với trẻ, và nếu trẻ thức dậy trước khi mẹ thức dậy, mẹ sẽ cho trẻ ngủ lại một chút .
- Khoảng 3 giờ chiều: Thêm thời gian vui chơi trong nhà, hoặc mẹ cùng bé đi dạo. Sau đó, nếu mẹ muốn nấu bữa tối và trẻ đòi mẹ, mẹ sẽ mở một trong những đĩa DVD yêu thích của trẻ. Tuy nhiên trẻ thường xem chúng mỗi ngày, và mẹ bắt đầu cảm thấy tồi tệ về điều đó, vì vậy bây giờ mẹ chỉ để cho bé xem vài lần mỗi tuần.
- Khoảng 3 giờ 30 hoặc 4 giờ chiều: Trẻ lại được bú mẹ.
- Khoảng 6 giờ chiều: Thời gian dành cho bữa tối - trẻ ăn bữa tối cùng với những miếng rau nhỏ, gạo, đậu, viên pho mát, ngũ cốc, thịt gà ... bất cứ thứ gì mà bố mẹ đang ăn mà trẻ có thể đang ăn.
- Mẹ hát cho trẻ nghe những bài hát yêu thích và thoa kem trị chàm cho trẻ trước khi mặc áo ngủ của trẻ.
- 7 đến 8 giờ tối: Đi ngủ. Cũi của trẻ được chuẩn bị gọn gàng và gắn vào giường của bố mẹ
- Các trẻ 9 tháng tuổi có thể ngủ liên tục đến sáng. Tuy nhiên một số trẻ vẫn thức dậy ít nhất ba lần một đêm để bú mẹ - đôi khi có thể lên đến 4 hoặc 6lần.
3. Lịch ăn cho trẻ 9 tháng tuổi với sữa công thức
Lịch trình này là một quy trình kết hợp giữa lịch làm việc của bố mẹ và thói quen của trẻ nhỏ. Hầu hết tất cả các ngày trong tuần bé được chăm sóc theo thời gian biểu bên dưới:
- 9 giờ sáng: Trẻ thức dậy, bập bẹ trong nôi khoảng 15 phút và tự nói chuyện với đồ chơi của mình.
- 9:15 sáng: Trẻ được thay tã và ra phòng khách chơi.
- 9:30 sáng: Thời gian dành cho bữa sáng với ngũ cốc, trái cây nhỏ và khoảng 150 ml sữa công thức.
- 11 giờ sáng: Trẻ được ngủ một giấc ngắn kéo dài khoảng một tiếng.
- Trưa: Bé thức dậy và sẵn sàng chơi. Tùy theo điều kiện thời tiết mà mẹ có thể quyết định đưa bé đi chơi ngoài trời với đồ chơi hay ở trong nhà. Các bé ở lứa tuổi này thường thích chơi với các khối và bò loanh quanh trong nhà.
- 1 giờ chiều: Bữa trưa cho trẻ với hai viên rau củ đông lạnh xay nhuyễn, một quả trứng bác, nửa miếng bánh mì nướng và trái cây - có thể là một phần tư quả mận được cắt thành nhiều miếng nhỏ.
- 2 giờ chiều: Trẻ được cho bú khoảng 150 ml sữa công thức.
- 3 giờ chiều: Ngủ trưa thêm một tiếng hoặc một tiếng rưỡi.
- 5 giờ chiều: Bữa tối – Thực đơn dành cho buổi tối bao gồm những miếng nhỏ rau và thịt gà, đôi khi một phần ngũ cốc khác và 150 ml sữa công thức.
- 7 giờ tối: Cho bé tự chơi để đốt hết năng lượng còn sót lại trong ngày.
- 8 giờ tối: Mẹ tắm cho bé.
- 8:30 tối: Bé được bú tiếp khoảng 150 đến 180 ml sữa công thức.
- 9 giờ tối: Nếu bé vẫn chưa ngủ sau khi bú bình, mẹ sẽ ru bé ngủ trong khi hát hoặc mở nhạc
4. Lịch ăn của trẻ 10 tháng tuổi còn bú sữa mẹ
- 6 giờ sáng: Trẻ thức dậy, nằm bú mẹ trong khoảng từ 15 đến 20 phút, sau đó được thay tã.
- 6:45 sáng: Ăn sáng. Trẻ ăn thức ăn trong khi mẹ pha cà phê và dọn dẹp những món ăn còn sót lại từ bữa tối hôm trước. Thức ăn cho trẻ là một ít trái cây xay nhuyễn và bột yến mạch vào buổi sáng.
- 7 đến 8 giờ sáng: Mẹ đi tắm và mặc quần áo trong khi trẻ tự chơi với đồ chơi trong sân chơi. Mẹ thường có thói quen mở cửa phòng tắm trong khi tắm để có thể để mắt đến trẻ. Sau khi tắm xong, mẹ dọn dẹp phòng và áo quần trong phòng riêng. Sau đó, mẹ mặc áo quần sạch cho trẻ và chải tóc cho trẻ.
- 8 giờ sáng: Mẹ bắt đầu ngày làm việc và trẻ chơi cùng bên cạnh. Một số trẻ rất giỏi trong việc tự chơi và điều đó thật may mắn khi mẹ có nhiều công việc cần giải quyết.
- 9 giờ sáng: Bữa ăn nhẹ. Mẹ cho trẻ bú từ 15 đến 20 phút. Sau đó, mẹ đặt trẻ trở lại để tự chơi.
- 10 giờ sáng: Ngủ trưa. Mẹ bế trẻ lên phòng và thay tã cho trẻ. Sau đó, mẹ đặt trẻ xuống cũi với chăn và gấu bông, bật máy phát nhạc và trẻ ngủ thiếp đi. Trong thời gian trẻ ngủ trưa, mẹ hoàn thành nhiều công việc nhất có thể.
- 11:30 sáng: Mẹ gọi bé dậy và thay tã cho trẻ, và trẻ chơi một lúc.
- Trưa: Giờ ăn trưa! Mẹ cho trẻ ăn rau và một số loại thịt. Nếu vẫn đói, trẻ có thể lấy một ít trái cây nhỏ và một vài chiếc bánh quy ít đường để tráng miệng.
- 12:30 tối: Mẹ cùng trẻ xem một chương trình truyền hình dành cho trẻ em.
- 1 giờ chiều: Thời gian tự chơi đùa của trẻ.
- 2 giờ chiều: Trẻ tiếp tục bú mẹ từ 15 đến 20 phút sau đó tự chơi nhiều hơn.
- 3 giờ chiều: Ngủ trưa.
- 4:30 chiều: Trẻ thức dậy. Mẹ thường hoàn thành công việc vào thời điểm này. Trẻ và mẹ chơi với đồ chơi của trẻ trong phòng khách hoặc đi ra ngoài. Mẹ nghĩ rằng trẻ cảm thấy nhàm chán với việc ở trong nhà suốt ngày
- 5:15 chiều: Bé bú mẹ trong 15 phút.
- 5:30 chiều: Mẹ đặt trẻ vào ghế ăn cho trẻ và cho trẻ ăn một số thức ăn nhẹ trong khi mẹ chuẩn bị cho bữa tối cho gia đình.
- 5:45 chiều: Giờ ăn tối của trẻ. Mẹ cho trẻ ăn một bữa tối với thực đơn tương tự như bữa trưa.
- 6 giờ tối: Bố và mẹ ăn tối. Trẻ hoặc tự chơi trong khi bố mẹ ăn, hoặc trẻ sẽ muốn ăn những gì bố mẹ đang có nên mẹ sẽ cho trẻ một ít thức ăn của người lớn.
- 6:30 tối: Dọn dẹp nhà bếp.
- 6:45 tối: Giờ chơi của gia đình. Đây là khoảng thời gian duy nhất mà tất cả các thành viên trong gia đình được vui chơi cùng nhau. Đôi khi cả nhà sẽ cùng nhau đi dạo.
- 8 giờ tối: Giờ tắm! Một số trẻ thích tắm nhưng một số khác thì không. Bé có thể chơi với đồ chơi trong bồn tắm của mình và té nước trong bồn khoảng 15 đến 20 phút mỗi đêm.
- 8:20 tối: Lau khô người, thoa kem dưỡng da và miếng dán mông, sau đó cho trẻ vào tã mới, quần áo lót và kén ngủ. Mẹ chải tóc cho trẻ và sau đó bố ôm trẻ trong khi mẹ chuẩn bị cho bữa ăn dặm cuối cùng của trẻ. Mẹ cho trẻ bú trong 10 đến 15 phút và cho trẻ nằm nghỉ qua đêm. Đôi khi trẻ tỉnh táo, nhưng hầu hết thời gian trẻ ngủ thiếp đi trong khi cho con bú.
- 8:40 tối: Mẹ và bố thư giãn, xem TV và nói về một ngày của mình.
- 9:30 tối: Bố mẹ đi ngủ.
Để phòng tránh các bệnh lý mà trẻ sơ sinh hay mắc phải, cha mẹ nên chú ý đến chế độ dinh dưỡng nâng cao sức đề kháng cho trẻ. Đồng thời bổ sung thêm thực phẩm hỗ trợ có chứa lysine, các vi khoáng chất và vitamin thiết yếu như kẽm, crom, selen, vitamin nhóm B,... giúp hỗ trợ hệ miễn dịch, tăng cường đề kháng để trẻ ít ốm vặt và ít gặp các vấn đề tiêu hóa.
Cha mẹ có thể tìm hiểu thêm:
Vì sao cần bổ sung Lysine cho bé?
Vai trò của kẽm - Hướng dẫn bổ sung kẽm hợp lý
Nguồn tham khảo: babycenter.com